Giáo án lớp 4 môn Toán - Tính chất giao hoán của phép nhân

Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.

a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.

-GV viết bảng: 5 x 7 và 7 x 5

+ Một bạn hãy tính cho cô 2 phép tính trên, ghi kết quả lên bảng và so sánh kết quả của hai biểu thức.

-Làm tương tự với: 4 x3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8.

-Kết luận: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tính chất giao hoán của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I- Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán II-Đồ dùng dạy – học: -Bảng phụ kẻ bảng trong phần bcủa sgk, bỏ trống dòng 2,3,4 ở cột 3 và 4 -Phiếu học tập các bài tập luyện tập. III-Hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS chữa bài tập, luyện thêm của tiết 49: Phép nhân -GV Trước khi vào bài mới, cô sẽ kiểm tra bài cũ. Một bạn cho cô biết, giờ toán trước chúng ta học bài gì? - GV: Cô mời 3 bạn, lên bảng hoàn thành bài tập này giúp cô, các bạn ở dưới quan sát, làm vào nháp để nhận xét kết quả của bạn *Đặt tính rồi tính 1, 125469 x3 2, 254130 x2 3, 182536 x5 KQ: 1, 376407 2, 762390 3, 912680 - Gọi 1 Hs nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét: Cô thấy lớp mình học bài cũ rất tốt. Cô khen cả lớp. Chúng ta sẽ vào bài mới ngày hôm nay B-Bài mới. 1-Giới thiệu bài: +Một bạn có thể nhắc lại cho cô biết về tính chất giao hoán của phép cộng không? + Gọi 1 học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. nhắc lại câu trả lời + GV: Chúng ta đã học tính chất giao hoán của phép cộng trong những bài trước đó. Bài ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về: Tính chất giao hoán của phép nhân + Ghi Bảng 2-Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau. -GV viết bảng: 5 x 7 và 7 x 5 + Một bạn hãy tính cho cô 2 phép tính trên, ghi kết quả lên bảng và so sánh kết quả của hai biểu thức. -Làm tương tự với: 4 x3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8... -Kết luận: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. -GV đưa ra bài toán và bảng như SGK, Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu. - GV : Để so sánh được giá trị của biểu thức a xb và b xa, em phải làm gì ? GV : Vậy, giờ : +Tổ 1 tính và so sánh cho cô giá trị của biểu thức a xb và b xa trong trường hợp a=4 và b=8 + Tổ 2 tính và so sánh cho cô giá trị của biểu thức a xb và b xa trong trường hợp a=6 và b=7 + Tổ 3 tính và so sánh cho cô giá trị của biểu thức a xb và b xa trong trường hợp a=5 và b=4 A b a xb b xa 4 8 6 7 5 4 - Cho HS thời gian hoàn thành là 2 phút, sau đó lần lượt gọi đại diện của từng tổ lên hoàn thành bảng và so sánh giá trị 2 biểu thức a xb và bxa. *Bảng : a b a x b b x a 4 8 4 x8=32 8 x 4=32 6 7 6 x7=42 7 x6=42 5 4 5 x4=20 4 x5=20 -GV hỏi: +Giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của b x a? -Gv nhận xét câu trả lời của học sinh và nhắc lại: Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. Ta có thể viết a x b= b x a. GV : +Có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? +Khi đó giá trị của a xb có thay đổi không? +Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? -GV kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3-Luyện tập thực hành: *Bài 1(58): -Gọi HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống. - Gọi 1 HS nhắc lại nhận xét: -Yêu cầu HS làm miệng giải thích bằng tính chất giao hoán của phép tính nhân. - Gv nhận xét phần làm của học sinh, khen ngợi học sinh làm đúng, khích lệ e làm sai *Bài 2(58). - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính -GV hỏi: + Các em hãy nhìn vào các phép tính, và nhận xét cho cô . Ở các phép tính đầu, là nhân với số có 1 chữ số, Phép tính thứ 2 là nhân 1 số với số có 3,4 chữ số. Vậy các em đã được học nhân với số có 3,4 chữ số chưa? . Vậy chúng ta phải áp dụng cái gì để đưa về cái đã học là nhân với số có 1 chữ số nhỉ? - GV kết luận: Đúng rồi. Các phép tính đầu ở mỗi phần a,b,c có thể tính được. Còn đối với phép tính thứ 2, tuy chưa học nhân với các số có 3 hoặc 4 chữ số nhưng vẫn có thể tính được nhờ tính chất giao hoán của phép nhân. Cô sẽ làm mãu cho cả lớp 1 phần: 7 x 853= 853 x 7 -Dựa vào phần cô làm mẫu, cả lớp hãy hpàn thành bài 2 vào trong phiếu bài tập cô vừa phát cho cả lớp giúp cô. Chúng ta sẽ làm trong 5 phút. - Cho 1 HS lên bảng, trình bày kết quả trong phiếu học tập của mình, các bạn ở dưới nhận xét kết quả - HS ở dưới nhận xét, sửa chữa kết quả -GV nhận xét GV lưu ý: Các em hãy chú ý, nếu như gặp dạng bài này, chúng ta nên áp dụng tính chất giao hoán, đưa thừa số có nhiều chữ số hơn lên trên để tính thuận tiện hơn GV: Một bạn đứng dậy, nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân giúp cô -GV: Chúng ta sẽ chuyển sang bài 3 *Bài 3(58): Cho HS nêu yêu cầu. -GV: 1 bạn đúng dậy, đọc yêu cầu bài 3 cho cô. -GV: Để tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau, em làm như thế nảo? * Nếu Hs trả lời: Em sẽ tính giá trị các biểu thức rồi sau đó so sánh. Thì Gv sẽ hỏi tiếp: Còn cách nào nữa không? Để hướng Hs theo cánh áp dụng tính chất giao hoán - GVKết luận: Vậy để làm bài này, chúng ta có 2 cách làm: + Cách 1: Các em có thể tính giá trị của các biểu thức, rồi so sánh các kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau. + Cách 2: Không cần tính, chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả. -GV: Cô sẽ làm mẫu cho lớp mình 1 phép tính. VD: (3+2) x 10287 = 5 x 10287 = 10287 x5 Vậy biểu thức phần b và biểu thức phần e có giá trị bằng nhau. -GV: Vậy các em nghĩ là cách làm nào sẽ thuận tiện hơn? -HS tiếp tục làm bài. -GV cho 1 hs lên bảng chữa bài - Gọi 1 em HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài. *Bài 4(58). -Yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. - Gọi 1 học sinh chữa miệng -Nhận xét chữa bài. C-Củng cố-dặn dò. -Tổng kết giờ học: + 1 bạn đứng dậy, nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân cho cô -Dặn dò HS làm bài luyện thêm -Chuẩn bị bài sau. - HSTL: Học bài Nhân với số có 1 chữ số - HS thực hiện -HS lắng nghe -HS trả lời: Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi -HS nhận xét -HS lắng nghe -Cho 3-4 HS nhắc lại tên bài: Tính chất giáo hoán của phép nhân -HS nêu 5 x 7 = 35 , 7 x 5 = 35 Vậy 5 x7 = 7 x 5 -HS nêu 3 x 4= 4 x 3. 8 x 9= 9 x 8. -HS đọc bảng số -HS: Cần phải tính được giá trị của biểu thức a xb và b xa -HS làm phần việc của tổ mình -Giá trị của biểu thức a xb và bx a đều bằng 32. -Giá trị của biểu thức a xb và bx a đều bằng 42. -Giá trị của biểu thức a xb và bx a đều bằng 20. -Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. -HS đọc: a x b=b x a. HSTL -Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. -Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a và giá trị của tích không thay đổi -Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - HS nhắc lại -HS nêu yêu cầu. - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi -HS làm miệng : a, 4 x 6= 6 x 4 207 x 7= 7 x 207 b, 3 x 5= 5 x 3 2138 x 9= 9 x 2138 -HS lắng nghe -Hs đọc yêu cầu -HS trả lời: -HS: Chưa được học -HS: Áp dụng tính chất giao hoán + 7 x 853= 853 x 7 + 5 x 1326= 1326 x 5 + 9 x 1427= 1427 x 9 -Làm bài trong phiếu học tập a, .1357 x 5 = 6785. .7 x 853 =853 x 7= 5971. b, .40263 x 7 = 281841. .5 x 1326= 1326 x 5 = 6630. c, .23109 x 8 = 184872. . 9 x 1427= 1427 x 9=12852 -Một HS lên bảng trình bày -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi -HS đọc yêu cầu HS : Em sẽ cộng phần trong ngoặc rồi áp dụng tính chất giao hoán. -HS: Cách làm thứ 2 sẽ thuận tiện hơn. -HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 3964 x 6 = (4+2) x (3000+964). 10287 x 5 = (2+3) x 10287. -HS thực hiện - HS nhận xét -HS lắng nghe -HS làm bài. a x 1 = 1 x a = a. a x 0 = 0 x a = 0. -HS: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTinh chat giao hoan cua phep nhan_12388914.docx