Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh mở vở bài tập tập làm văn trang 17.
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài.
- GV yêu cầu HS xác định các đoạn trong bài.
- GV yêu cầu HS xác định nội dung của từng đoạn
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập làm văn - Bài: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu Học Tân Thới Môn: Tập làm văn
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Trúc Linh Tiết PPCT:
Giáo sinh TT: Lê Trung Quân Ngày soạn: 15/01/2019
Nhóm: 6 Ngày dạy: 18/01/2019
Lớp: 4/4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC TẬP SƯ PHẠM
Bài: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1 mục III); Biết lập dàng ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (B12).
- Rèn kỹ năng nhận biết mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số cây ăn quả.
- Phiếu học tập bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp.
- Cả lớp hát một bài hát.
- Giới thiệu thầy cô dự giờ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi HS tiết trước học bài gì?
- Tiết trước chúng ta học bài trả bài văn miêu tả đồ vật cho nên thầy sẽ không kiểm tra bài cũ của chúng ta.
3. Bài mới.
* Dẫn nhập:
- Mời một số học sinh đứng lên kể tên một số loài cây quen thuộc.
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây, chúng rất đa dạng và phong phú. Để nắm được cách miêu tả các cây này thì chúng ta cùng đi vào bài mới. Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu học sinh đọc tựa bài.
* Hoạt động 1: Nhận xét.
Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc bài văn Bãi ngô.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS xác định bài văn có bao nhiêu đoạn.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 với thời gian là 3 phút. Yêu cầu HS xác định nội dung của từng đoạn. HS điền vào phiếu học tập và sau đó đại diện nhóm đứng lên trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV trình chiếu hình ảnh thời kì phát triển của bãi ngô tưng ứng mỗi đoạn văn.
- Yêu cầu HS xác định trình tự miêu tả của bài bãi ngô theo hình ảnh gợi ý.
Bài tập 2: Cho HS đọc Bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS xác định bài văn có bao nhiêu đoạn.
- Yêu cầu học sinh xác định nội dung từng đoạn.
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Bài văn miêu tả “Cây mai tứ quý” theo trình tự như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu điểm khác nhau giữa 2 trình tự miêu tả của hai bài.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh mở vở bài tập tập làm văn trang 17.
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài.
- GV yêu cầu HS xác định các đoạn trong bài.
- GV yêu cầu HS xác định nội dung của từng đoạn.
- Yêu cầu HS xác định trình của bài văn tả cây gạo theo các hình gợi ý.
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét.
Bài 2: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
- Có 2 cách để bắt đầu viết một bài văn miêu tả cây cối: Tả lần lượt từng bộ phận của cây và tả từng thời kì phát triển của cây.
- GV yêu cầu HS kể tên cây ăn quả mà HS yêu thích nhất sau đó GV hỏi một số câu hỏi gợi ý cho HS nắm chắc dàn ý của mình.
- GV yêu cầu học sinh viết dàn ý theo một cách mà HS yêu thích.
- GV thu 3 tập nhanh nhất để chấm.
- GV nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài dàn ý.
- GV nhận xét tiết học.
- Cây vú sữa, cây mít.
- HS lắng nghe.
- Một đến hai HS đọc đề bài.
- Hai HS đứng lên đọc.
- HS trả lời: Có 3 đoạn.
- HS trình bày.
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu (Từ Bãi ngô quê emnõn nà). Nội dung: Giới thiệu bao quát về bài, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc thành những cây ngô với là rộng dài, nõn nà. Sự Phát triển mạnh mẽ của bãi ngô.
+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo từ Trên ngọnóng ánh. Nội dung: Miêu tả sự ra hoa và trổ bắp của cây ngô.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. Nội dung: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
- HS nhận xét và bổ sung.
- Tả từng thời kì phát triển của cây.
- HS đọc.
- Hai HS đọc.
- Bài văn có 3 đoạn.
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu. Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng cây, than, gốc, cành, nhánh).
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Đi sâu tả hoa mai.
+ Đoạn 3: 4 dòng còn lại. Cảm nghĩ của người miêu tả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Tả từng bộ phận của cây.
- Một bài tả theo từng thời kỳ phát triển của cây, một bài theo từng bộ phận của cây.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Hai HS đứng lên đọc.
- Bài có 3 đoạn.
+ Mở bài: Tả bao quát cây gạo già mỗi khi vào mùa hoa.
+ Thân bài: Tả cây gạo già sau mua hoa.
+ Kết bài: Tả cây gạo khi ra quả.
- Tả theo thời kỳ phát triển của cây.
- HS viết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 Cau tao bai van mieu ta cay coi_12523727.docx