Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập ( 15 phút )

Mục tiêu: Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm ( Bài 1, 2)

Tiến hành :

Bài tập 1:

+ Cô mời cả lớp chú ý lên màn hình

- Một bạn đọc cho cô yêu cầu bài tập 1 nào!

- Bài tập yêu cầu gì ?

- Em hiểu như thế nào về từ cùng nghĩa?

+Là những từ có nghĩa gần giống nhau.

- Với bài tập này cô sẽ cho các em làm nhóm đôi các em sẽ dùng bút chì gạch chân vào phiếu bài tập dưới từ cùng nghĩa với từ dũng cảm làm , 1 HS làm bảng phụ.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học môn : luyện từ và câu Lớp : 4/2 Thứ sáu, ngày 10 tháng 03 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU- Tuần 25 Bài : Mở rộng vốn từ : DŨNG CẢM I- Mục tiêu 1.Kiến thức Mở rộng một số từ thuôc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT,BT2), hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm ( BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4). 2.Kĩ năng Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập đúng thành thạo. 3.Thái độ Giáo dục HS có ý thức học tập tốt, vận dụng vốn từ vào viết văn hay . II- Đồ dùng dạy học Giáo viên Học sinh - SGK tiếng việt, bảng phụ, thước, phiếu học tập. - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. - SGK tiếng việt. - Vở, bút. III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 :Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể “Ai, là gì”(5 phút) Mục tiêu: Củng cố kiến thức – Chủ ngữ trong câu kể “Ai, là gì”. Tiến hành: + Để bắt đầu tiết học chúng ta sẽ khởi động bằng một trò chơi mang tên Con ong chăm chỉ. Các em sẽ chọn con ong mà mình yêu thích và thực hiện yêu cầu của mỗi con ong đó. Bạn đầu tiên chọn xong mời bạn thứ hai, bạn thứ hai nhận xét và chọn con ong tiếp theo. + Bây giờ cô mời lớp trưởng khởi động cho cô nào? Con ong 1 : Xác đinh chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “ Em là học sinh lớp 4/2” CN : Em. VN: Là học sinh lớp 4/2. Con ong 2 : Theo em quả cảm có nghĩa là gì? + Có dũng khí dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm. Con ong 3 : Tuần này chúng ta học về điểm gì? + Những người quả cảm. Con ong 4: Chúc mừng em được một tràng pháo tay. GV nhận xét, tuyên dương. + Thông qua khởi động cô thấy tiết trước các em nắm bài rất tốt có lời tuyên dương đến cả lớp. + Nhìn lên màn hình một bạn đọc cho cô đoạn văn sau: Anh Bế Văn Đàn- người lập chiến công vang dội trong cuộc chiến đấu giữa quân ta và quân Pháp ở Mường Pồn. Bằng ý chí, sự thông minh gan dạ anh đã lấy thân mình làm giá súng, làm cho hàng chục tên địch bị quật ngã. Cuộc sống anh vỏn vẹn 23 năm nhưng đó là cuộc sống oanh liệt, anh hi sinh để đất nước được độc lập, hòa bình. Chiến công ấy vẫn còn vang mãi và đã đi vào truyền thống anh hùng của dân tộc ta từ ngàn đời nay. +GV: Em thấy Bế Văn Đàn là người như thế nào? +GV: Là người dũng cảm. -GV: Để hiểu rõ hơn về từ dũng cảm cô và các em đi làm bài ngày hôm nay MRVT Dũng cảm. - GV giới thiệu bài – ghi bảng. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập ( 15 phút ) Mục tiêu: Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm ( Bài 1, 2) Tiến hành : Bài tập 1: + Cô mời cả lớp chú ý lên màn hình - Một bạn đọc cho cô yêu cầu bài tập 1 nào! - Bài tập yêu cầu gì ? - Em hiểu như thế nào về từ cùng nghĩa? +Là những từ có nghĩa gần giống nhau. - Với bài tập này cô sẽ cho các em làm nhóm đôi các em sẽ dùng bút chì gạch chân vào phiếu bài tập dưới từ cùng nghĩa với từ dũng cảm làm , 1 HS làm bảng phụ. -Gọi 3 HS trình bày bài làm. +Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các câu dưới đây : Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm. Yêu cầu HS nhận xét bảng phụ. Yêu cầu 1 HS đọc lại kết quả. GV nhận xét. Các em suy nghĩ đặt 1 câu với từ tìm được Anh Kim Đồng rất can đảm. Bạn nào cho cô biết anh hùng có nghĩa là gì? + Nhân vật thần thoại có sức mạnh và dũng khí phi thường, lập nên những kì tích đặc biệt . Một bạn đặt câu cho cô với từ anh hùng nào! + Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. Qua bài tập vừa rồi các em đã biết được từ cùng nghĩa với dũng cảm rồi đúng không nào! Bây giờ chúng ta qua bài tập số 2 nhé! Bài tập 2 : + Mời HS đọc yêu cầu Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu học tập theo 4 nhóm , 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Bây giờ các nhóm làm đánh dấu X vào trước hay sau từng từ cho sẵn sao cho tạo thành cụm từ có nghĩa vào phiếu học tập trong vòng 4 phút. - Yêu cầu HS làm mẫu. - Gọi đại diện 3 nhóm trình bày. + Đánh dấu X vào trước hay sau từng từ cho sẵn sao cho tạo thành cụm từ có nghĩa với từ dũng cảm. c tinh thần c c Nhận khuyết điểm c c Hành động c c cứu bạn c c Xông lên c c Chống lại cường quyền c c Người chiến sĩ c c Trước kẻ thù c c Nữ du kích c c Nói lên sự thật c c Em bé liên lạc c Yêu cầu HS làm bảng phụ trình bày bài làm Yêu cầu HS khác nhận xét. Gọi HS đọc nối tiếp hoàn chỉnh cụm từ. + Cô mời cả lớp chú ý lên màn hình, đây là một số hình ảnh về tấm gương lòng dũng cảm. Giới thiệu một số tấm gương về lòng dũng cảm Chị Võ Thị Sáu, Anh lê Văn Tám, Anh Nguyễn Văn Trỗi ở pháp trường, Hình ảnh chú bộ đội cứu đồng bào bị lũ lụt. Kết luận : Tùy vào trường hợp từ Dũng cảm có thể kết hợp với các từ ngữ để tạo thành cụm từ có nghĩa. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) (12’) Mục tiêu :Giúp HS làm được các bài tập . Tiến hành: Bài 3 : Mục tiêu: Hiểu nghĩa một số từ theo chủ điểm. Tiến hành: + Để thay đổi không khí cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi đó là Nối nhanh nối đúng. Gv dán tranh có trò chơi lên bảng lớp. Mời một HS đọc nội dung tranh có trò chơi. + Nối từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở cột B) + Mỗi tổ 1, tổ 2 mỗi tổ sẽ cử ra 3 người lên chơi trò chơi. Tổ 3 chú ý quan sát làm trọng tài. Bạn thứ nhất làm xong chuyền bút cho bạn thứ hai đội nào nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc. Các em dưới lớp cổ vũ nhiệt tình cho các bạn nhé! + Yêu cầu đại diên 1 HS tổ 3 lên kiểm tra kết quả. + 1-2 HS đọc lại hoàn chỉnh câu được giải nghĩa sau khi nối. -Và đây cũng chính là bài tập 3 đấy các em! + GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4 : Mục tiêu : Biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống. Một bạn đọc đề bài tập số 4 cho cô nào! Bây giờ các em hãy điền từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm ở đoạn văn trong bài vào VBT. Gọi 3 HS trình bày kết quả + Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi ô trống ở đoạn văn sau: Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hy sinh nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi. Nội dung đoạn văn toát lên sự can đảm của một cậu bé nhỏ tuổi liên lạc Kim Đồng. HS trình bày kết quả bài làm trên bảng phụ và mời HS khác nhận xét. + GV nhận xét, tuyên dương. -GV giới thiệu một số hình ảnh anh Kim Đồng. Kết luận : Nối các từ với cụm từ tạo thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. Sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm điền vào chỗ trống của 1 đoạn văn. IV . Củng cố – dặn dò (4 phút ) Để củng cố bài học hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi đó là trò chơi rung chuông vàng. Trên đây chúng ta có 4 câu hỏi các con trả lời câu hỏi lần lượt chọn đáp án đúng vào bảng con trong vòng 10s. Câu 1: Chọn ý đúng nhất : Từ nào là từ cùng nghĩa với Dũng cảm? A. Nhút nhát. B. Chăm chỉ C. Gan dạ. Câu 2: Chọn ý đúng nhất: Dũng cảm được đặt trước hay sau từ “cứu bạn” để tạo thành cụm từ có nghĩa: A. Trước B. Sau C. Trước hay sau đều được. Câu 3: Chọn ý đúng nhất : Gan dạ có nghĩa là : A. Kiên cường không lùi bước B. Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì. C. Không sợ nguy hiểm Câu 4: Các chú bộ đội cứu đồng bào bị lũ lụt cho thấy các chú là người như thế nào? A. Dũng cảm B. Quả cảm C. Cả hai đáp án trên đều đúng. - Chuẩn bị bài: luyện tập câu kể Ai là gì? - HS trả lời 4 câu hỏi. HS trả lời 3-4 HS nhắc lại nối tiếp. - HS đọc đề bài. - HS nêu yêu cầu. - HS trả lời. Cả lớp làm nhóm đôi, 1 HS làm bảng phụ. 3 HS trình bày bài làm. HS nhận xét. HS đọc lại kết quả. HS đặt câu. HS trả lời. Cả lớp làm phiếu học tập, 1 nhóm làm bảng phụ. - Đại diện 3 nhóm trình bày. - HS nhận xét. - HS đọc nối tiếp cụm từ HS tham gia trò chơi HS lên kiểm tra kết quả 1-2 HS đọc hoàn chỉnh câu sau khi nối. Cả lớp làm vào VBT, 1 HS làm bảng phụ 3 HS trình bày kết quả. HS làm bảng con.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Chu ngu trong cau ke Ai la gi_12301569.docx
Tài liệu liên quan