Kiểm tra sĩ số.
- Gọi HS đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm Dũng Cảm và giải thích 1 thành ngữ mà bạn thích.
- Gọi HS đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng Cảm.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Bài: Câu khiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2018 Tuần: 27
Ngày dạy: 13/03/2018 Tiết:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: CÂU KHIẾN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
3: Thái độ:
- Giáo dục HS có thái độ phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp.
II/ CHUẨN BỊ.
- Giấy khổ to viết từng đoạn văn ở BT1 phần luyện tập.
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT1 phần nhận xét.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút.
3 phút.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Mời ban tự quản lên điểu khiển kiểm tra.
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Khi em quên bút ở nhà, em muốn mượn bút của bạn thì em sẽ nói như thế nào?
- GV giới thiệu: Các câu mà em vừa đặt được gọi là câu khiến.
Câu khiến dùng để làm gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Cách sử dụng câu khiến ra sao?các em sẽ tìm thấy câu trả lời hôm nay.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1,2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Bài 1 yêu cầu ta làm gì?
- Hỏi: + Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
+ Đó là lời nói của ai?
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
+ Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
- Giảng bài: Câu Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả... người khác một việc gì gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 2 nhóm HS viết trên bảng phụ. HS dưới lớp tập nói theo nhóm đôi.
- Mời vài nhóm đứng dạy nói.
- GV sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- Mời HS nhận xét bài làm trong bảng phụ (sửa lỗi chính tả nếu có)
- Nhận xét chung, khen ngợi những học sinh hiểu bài.
- Hỏi: Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào nhận ra câu khiến?
- Kết luận: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến hay câu cầu khiến. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm. Đây cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Gọi HS đặt câu khiến để minh họa cho ghi nhớ. GV chú ý sửa lỗi dùng từ
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
- Câu a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
- Câu b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy trên boong tàu!
- Câu c: Nhà vua hoàn gương lại cho Long Vương!
- Câu d: Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta!
- Gọi HS đọc lại câu khiến trên bảng cho phù hợp với nội dung và giọng điệu.
- Cho HS quan sát tranh minh họa và nêu xuất xứ từng đoạn văn.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Gợi ý: Trong SGK, câu khiến thường được dùng để yêu cầu các em trả lời câu hỏi hoặc giải đáp bài tập. Cuối các câu khiến này thường dùng dấu chấm. Còn các câu khiến trong truyện kể, bài thơ, bài tập đọc thường có dấu chấm than ở cuối câu.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét.
- Gọi các nhóm khác đọc các câu khiến mà nhóm mình tìm được.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Gợi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, với thầy cô giáo là bậc trên.
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến và chuẩn bị bài sau.
- Kiểm tra sĩ số.
- Gọi HS đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm Dũng Cảm và giải thích 1 thành ngữ mà bạn thích.
- Gọi HS đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng Cảm.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- 2 đến 3 HS phát biểu. Ví dụ:
- Bạn có thể cho mình mượn bút được không!
- Nga ơi cho mình mượn chiếc bút cậu chưa dùng với!
- Bạn cho mình mượn chiếc bút chưa dùng này nhé!
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
+ Câu in nghiêng là lời nói của Gióng.
+ Nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Câu cuối đó sử dụng dấu chấm than.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS làm bảng phụ bài tập.
- 3 đến 5 cặp HS đứng tại chỗ đóng vai một HS đóng vai mượn vở, 1 HS cho mượn vở.
HS mượn vở có thể nói:
- Nam ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn!
- Làm ơn, cho tớ mượn quyển vở của cậu một lát nhé!
- Nga ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn nhé!
- Cho mình mượn quyển vở của bạn với!
- Nhận xét.
+ Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn... của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Cả lớp đồng thanh đọc
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình trước lớp.
+ Mẹ cho con đi chơi nhé!
+ Chị giảng cho em bài toán này với!
+ Thưa cô, cho em ra ngoài ạ!
+ Cho tớ đọc truyện chung với!
- 2 HS làm bài trên bảng phụ, HS trên lớp dùng bút chì gạch chân câu khiến trong SGK
- Nhận xét
- Chữa bài( nếu sai)
- Câu a trong truyện Ai mua hành cho tôi.
- Câu b trong bài Cá heo trên biển Trường Sa
- Câu c trong bài Sự tích Hồ Gươm
- Câu d trong truyện Cây tre trăm đốt.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- Hoạt động trong nhóm
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn
- 2 đến 3 đại diện đọc.
Ví dụ:
+ Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.( TV4 tập 2 trang 53)
+Bài Ga- v rốt ngoài chiến lũy.
- Vào ngay!
- Ti tí thôi!- Ga- v rốt nói.
+Bài Vương quốc vắng nụ cười
- Dẫn nó vào! Đức vua phân phởi ra lệnh.
-Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được!
- Nói đi, ta trọng thưởng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn, cùng nói câu khiến, sửa chữa cho nhau. Mỗi HS đặt 3 câu theo từng tình huống với bạn, với anh( chị), với thầy( cô) giáo.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình nói trước lớp.
Ví dụ:
+ cho mình mượn bút chì một lát nhé!
+ bạn đi nhanh đi!
+ anh sửa cho em cái bút với!
+ chị giảng cho em bài toán này nhé!
+ em xin phép cô cho em vào lớp!
+ thưa cô, cô giảng cho em bài toán này với ạ!
Giáo viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Dương Thị Thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 27 Cau khien_12304781.docx