Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4 - Trường TH Chu Văn An

Khoa học

 VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

I. Mục đích, yêu cầu:

- HS kể được các thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo và nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.

- Rèn kĩ năng xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn có chứa chất đạm và chất béo

- Giáo dục ý thức ăn đủ chất và giữ vệ sinh khi ăn uống.

MT: Giáo dục học sinh quý những thức ăn nước uống từ môi trường rất tốt cho sức khoẻ.

II. Chuẩn bị: - GV: Các hình minh hoạ trong trang 12, 13 SGK. Phiếu học tập.

 - HS: Học bài cũ và xem bài mới.

 

doc107 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4 - Trường TH Chu Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, PBT III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt độngc của HS 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra VBT của HS 3. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu ghi bảng HĐ2: HD luyện tập Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau (theo mẫu) - GV yêu cầu cả lớp làm bài - GV nhận xét Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp - Cho HS làm bài cá nhân - GV tổ chức nhận xét Bài 3: Viết vào ô trống (theo mẫu) - Cho HS làm bài theo nhóm 4 - Tổ chức nhận xét Bài 4: Khoanh vào chữ ở dưới đồng hồ thích hợp - Cho HS làm bài theo cặp thi đua - Tổ chức nhận xét 4. Củng cố: - GV củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học - Hát - HS để VBT lên bàn - HS theo dõi. - 1HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài cá nhân vào vở, 2HS làm PBT a 8 x a 2 8 x 2 = 16 7 8 x 7 = 56 6 8 x 6 = 48 b 36 : b 4 36 : 4 = 9 6 36 : 6 = 6 9 36 : 9 = 4 - HS nhận xét bài, sửa sai - HS nêu yêu cầu bài - HS làm vào vở, 3 HS lên bảng a. Nếu m = 8 thì 61 + 3 x m = 61 + 3 x 8 = 85 b. Nếu m = 5 thì 72 – 35 : m = 72 - 35 : 5 = 65 c. Nếu a = 7cm thì P = a x 4 = 7 x 4 = 28 cm - HS nhận xét sửa sai - HS nêu yêu cầu bài - HS làm vào PBT nhóm P Biểu thức GT của BT 14 40 - P 26 72 28 + P 100 17 P x 2 + 20 54 8 ( 46 – P) : 2 19 45 P : 3 - 10 5 - Các nhóm trình bày bài, nhận xét - HS nêu yêu cầu bài - HS làm vào PBT Đáp án: B - HS nhận xét, đọc giờ trong các đồng hồ còn lại. - HS theo dõi - HS nghe ---------------------------------------- Khoa học CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng . Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng . - HS phân loại được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật hoặc nhóm thức ăn chứa chất dinh dưỡng. - GDBVMT: Giáo dục HS ý thức ăn uống đầy đủ các lại thức ăn và ăn sạch để đảm bảo cho hoạt động sống. II.Chuẩn bị: - GV: Phiếu bài tập , thẻ chữ . - HS: Học bài cũ . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra:(4’) + Kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ? + Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất ở người ? - GV theo dõi nhận xét, đánh giá 3.Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đề HĐ2: Phân loại thức ăn và nước uống - GV giới thiệu tranh SGK/ 10 - Yêu cầu HS phân loại thức ăn theo nguồn gốc động vật, thực vật (GV phát phiếu và thể chữ cho 2 nhóm) - GV theo dõi và kết luận - Mời HS đọc phần bạn cần biết + Người ta còn có cách phân loại thức ăn nào ngoài cách trên? + Vậy có mấy cách phân loại thức ăn? HĐ3: Các loại thức ăn có nhiều chất bột đường và vai trò của chúng - GV chia lớp thành nhóm 4 và nêu yêu cầu: quan sát tranh và kể tên những thức ăn giàu chất bột đường ở SGK/11; rồi nêu vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - GV theo dõi nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố: (4’) - Nội dung của bài học hôm nay là gì? - Hằng ngày em cần ăn thức ăn gì? Vì sao? *Giáo dục HS ý thức ăn uống đầy đủ các lại thức ăn và ăn sạch để đảm bảo cho hoạt động sống. giáo dục HS ăn đủ chất . 5. Dặn dò:(1’) - Học bài và xem bài Vai trò của chất đạm và chất béo - GV nhận xét tiết học. - Hát - 2 HS trả lời câu hỏi + Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất như: cơ quan tiêu hoá, + Quá trình trao đổi chất. - HS nghe - Lắng nghe và nhắc lại đề - HS quan sát và trả lời câu hỏi - 2 nhóm HS xếp thẻ chữ vào bảng: - HS cùng nhận xét. - HS nghe - 3HS đọc, lớp đọc thầm. Thực vật Động vật Đậu cô ve, cam, rau cải, chuối, Trứng, tôm, gà, cá, cua, + Người ta phân loại thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: * Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường * Nhóm thức ăn có nhiều chất đạm * Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo * Nhóm thức ăn nhiều vitamin và chất khoáng + Có hai cách phân loại: - HS học nhóm theo yêu cầu của GV và đại diện HS trình bày: + Những thức ăn có bột đường là: gạo,bánh mì, mì sợi, ngô, miến, khoai tây, chuối, + Hằng ngày em thường ăn các chất chứa nhiều bột đường là: + Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. - HS nhóm khác nhận xét - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chất bột đường - HS nêu - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS nghe và ghi nhớ. ---------------------------------------------------- Buổi chiều Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. Mục đích, yêu cầu: - HS so sánh được các số có nhiều chữ số. Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Rèn kĩ năng so sánh và sắp xếp các số có nhiều chữ số theo thứ tự. - GD HS tính cẩn thận, thích học môn toán . II.Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ , phấn màu - HS: Học bài cũ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra:(4’) - Mời 2 HS lên bảng làm bài 2, 3 VBT Toán - GV nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - ghi đề HĐ2:So sánh các số có nhiều chữ số a.So sánh hai số có nhiều chữ số khác nhau - GV nêu: 99578 và 100 000 yêu cầu HS so sánh - Vì sao em điền 99 578 < 100 000 b. So sánh số có số chữ số bằng nhau - GV nêu:693251 và 693100 và yêu cầu HS so sánh - Nêu cách so sánh số có nhiều chữ số ? - GV nhận xét kết luận HĐ3: Luyện tập Bài 1: >,<,= - GV treo bảng phụ gọi HS lên làm - GV tổ chức nhận xét. Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau - GV tổ chức học nhóm đôi. - GV nhận xét Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn - GV tổ chức cá nhân. - Tổ chức nhận xét Bài 4: - GV tổ chức thi đua nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm 4. Củng cố:(4’) - Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số? - GV giáo dục HS say mê học toán. 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài Triệu và lớp triệu - GV nhận xét tiết học. - HS hát - 2 HS làm bài - HS nhận xét - Nghe và nhắc đề - HS làm bảng con: 99 578 < 100 000 - HS nêu: vì số 99 578 có ít chữ số hơn - HS làm bảng con: 693251 > 693100 - Đối với số có số chữ số khác nhau thì số có nhiều chữ số là số lớn hơn; Đối với số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh các hàng bắt đầu từ hàng cao nhất . - HS nghe - HS nêu yêu cầu . - 2 HS lên bảng - lớp làm vào vở . 9999 < 10000 653211 = 653211 99999 < 100000 43256 < 432510 - HS giải thích vì sao điền dấu đó; HS nhận xét - HS nêu yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm đôi và trình bày . 59876 , 651321 , 499873 , 902011 . - HS giải thích vì sao chọn được số lớn nhất ; - HS nêu yêu cầu bài - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 2467; 28 092; 932 018; 943 567 - HS nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm vào PBt nhóm + 1000 ; 9999 ; 10000 ; 99999 - HS nhận xét . - HS nêu - Lắng nghe - Nghe và ghi nhớ ---------------------------------------------------- Ngày soạn: 10/09/2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015 Tập làm văn TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. - Rèn HS biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật. Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình của nhân vật. - Giáo dục học sinh học tập tính cách của các nhân vật trong bài . II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi sãn kết quả bài tập phần nhận xét, tranh minh họa câu chuyện Nàng tiên ốc. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra:(4’) - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu và ghi đề . HĐ2: Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn văn - GV tổ chức học nhóm 4 + GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV tổ chức chữa bài. - GV treo bảng phụ ghi sẵn và kết luận. +Ngoại hình của nhân vật nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ HĐ3: Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - GV tổ chức học nhóm đôi . +GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV theo dõi nhận xét và kết luận . Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo tranh và gợi ý tranh minh họa - Tổ chức cho HS thi kể - GV theo dõi, sửa sai 4. Củng cố:(4’) - Muốn tả ngoại hình nhân vật em chú ý điều gì? - GV giáo dục HS học tập các tính cách tốt của các nhân vật 5. Dặn dò:(1’) - Học bài và xem trước bài - GV nhận xét tiết học . - Hát - ....cần chú ý kể những hành động tiêu biểu của nhân vật - HS nhận xét - HS nghe - Nghe và nhắc đề - 3 HS nối tiếp đọc đoạn văn, lớp đọc thầm. - HS học nhóm 4 và hoàn thành bài1/VBT + Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò: gầy yếu quá, bé nhỏ, người bự những + Ngoại hình Nhà Trò nói lên tính cách yếu đuối , thân phận tội nghiệp - Đại diện 2 nhóm trình bày ; HS nhóm khác nhận xét - HS theo dõi + Ngoại hình của nhân vật nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. - 2 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm. - 2 HS nêu yêu cầu bài 1, lớp theo dõi - HS thảo luận nhóm đôi và trình bày: + Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống, quần ngắn tới đầu gối, đôi bắp chân nhỏ, đôi mắt sáng và xếch + Nói lên hoàn cảnh là con của một gia đình nghèo nhưng thông minh và gan dạ - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu - HS theo dõi + 3 HS thi đua kể chuyện “ Nàng tiên Ốc” - HS nhận xét - Vóc người, khuôn mặt, tóc, trang phục, cử chỉ, - Lắng nghe - Nghe và ghi nhớ. ------------------------------------------------------------ Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu. Biết viết các số đến lớp triệu. - Rèn kĩ năng rèn kĩ năng đọc viết các số. - Giáo dục tính cẩn thận và yêu thích môn Toán . II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ, phấn màu . - HS: Học bài cũ và xem bài mới . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra: (4’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2, 3 vở BT Toán - GV theo dõi nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu và ghi đề HĐ2: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu - Kể tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - Các hàng đó được sắp xếp vào lớp nào ? - GV giới thiệu: 10 trăm nghìn = 1 triệu - 1000000 gồm mấy chữ số? - GV nêu các hàng ở số 1000000 - Tương tự GV giới thiệu chục triệu , trăm triệu, lớp triệu HĐ3: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu - GV tổ chức làm miệng. - GV theo dõi nhận xét ghi điể. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - GV tổ chức học nhóm đôi . - GV tổ chức chữa bài Bài 3: Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu số 0 - GV tổ chức học cá nhân . - GV nhận xét Bài 4: Viết theo mẫu - GV tổ chức học cá nhân . - GV nhận xét 4. Củng cố (4’) - Kể tên các hàng, các lớp đã học . - Khắc sâu kiến thức cần nhớ cho HS. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và xem bài Triệu và lớp triệu (tt) - GV nhận xét tiết học . - Hát - 2HS làm bài - HS nhận xét - Nghe và nhắc đề - Hàng đơnvị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, trăm nghìn - Lớp đơn vị, lớp nghìn - HS nghe và viết bảng con: 1000000 - Có 7 chữ số - HS theo dõi - HS theo dõi - 1 HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi. - 2,3 HS đếm miệng 1000000,2000000,3000000, - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu - 2HS viết bảng, lớp làm vào PBT 30 000 000 ;40 000 000;50 000 000; 60 000 000 ;70 000 000;80 000 000; 90 000 000 ; 100 000 000 ; 200 000 000 ; 300 000 000. - HS nhận xét bài bạn - 1 HS nêu yêu cầu. - 2 HS lên bảng - lớp làm vào vở + 15000: có 5 chữ số và có 3 chữ số 0 + 350: có 3 chữ số và có 1 chữ số 0 + 600: có 3 chữ số và có 2 chữ số 0 - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu . - HS tự làm bài- 1 HS làm bảng phụ . - HS nhận xét bài làm ở bảng phụ . - HS kể - Nghe và ghi nhớ . - HS nghe -------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 2 I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết nội dung tiết sinh hoạt lớp, tổng kết tuần qua, biết công việc tuần đến. - Rèn kĩ năng nhận xét góp ý . - Giáo dục ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết trong học tập, phê và tự phê. * GD HS biết tiết kiệm năng II. Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch cho tuần tới - HS: Các tổ chuẩn bị các sổ ghi chép trong tuần III. Nội dung sinh hoạt: 1. Tổ trưởng nhận xét tình hình trong tổ tuần qua. 2. Lớp trưởng nhận xét và xếp loại. 3. HS lớp ý kiến bổ sung. 4. GV nhận xét cụ thể từng mặt: a. Về đạo đức: Nhìn chung tất cả các em chăm ngoan, lễ phép, vâng lời bố mẹ và thầy cô. Chấp hành đúng luật ATGT. b. Về học tập: Đi học chuyên cần đầy đủ, đúng giờ. Trong giờ học chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Nề nếp lớp học đã ổn định Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong giờ học còn nói chuyện, quên mang vở, không thuộc bài và không làm bài tập về nhà. c. Hoạt động khác: - Tham dự buổi lễ khai giảng đầy đủ, đúng giờ. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng d. Phương hướng tuần 3: - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Thực hiện đồng phục và nâng cao nề nếp - Sinh hoạt đội theo kế hoạch . - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 5. Tổ chức vui chơi, sinh hoạt văn nghệ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 3 (Từ ngày 14 / 9 - ngày 18 / 9 năm 2015) Thứ Buổi Môn Tiết Tên bài dạy Tích hợp ĐC C Hai 14/9 S CC Tập đọc Toán C.Tả ĐĐ 3 5 11 3 Tuần 3 Thư thăm bạn Triệu và lớp triệu (tt) N-V: Cháu nghe câu chuyện của bà .......................( C.Thảo) MT C Lịch sử Địa lí .......................( T. Cảnh) .......................( T. Cảnh) MT Ba 15/9 S LTVC Mĩ thuật KC Toán(SQ) Khoa học 5 3 5 5 Từ đơn và từ phức .......................( T. Quang) Kể chuyện đã nghe, đã đọc Ôn luyện Vai trò của chất đạm và chất béo MT C Toán T.Việt (SQ) Kĩ thuật 12 5 3 Luyện tập Luyện đọc Cắt vải theo đường vạch dấu Tư 16/9 S Âm nhạc TD TĐ Toán TV (SQ) 6 13 5 .......................( T. Lễ) .......................( T. Ngọc) Người ăn xin Luyện tập Luyện đọc Năm 17/9 S TLV LTVC TD Toán (SQ) Khoa học 5 6 6 6 Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết .......................( T. Ngọc) Ôn luyện Vai trò của Vi-ta-min và chất khoáng MT C Toán AV AV 14 Dãy số tự nhiên .......................( C.Thảo) .......................( C.Thảo) Sáu 18/9 S TLV Toán SHL AV AV 6 15 3 Viết thư Viết số tự nhiên trong hệ thập phân Tuần 3 .......................( C.Thảo) .......................( C.Thảo) Ngày soạn: 13 / 9 / 2015 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2015 Tập đọc THƯ THĂM BẠN I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Hiểu các từ ngữ: xả thân, quyên góp, khắc phục - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu cho HS - Giáo dục HS tình đoàn kết, thân ái, sẵn sàng giúp bạn lúc khó khăn. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. II. Chuẩn bị: -GV: Tranh ; Bảng phụ ghi nội dung cần hướng dẫn đọc - HS: Học bài cũ và xem bài mới. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra: (4’) Truyện cổ nước mình - Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi - GV theo dõi, nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV dùng tranh giới thiệu và ghi đề HĐ2: Luyện đọc - Mời HS đọc tốt đọc. - Nêu giọng đọc đoạn văn này ? - GV đọc mẫu - Yêu cầu HS phân đoạn - Tổ chức đọc nối tiếp - Gọi HS đọc toàn bài. - Cho HS luyện đọc nhóm - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ khó + Giải nghĩa thêm các từ: hi sinh, bỏ ống HĐ3: Tìm hiểu bài * Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Bạn Hồng bị mất mát đau thương gì? - Nêu ý đoạn 1 ? * Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. - Câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm với nỗi đau của bạn Hồng ? - Câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? - Nêu ý đoạn 2? * Mời các em đọc đoạn 3 ? - Nơi bạn Lương ở mọi người làm gì để động viên giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ? - Riêng Lương làm gì để giúp Hồng ? - Đoạn 3 nói điều gì ? - Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ? - Nội dung bức thư thể hiện điều gì? HĐ4: Thi đọc diễn cảm - GV tổ chức thi đọc -Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn văn. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố:(4’) - Thư thăm bạn cho em biết điều gì ? - Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn ? * Giáo dục ý thức BVMT: - Nêu nguyên nhân dẫn đến lũ lụt ? Cần làm gì để hạn chế lũ lụt - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường và trồng cây gây rừng. 5. Dặn dò:(1’) - Đọc lại bài, xem trước bài “ Người ăn xin”. - GV nhận xét tiết học. - Hát - 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi - HS nghe - Nghe và nhắc đề. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi - HS nêu: Giọng trầm, buồn - HS theo dõi - Có 3 đoạn: + Đ1: Hòa Bình với bạn + Đ2: Hồng ơi bạn mới như mình + Đ3: Còn lại - 3 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt), lớp đọc thầm. - 1 HS giỏi đọc - HS luyện đọc theo cặp, nhận xét bạn - 1 HS đọc chú giải. + hi sinh: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp bỏ ống :dành dụm, tiết kiệm * HS đọc thầm đoạn 1. - Bạn Lương không biết bạn Hồng từ trước - Bạn viết thư để chia buồn với bạn Hồng. - Ba của bạn Hồng hy sinh trong đợt lũ lụt. - Nơi và lí do bạn Lương viết thư cho bạn Hồng * HS đọc thầm đoạn 2. - Hôm nay, đọc báo TNTP mình rất xúc động được biết ba của Hồng ; . - Nhưng chắc là Hồng rất tự hào về ba . Mình tin rằng Hồng sẽ vượt qua nỗi .. - Những lời động viên an ủi của Lương với Hồng. * HS đọc đoạn 3 - Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt; trường Lương quyên góp - Giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống -Tấm lòng của mọi người với đồng bào bị lũ lụt - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết. - Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn - Thi đọc theo đoạn, cả bài - Luyện đọc nhóm đôi: “Mình hiểunhư mình” Tham gia thi đọc diễn cảm. - HS nhận xét. - Tình cảm thương yêu, thông cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng. - HS nêu - Do phá rừng bừa bãi,Cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. - Lắng nghe - Nghe và ghi nhớ ----------------------------------------- Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( Tiếp theo) I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết đọc và viết các số đến lớp triệu. Củng cố về các hàng ,lớp. - Rèn luyện kỹ năng đọc, viết số của HS, làm toán đúng, chính xác , lôgic. - Giáo dục HS tính cẩn thận , say mê học toán. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi sẵn bảng số liệu bài tập 4. - HS: Học bài cũ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1 Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra: (4’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2, 3 vở BT Toán - GV theo dõi , nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu và ghi đề HĐ2: Đọc viết các số đến lớp triệu - GV đọc số: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm linh sáu nghìn ba trăm. - GV nhận xét và kết luận. HĐ3: Luyện tập Bài 1: Viết và đọc số theo bảng - GV tổ chức học cá nhân - GV nhận xét Bài 2: Đọc các số sau - GV tổ chức đọc nối tiếp các số - GV nhận xét, kết luận Bài 3: Viết các số - GV tổ chức thi đua giữa 3 nhóm - GV nhận xét Bài 4: Dựa vào bảng số liệu trả lời câu hỏi - GV treo bảng phụ - Tổ chức thảo luận nhóm đôi - Gọi HS trình bày - GV chữa bài, tuyên dương. 4. Củng cố:(4’) - GV đọc số: 316 273 408, 970 382 756 , yêu cầu HS viết. - Khắc sâu kiến thức cần nhớ cho HS. 5. Dặn dò:(1’) - Chuẩn bị bài: “ Luyện tập” - GV nhận xét tiết học - Lớp hát - 2 HS lên bảng làm - HS nghe - Lắng nghe và nhắc đề - HS viết số , đọc số và phân tích số + 342 106 300: Ba trăm....... + 342 là lớp triệu, 106 là lớp nghìn, 300 lớp đơn vị. - HS nghe - HS nêu yêu cầu. - HS tự viết số và đọc.:32 000 000, 32 516 000, 32 516 497, 834 291 712, 308 250 705, 500 209 037. - HS nhận xét và đọc lại. - HS nêu yêu cầu - HS đọc nối tiếp: + Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu + năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một - HS nghe - HS nêu yêu cầu - 1HS đọc, 3HS thi đua viết (3 nhóm ) a. 10 250 214 b. 253 564 888 c. 400 036 105 d. 700 000 231 - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu - 1 HS đọc bảng số liệu - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: a.Số trường THCS là: 9873 trường. b.Số trường Tiểu học là: 8 350 191 trường. c. Số GV THCS là: 98714 người. - Đại diện 2 nhóm trình bày. - HS nhận xét - 2HS thi viết nhanh, lớp theo dõi, cổ vũ. - Lắng nghe và ghi nhớ - Nghe ------------------------------------------------- Chính tả (Nghe - viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe-viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. Làm đúng các bài tập chính tả. - Rèn luyện kĩ năng nghe-viết chính tả. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện nét chữ nết người. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng lớp viết bài tập 2 - HS: xem bài mới III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra:(4’) - GV đọc cho HS viết: vầng trăng, lăng xăng, măng, ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng - GV nhận xét 3. Bài mới:(25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu và ghi đề. HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả - GV yêu cầu HS đọc bài thơ - Bạn nhỏ thấy bà có gì khác mọi ngày? - Nêu nội dung bài thơ ? - Cách trình bày bài thơ ? - Yêu cầu HS tìm từ khó - GV tổ chức viết từ khó - GV đọc lại đoạn viết - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc lại bài - GV chấm vở tổ 3- nhận xét HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu ? + Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì? - GV tổ chức làm cá nhân - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV theo dõi HS nhận xét và kết luận. 4. Củng cố:(4’) - Giờ chính tả rèn luyện cho em điều gì? - GV giáo dục HS ý thức rèn luyện nét chữ. 5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai và ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - HS hát - 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp - HS nhận xét. - HS nghe và nhắc đề - 1 HS đọc bài thơ, lớp theo dõi. - thấy bà vừa đi vừa chống gậy. - Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn. - HS trình bày. - mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng, - 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. - HS nghe - HS viết bài - HS đổi vở chấm lỗi - HS rút kinh nghiệm - HS nêu yêu cầu. + Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người - HS làm vào vở, 2HS làm ở bảng lớp: a. tre, không chịu, trúc dẫu, cháy, tre, tre, chí, chiến, tre. b. triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn , khẳng, bởi, sĩ, vẽ, ở, chẳng. - HS nhận xét - HS nghe - Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu tr/ch, thanh hỏi/ngã. - HS nghe - HS nghe và ghi nhớ. - HS nghe và ghi nhớ. -------------------------------------------------- Ngày soạn: 14 / 9 / 2015 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2015 Luyện từ và câu TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức. Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ; bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về từ. - HS biết cách dùng, phân biệt tiếng và từ. - Giáo dục HS yêu Tiếng việt, thích học. II Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: học bài cũ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ:(4’) - Nêu tác dụng của dấu hai chấm? - GV nhận xét 3. Bài mới: (25’) HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu và ghi đề bài. HĐ2: Tìm hiểu bài - Gọi HS nêu yêu cầu - GV treo bảng phụ yêu cầu đọc đoạn văn - Câu văn trên có bao nhiêu từ ? - Em có nhận xét gì về các từ trên ? Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu? - GV tổ chức cá nhân - GV nhận xét kết luận Bài 2: - Từ gồm có mấy tiếng - Tiếng dùng để làm gì ? - Từ dùng để làm gì ? - Thế nào là từ đơn, Thế nào là từ phức ? - GV rút ra ghi nhớ ghi bảng HĐ3: Luyện tập Bài 1: Ghi lại các từ đơn, từ phưc trong đoạn thơ. - GV tổ chức làm bài theo kĩ thuật khăn trải bàn - GV nhận xét, kết luận Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV tổ chức thảo luận nhóm đôi - GV nhận xét – kết luận. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu - GV tổ chức đặt câu nối tiếp - GV theo dõi và sửa câu. 4. Củng cố:(4’) - Thế nào là từ đơn, từ phức ?Cho ví dụ? - Giáo dục yêu thích môn học, vận dụng bài học để nói, viết cho đúng. 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài, xem bài “ MRVT:Nhân hậu –Đoàn kết” - GV nhận xét tiết học. - Lớp hát. - 2 HS lên bảng lần lượt trả lời - HS nhận xét - Lắng nghe, nhắc đề bài. - HS nêu yêu cầu phần nhận xét - 1 HS đọc đoạn văn,lớp theo dõi.: Nhờ /bạn/ giúp đỡ/, lại/có/ chí/ học hành,/ nhiều/ năm/ liền, /Hanh/ là /học sinh /tiên tiến. - có 14 từ - có từ có 1 tiếng, có từ có 2 tiếng. - 1 HS nêu yêu cầu . - HS làm vào vở BTTV và trình b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12445606.doc
Tài liệu liên quan