(Là chú bé Lượm – bài thơ Lượm).
(?) Tôi không sợ hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của kẻ thù. Đố bạn tôi là ai ? (Là chú bé Ga-vrốt – bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy).
(?) Tôi là người hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị dám đối mặt với tên chúa tàu hung ác. Đố bạn tôi là ai ? (Là bác sĩ Ly – bài Khuất phục tên cướp biển).
(?) Chúng tôi đều quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh bảo vệ xóm làng. Đố bạn chúng tôi là ai ? (Là Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng – truyện Bốn anh tài).
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Bài 26: Gan vàng dạ sắt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
Môn: Tiếng Việt 4
Bài 26C: Gan vàng dạ sắt (tiết 1)
Lớp dạy: 4A2
Trường: Tiểu học Đình Bảng 2
Ngày soạn: 01/03/2018
Ngày dạy: 09/03/2018
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm “Dũng cảm” qua việc tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa.
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp.
- Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được câu với thành ngữ theo chủ điểm.
2. Kĩ năng
- Học sinh tra từ điển hiểu nghĩa một số từ thuộc chủ điểm
- Học sinh làm đúng, chính xác các bài tập.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh đức tính can đảm, dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Sách hướng dẫn tự học Tiếng Việt 4, giáo án điện tử, giáo án giấy.
- Học sinh: Sách hướng dẫn Tiếng Việt 4, vở ghi đầu bài, sách thực hành, từ điển.
III. Nội dung các hoạt động
A. Hoạt động khởi động:
- Ban văn nghệ thực hiện: Cho chơi trò chơi “ Tôi là ai” theo hướng dẫn trong nội dung 1 phần HĐCB của bài trang 137.
(?) Tôi vượt bom đạn, đưa thư từ, công văn ra mặt trận cho bộ đội. Đố bạn tôi là ai ?
(Là chú bé Lượm – bài thơ Lượm).
(?) Tôi không sợ hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của kẻ thù. Đố bạn tôi là ai ? (Là chú bé Ga-vrốt – bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy).
(?) Tôi là người hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị dám đối mặt với tên chúa tàu hung ác. Đố bạn tôi là ai ? (Là bác sĩ Ly – bài Khuất phục tên cướp biển).
(?) Chúng tôi đều quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh bảo vệ xóm làng. Đố bạn chúng tôi là ai ? (Là Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng – truyện Bốn anh tài).
(?) Tôi là chú bé du kích chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Khi phát xít bắt được chúng tôi, tra tấn dã man nhưng chúng tôi nhất quyết không khai nửa lời. Đố bạn tôi là ai ? (Là những chú bé du kích Liên Xô – truyện Những chú bé không chết).
- Ban văn nghệ báo cáo GV
- GV chốt: Cô thấy cả lớp chơi rất sôi nổi. Các em đã đố và đoán được tên các nhân vật trong các câu chuyện nói về lòng dũng cảm qua đặc điểm cũng như hành động của nhân vật đó. Để giúp các em tiếp tục ôn tập và mở rộng thêm một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm thì cô và các em sẽ chuyển sang bài học ngày hôm nay. Bài 26C : Gan vàng dạ sắt (tiết 1)
- GV ghi tên đầu bài: Bài 26C : Gan vàng dạ sắt (tiết 1)
- HS ghi đầu bài vào vở và tìm hiểu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động tiếp nối
- Nhóm: Các nhóm trưởng cho thành viên của nhóm chia sẻ mục tiêu của bài:
(?) Bài học có mấy mục tiêu? Đó là mục tiêu gì?
(?) Để thực hiện tốt mục tiêu của bài chúng ta cần làm gì?
- TBHT cho các nhóm chia sẻ mục tiêu trước lớp (Nội dung chia sẻ giống như hoạt động nhóm).
- TBHT báo cáo GV.
- GV: Qua phần tìm hiểu mục tiêu, cô thấy lớp chúng ta đã làm rất tốt. Vậy mục tiêu của bài chúng ta ngày hôm nay là mục tiêu thứ 1, mở rộng vốn từ : Dũng cảm. Bây giờ cô và các em cùng sang hoạt động cơ bản.
C. Hoạt động cơ bản (GV điều chỉnh logo)
Hoạt động 2: Xếp các từ vào hai nhóm : từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ dũng cảm
Điều hành
Nội dung hoạt động
Phương thức
GV
- Cả lớp quan sát logo và thực hiện hoạt động 2.
Nhóm
- Thực hiện hoàn thành nội dung 2 vào vở thực hành TV
- Đọc thầm nội dung bài
- Làm việc cá nhân hoàn thành vào vở thực hành TV
- Đổi vở cho nhau kiểm tra
- Chia sẻ cặp đôi, nhóm
(?) Bạn có thể cho tôi biết “dũng cảm” có nghĩa là gì không?
(?) Bạn có thể giải nghĩa cho tôi từ “can đảm” hoặc từ “gan dạ”, “quả cảm” có nghĩa là gì không?
(?) Tại sao bạn không xếp từ “hèn nhát”, “nhát gan” vào nhóm từ cùng nghĩa với “dũng cảm”?
(?) Tại sao bạn không xếp từ “gan góc”, “gan lì”, “táo bạo” vào nhóm từ trái nghĩa với “dũng cảm”?
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
Cặp đôi
Cặp đôi, nhóm
TBHT
- Gọi 2 nhóm chia sẻ kết quả đã hoàn thành (nội dung chia sẻ giống nội dung hoạt động nhóm)
- Nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung cho nhóm bạn
- Báo cáo kết quả với giáo viên
Đại diện nhóm
GV
- GV nhận xét: Vừa rồi cô thấy các nhóm chia sẻ rất sôi nổi, các em cũng đã tìm đúng các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ “dũng cảm”. Cô khen cả lớp!
+ Tìm thêm một số từ ngữ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” khác với những từ đã cho ở Bài tập 2?
(GV chiếu hiệu ứng các từ tìm thêm trên màn chiếu)
GV
Mở rộng + Liên hệ cho HS: Các từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” là đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Đặc biệt là trong chiến tranh, những người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập cho dân tộc để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Vậy trong học tập bạn nào đã thể hiện lòng dũng cảm? Các em hãy chia sẻ cho cô và các bạn cùng nghe!
Hoạt động 3: Đặt câu với một trong các từ ở nội dung 2
GV
Để giúp các em đặt được câu với các từ vừa học thì cô và các em sẽ cùng chuyển sang hoạt động 3
- Cả lớp quan sát logo thực hiện HĐ 3
Nhóm
- Cá nhân đọc thầm nội dung bài tập 3
- Đọc các từ em đã hoàn thành ở HĐ2
- Đặt câu với một trong các từ ở HĐ 2 vào vở thực hành TV
- Nhóm trưởng cho các thành viên chia sẻ:
(?) Bạn hãy đặt câu bạn vừa đặt được ?
(?) Bạn đã sử dụng từ nào ở bài tập 2 để đặt câu?
(?) Bạn hiểu từ “” có nghĩa là gì?
(?) Khi viết câu bạn cần lưu ý điều gì? (Đầu câu viết hoa, cuối câu dùng dấu câu, có thể là dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi?)
Cá nhân
Cá nhân
Nhóm
TBHT
- Mời các bạn chia sẻ trước lớp (nội dung chia sẻ giống với nội dung thảo luận nhóm)
- Các bạn khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn.
- TBHT báo cáo giáo viên.
Cá nhân chia sẻ trước lớp
GV
- “Cô thấy cả lớp hoạt động rất sôi nổi. Cô khen cả lớp. Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em. Các em đã biết đặt câu với các từ ở hoạt động số 2. Vậy để điền các từ thuộc chủ điểm Dũng cảm vào chỗ trống thích hợp thì chúng ta làm như thế nào? Cô và các em sẽ cùng nhau chuyển sang hoạt động 4.
HS lắng nghe
Hoạt động 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
GV
- Cả lớp quan sát logo và TH hoạt động 4
Cá nhân + Nhóm
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu và các từ đã cho trong nội dung 4 trang 138.
- Hoàn thành bài vào vở Thực hành TV
- Chia sẻ trong nhóm.
(?) Bạn hiểu các từ “anh dũng”, “dũng cảm”, “dũng mãnh” có nghĩa là gì?
(?) Tại sao bạn lại điền từ “dũng cảm” vào chỗ trống .. bênh vực lẽ phải?
(?) Tại sao bạn lại điền từ “dũng mãnh” vào chỗ trống: khí thế...................?
(?) Tại sao bạn lại điền từ “anh dũng” vào chỗ trống: hi sinh ..?
(?) Tại sao bạn lại không điền từ “dũng mãnh” , “anh dũng” vào câu .bênh vực lẽ phải?
(?) Tại sao bạn không điền “dũng cảm” vào câu khí thế ..?
(?) Bạn hãy tìm nhân vật trong các câu chuyện về bênh vực lẽ phải? +Dế Mèn đánh lại bọn nhện bảo vệ chị nhà Trò.
+ Bác sĩ Ly dũng cảm đối mặt với tên chúa tàu hung ác.
(?) Bạn hãy tìm nhân vật đã dũng cảm hi sinh trên chiến trường?
+ Anh Kim Đồng
+ Anh Nguyễn Bá Ngọc ...
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Cá nhân
TBHT
- Mời các bạn chia sẻ trước lớp (Nội dung chia sẻ giống hoạt động nhóm)
- Các bạn khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn.
- Báo cáo GV.
Cá nhân chia sẻ trước lớp
GV
- Vừa rồi lớp ta chia sẻ rất tích cực. Các em đã biết lựa chọn được từ phù hợp để điền vào chỗ trống cho hợp văn cảnh. Bên cạnh đó, các em cũng đã tìm thêm được những tấm gương dũng cảm trong các bài tập đọc, câu chuyện đã học. Cô khen cả lớp! (Có thể giải thích thêm, nếu HS chưa giải thích được)
- Để biết thêm những câu thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm thì cô và các em cùng chuyển sang hoạt động 5.
Hoạt động 5: Chọn các thành ngữ nói về lòng dũng cảm
Cá nhân + Nhóm
- Đọc yêu cầu và các thành ngữ đã cho trong nội dung 5 trang 138
- Chọn thành ngữ nói về lòng dũng cảm
- Đọc cho nhau nghe kết quả bài làm
(?) Tại sao bạn lại chọn “Vào sinh ra tử” và “Gan vàng dạ sắt” là thành ngữ nói về lòng dũng cảm?
(?) Bạn cho tôi biết, bạn hiểu như thế nào là “Vào sinh ra tử”, “Gan vàng dạ sắt”?
(?) Sao bạn không chọn thành ngữ “Chân lấm tay bùn” là thành ngữ nói về lòng dũng cảm?
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
Cá nhân
TBHT
- Mời các bạn chia sẻ trước lớp bài làm của mình (nội dung thảo luận như nội dung thảo luận nhóm)
- Các bạn khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn.
- Báo cáo GV
Cá nhân chia sẻ trước lớp
GV
Vừa rồi cô thấy các nhóm chia sẻ bài làm rất sôi nổi. Các em đã tìm đúng những thành ngữ nói về lòng dũng cảm, đồng thời cũng giải nghĩa được sơ qua các thành ngữ đó. Để giúp các em hiểu rõ nghĩa hơn của các thành ngữ thì cô mời các em nhìn lên màn chiếu:
+ “Vào sinh ra tử”: có 2 nghĩa. Nghĩa thực: sinh có nghĩa là sống, tử có nghĩa là chết. Câu này ý chỉ người thường giáp mặt với cái chết, xông pha nơi nguy hiểm, trải qua nhiều trận mạc, kề bên cái chết.
+ “Gan vàng dạ sắt”: Nghĩa thực: vàng và sắt là 2 kim loại, quý (vàng) và cứng rắn (sắt). Cách ví lòng dũng cảm của con người như vàng, sắt. Câu này ý chỉ những con người gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
- Bạn nào có thể tìm thêm các thành ngữ nói về lòng dũng cảm không?
+ Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh.
- Cho HS đọc lại và nhẩm thuộc các câu thành ngữ (Gọi 1 – 2 HS)
- Và để giúp các em biết cách đặt câu với các thành ngữ vừa tìm được thì cô và các em sẽ chuyển sang hoạt động 5.
HS lắng nghe
Hoạt động 6: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được
Cá nhân
- Đọc yêu cầu của bài trong nội dung 6 trang 138
- Chọn thành ngữ và đặt câu
- Đọc cho nhau nghe kết quả bài làm
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
Cá nhân
Cặp đôi
Nhóm
TBHT
- Mời các bạn chia sẻ trước lớp bài làm của mình
- Các bạn khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn.
(?) Bạn có thể cho tôi biết, trong câu bạn vừa đặt bạn đã sử dụng thành ngữ nào không?
(?) Tôi thấy bạn đã đặt được câu với thành ngữ ở bài tập 5. Nhưng tôi thấy câu của bạn đặt chưa hay. Bạn có thể sửa lại cho hay không?
- Báo cáo GV
Đại diện nhóm
GV
- Qua quan sát của cô, cô thấy lớp mình hoạt động khá sôi nổi. Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa chú ý vào bài làm, đặt câu còn chậm. Đa phần các em đã biết đặt câu với thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
- Khi đặt câu các em cần lưu ý gì? Viết câu cần lưu ý gì?
( Nhưng cô có một số lưu ý với các em như sau: Khi đặt câu chúng ta cần phải hiểu Thành ngữ để lựa chọn đặt câu cho phù hợp với văn cảnh)
- Bài học hôm nay của chúng ta cần đạt được mục tiêu nào?
- Các em còn điều gì thắc mắc thì bỏ thư vào Điều em muốn nói, chiều mai cô sẽ giải đáp.
Tiết học đến đây là kết thúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 2526 MRVT Dung cam Giao an VNEN_12305273.doc