CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
Tuần 2 (Thứ . ngày . tháng . năm 2018)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thứ về quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề, chẳng hạn: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục.
2. Kĩ năng:
- Viết và đọc đúng các số tới 6 chữ số.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
- Cẩn thận trong tính toán; trình bày bài khoa học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy logic toán học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giao tiếp toán học
133 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 và 2 - Trường tiểu học Dịch Vọng B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rút ra ý 1
- GV ghi bảng
* Đoạn 2:
(?) Dế Mèn đã làm cách cào để Nhện phải sợ?
(Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức. Thấy nhện cái vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách)
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
(Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đâì xuống như cái chày giã gạo)
- Kết luận: Khi gặp trận mai phục của bọn nhện, đầu tiên Dế Mèn đã chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta. Khi thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô. Dế Mèn liền ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng lại, phóng càng đạp phanh phách.
=> Ý 2: Dế Mèn làm cho bọn Nhện sợ hãi.
*Đoạn 3:
(?) Dế Mèn đã làm cách nào để Nhện nhận ra lẽ phải?
(Dế Mèn thét lên, phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ của chúng: giàu có, béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời; kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?)
- 1 HS đọc đoạn 2
- Đàm thoại
- GV nêu, giảng giải
- HS rút ra ý của đoạn 2
- GV ghi bảng
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
(?) Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào?
(Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.)
+ Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?
(Gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng)
=> Ý 3: Nhện nhận ra lẽ phải, Nhà Trò được thoát nạn.
(?) Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
- HS rút ra ý của đoạn 3
- GV ghi bảng.
- HS trao đổi trong nhóm và chọn danh hiệu cho Dế Mèn.
(Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi những mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng.
+ Võ sĩ: Người võ giỏi
+ Tráng sĩ: Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ.
+ Chiến sĩ; Hiệp sĩ; Dũng sĩ; Anh hùng
Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn nhưng thích hợp nhất là "Hiệp sĩ")
- GV kết luận.
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm, bênh vực Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.
- HS nêu nội dung bài
- GV ghi bảng.
- 2 - 3 HS nhắc lại
10’
2’
c) Luyện đọc lại
Giọng đọc:
- Lời nói của Dế Mèn: Đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép.
- Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết.
- Chú ý ngữ điệu ngắt nghỉ các câu:
+ Từ trong hốc đá,/ một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra...Nom cũng đanh đá,/ nặc nô lắm.//
Tôi quay phắt lưng,/ phóng càng đạp phanh phách ra oai.// Mụ Nhện co rúm lại/ rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.// Tôi thét:/
+ Cớ sao các người có của ăn của để,/ béo múp béo míp mà cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?//
- Đọc cả bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Em học tập được điều gì ở Dế Mèn?
- Giáo dục HS: Biết bênh vực và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống; thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Nhận xét tiết học
* PP luyện tập - thực hành, đàm thoại
- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc phù hợp với nhân vật
- HS luyện đọc câu, đoạn
(GV chép sẵn trên bảng phụ).
- HS khác nhận xét.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi, sửa lỗi cho nhau.
- 1 - 2 HS đọc
- Một số HS nêu
- GV nhận xét giờ học
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Tuần 2 (Thứ ........ ngày ... tháng ... năm 2018)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được:
+ Nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện.
+ Văn kể chuyên phải có nhân vật. Nhân vật có thể là người hoặc con vật hay đồ vật được nhân hoá .
+ Tính cách của nhân vật thường bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật
2. Kĩ năng:
- Bước đầu xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học :
Phấn màu, bảng phụ, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
30’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết thế nào là bài văn kể chuyện?
- Trong chuyện Sự tích Hồ Ba Bể có những nhân vật nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
Những câu chuyện hay, cuốn hút người đọc, người nghe thường là những câu chuyện mà nhân vật được bộc lộ rõ tính cách của mình thông qua những hành động, lời nói, suy nghĩ của họ. Bài học hôm nay bước đầu giúp các em hiểu về nhân vật trong truyện.
2. Phần nhận xét:
Bài 1: Ghi tên các nhân vật trong các truyện em mới học học vào nhóm thích hợp :
a) Nhân vật là người: Mẹ con bà goá, bà lão ăn xin và một số nguời khác.
b) Nhân vật là vật: Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, Giao long.
(?) Nhân vật trong truyện có thể là ai?
(Có thể là người, có thể là con vật)
Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật. Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
- Dế Mèn là một nhân vật thương người , sẵn sàng làm việc nghĩa , bênh vực kẻ yếu
- Mẹ con bà goá là những người biết thương người nghèo khổ, sẵn sàng cứu giúp người bị hoạn nạn
=> Căn cứ vào những lời nói, cử chỉ, hành động và suy nghĩ của các nhân vật đó mà ta biết được họ có những tính cách đáng quý đó:
Dế Mèn: bảo vệ chị Nhà Trò trước bọn nhện
Mẹ con bà nông dân: cho bà lão ăn xin ăn, ngủ trong nhà, chèo thuyền giúp người bị nạn.
3. Ghi nhớ:
* Qua tìm hiểu các nhân vật chính trong 2 truyện đó , em có nhận xét gì về nhân vật và các hành động , lời nói , cử chỉ , suy nghĩ của nhân vật trong truyện ?
- Nhân vật trong truyện có thể là người hoặc con vật, đồ vật, cây cốiđược nhân hoá.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
4. Luyện tập:
Bài 1: (NL giao tiếp và hợp tác)
Nhân vật trong câu chuyện “Ba anh em” là những ai? Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không?
Vì sao bà lại có nhận xét về tính cách của những đứa cháu như vậy?
Trả lời:
- Các nhân vật trong truyện là: Ni – ki ta, Giô - sa, Chi - ôm – ca và bà.
- Đồng ý với nhận xét của bà
- Bà có nhận xét về tính cách của những đứa cháu như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu:
+ Ni-ki-ta: ăn xong là chạy đi chơi, không để ý đến việc nhà.
+ Gô- sa: Lén hất những mẩu bánh vụn xuống đất.
+ Chi-ôm-ca: Biết giúp bà dọn dẹp sau bữa ăn, biết đem những mẩu bánh vụn cho bồ câu ăn.
Bài 2: (NL giải quyết vấn đề và sáng tạo)
Cho tình huống sau:
Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:
a) Bạn HS biết quan tâm đến người khác.
b) Bạn HS không biết quan tâm đến người khác.
- HS đặt câu hỏi để các bạn trả lời sau khi nghe bạn kể :
+ Chuyện bạn vừa kể có những nhân vật nào?
+ Nhân vật nào là nhân vật chính?
+ Nhân vật chính đã có những hành động, lời nói, suy nghĩ gì?
+ Điều đó chứng tỏ nhân vật đó là người thế nào? Đáng khen hay đáng chê? Vì sao?
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
* Kiểm tra, đánh giá
- GV hỏi, HS trả lời
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
* Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
- HS nghe và mở SGK rồi ghi đầu bài vào vở
* Thảo luận nhóm, vấn đáp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, GV chốt lại câu trả lời đúng.
- GV hỏi, HS rút ra nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, GV kết luận về tính cách của nhân vật
-1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- 2 đến 3 HS nêu lại phần ghi nhớ.
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc truyện “Ba anh em”
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi, tranh luận theo nhóm 4 về các hướng mà sự việc có thể diễn ra.
- HS kể theo nhóm
- HS kể trước lớp. Các HS khác nghe và nhận xét
- Đàm thoại
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
LUYỆN TẬP (TR.7)
Tuần 2 (Thứ ........ ngày ... tháng ... năm 2018)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ;
- Làm quen với biểu thức có chứa một chữ với phép nhân và chia.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức có chứa chữ
- Tính được chu vi hình vuông
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
- Cẩn thận trong tính toán, trình bày khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tính toán
- Năng lực mô hình hóa
- Năng lực tư duy logic toán học
- Năng lực giao tiếp toán học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học
5’
32’
3’
A.Kiểm tra bài cũ:
Tính giá trị biểu thức n - 61 với:
a) n = 65
b) n = 131
c) n = 90
d) n = 257
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Luyện tập.
Bài 1: (NL tính toán; Nl giao tiếp toán học)
Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):
(?) Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức: 6 x a với a = 5 ?
a) b)
a
6 x a
b
18 : b
5
6 x5 = 30
2
18: 2 = 9
7
6 7 = 42
3
18: 3 = 6
10
6 10 = 60
6
18 : 6 = 3
c) d)
a
a + 56
b
97 - b
50
50 + 56 = 106
18
97 -18 =79
26
26 + 56 = 82
37
97 - 37 =60
100
100+ 56 = 156
90
97 - 90 =7
Bài 2: (NL tính toán; NL giao tiếp toán học)
Tính giá trị của biểu thức:
a) 35 + 3 x n với n = 7
Nếu n = 7 thì 35 + 3 n = 35 + 3 7 = 35 + 21 = 56
b) 168 – m x 5 với m = 9
Nếu m = 9 thì 168 – m 5 = 168 – 9 5 = 168 – 45 =123
c) 237 – ( 66 + x) với x = 34
Nếu x = 34 thì 237- (66 + x) = 23 – 66 + 34) =237-100= 137
d) 37 x ( 18 : y) với y= 9
Nếu y = 9 thì 37 (18 : y) = 37 (18 : 9) = 372 = 74
Bài 3: (NL tính toán ; NL giao tiếp toán học)
Viết vào ô trống theo mẫu:
c
Biểu thức
Giá trị biểu thức
5
8 x c
40
7
7 + 3 x c
28
6
(92 - c) + 81
165
0
66 x c + 32
32
Bài 4: (NL mô hình hóa, NL tính toán)
Một hình vuông có độ dài cạnh bằng a. Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có :
P = a x 4
Hãy tính chu vi hình vuông với :
a = 3 cm ; a = 5 dm ; a = 8m.
a
- Nêu công thức tính chu vi hình vuông
- Khi độ dài cạnh là a thì chu vi hình vuông là bao nhiêu?
=> a x 4
- Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi hình vuông là:
P = a x 4
a = 3cm , P = a x4 = 3 x4 = 12(cm)
a = 5dm , P = a x4 = 5 x4 = 20(dm)
a = 8m , P = a x4 = 8 x4 = 32(m)
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS: khi làm toán phải tính toán cẩn thân, chính xác, trình bày khoa học.
- Nhận xét tiết học
- HS ôn tập và chuẩn bị bài sau: Các số có sáu chữ số
* PP Kiểm tra- đánh giá
- 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 2 phần), cả lớp làm bài ra nháp.
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
* Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài
- HS mở vở, SGK
* PP luyện tập - thực hành, trực quan
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS trả lời, nhắc lại kiến thức
- GV treo bảng phụ, 1 HS lên bảng làm phần a, b
- Cả lớp làm bài vào SGK
- HS chữa miệng 2 phần còn lại.
- Cả lớp thống nhất cách làm và kết quả.
- 1 HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm (mỗi em làm 2 phần)
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào SGK
- HS đổi SGK kiểm tra bài
- HS đọc chữa.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
- 1 HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình vuông, độ dài cạnh a.
- 2 - 3 HS nêu.
- HS trả lời
- GV viết công thức tính chu vi hình vuông.
- 1 HS tính mẫu chu vi hình vuông khi a =3 cm
- HS làm các phần còn lại vào vở và chữa miệng.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1 + 2)
Tuần 2 (Thứ ........ ngày ... tháng ... năm 2018)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết: Cần phải trung thực trong học tập.
- Biết: Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý.
- Biết: Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
- Biết: Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm kiểm tra.
- Hiểu: Trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Nêu được những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
- Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
3. Thái độ:
- Tự nhận thữ về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.
- Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu
- Thẻ xanh, đỏ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức dạy học tương ứng
4’
30’
6’
A. Giới thiệu chương trình học
- Giới thiệu chương trình và SGK
B. Bài mới.
1. Khám phá
- Các em đã bao giờ nói dối ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và bạn bè bao giờ chưa hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe? Như vậy là em có trung thực không?
- Cô thấy các em đã biết nhận ra việc làm của mình như thế là rất tốt. Trong học tập chúng ta có cần phải trung thực không? Cô cùng các em đi tìm hiểu trong bài hôm nay: Trung thực trong học tập
2. Kết nối
Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu những biểu hiện của sự trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
(Tranh vẽ cô giáo và các bạn học sinh)
+ Cô giáo hỏi các bạn học sinh điều gì?
(Cô giáo hỏi: Các em đã sưu tầm tranh ảnh chưa?)
+ Bạn Long đã sưu tầm tranh, ảnh chưa?
(Bạn Long chưa sưu tầm tranh, ảnh)
+ Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao?
VD: Bạn Long sẽ ngồi học và xem như cô giáo không biết để cô giáo không phạt
Bạn Long sẽ tự giác báo cáo với cô giáo.
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện tính trung thực?
(Hành động 1 là hành động thể hiện sự trung thực)
+ Trong học tập, chúng ta có cần trung thực không?
* Kết luận: Trong học tập phải trung thực, khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi
Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập.
* Mục tiêu: HS nhận ra được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
* Cách tiến hành
+ Trong học tập, vì sao phải trung thực?
- Trung thực để đạt kết quả học tập tốt
- Trung thực để mọi người tin yêu mình.
- Trung thực giúp ta thấy được sai trái của bản thân để tiến bộ.
+ Khi đi học, bản thân chúng ta được tiến bộ hay người khác tiến bộ?
* Kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất.
- Ghi nhớ:
Trung thực trong học tập là thể hiện tự trọng.
Trung thực trong học tập, em sẽ được mọi người quý mến.
3. Thực hành
Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng - Sai”
Cách chơi:
+ Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho cả nhóm nghe.
+ Các thành viên trong nhóm giơ thẻ lựa chọn đúng sai (thẻ xanh, đỏ )
+ Nhóm trưởng yêu các bạn giải thích: Vì sao đúng? Vì sao sai?
- Tổng kết:
+ Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
(Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi)
+ Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
(Ta không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra)
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em biết?
+ Tại sao cần trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
- Kết luận: Trung thực trong học tập giúp các em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ghi nhớ
- Nêu những tấm gương Nhặt được của rơi, trả lại người mất ở trường, lớp em
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Nhận xét tiết học
- 1 vài HS trả lời
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS lắng nghe, ghi bài.
* PP giải quyết vấn đề
- GV treo tranh tình huống như SGK.
- GV đặt câu hỏi khai thác tình huống
- Giáo viên nêu tình huống.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi
- HS trình bày ý kiến của nhóm
- HS lựa chọn bằng hình thức giơ tay
- GV tổng hợp ý kiến
- HS trình bày ý kiến
- GV kết luận
- HS nhắc lại.
* PP đàm thoại
- Đàm thoại
- GV kết luận
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc
* PP trò chơi
- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm nhận bảng câu hỏi và giấy màu (đỏ xanh) cho thành viên mỗi nhóm.
- Lắng nghe GV HD cách chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi
- Các nhóm tiến hành chơi.
- HS nêu và trả lời.
* PP đàm thoại
- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, dặn dò
- HS lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TIẾT 1)
Tuần 2 (Thứ ........ ngày ... tháng ... năm 2018)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Xác định được vị trí địa lí, hình dáng đất nước ta
- Biết: Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc.
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng trên bản đồ.
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ
Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, biển.
3. Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên
- Giáo dục an ninh quốc phòng: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên
- Năng lực tìm hiểu xã hội
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy và học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
31’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Môn LS&ĐL lớp 4 giúp em hiểu biết điều gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bản đồ
(Năng lực tìm hiểu tự nhiên )
- Treo các loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. Yêu cầu:
+ Đọc tên các bản đồ đó.
+ Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
(Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam)
* Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta phải làm như thế nào?
=> Người ta sử dụng ảnh chụp từ máy bay, vệ tinh, nghiên cứu vị trí và tính toán chính xác các khoảng cách
- Quan sát H. 1, 2 và chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Hỏi:
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H.3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lý TN Việt Nam treo tường?
(Vì bản đồ hình 3 và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường được vẽ theo tỉ lệ khác nhau)
Củng cố: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố của bản đồ
(Năng lực giao tiếp và hợp tác)
Quan sát bản đồ:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
(Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu về khu vực được thể hiện trên bản đồ)
+ Trên bản đồ quy định hướng B, N, Đ, T như thế nào?
(Người ta quy định: phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới lá hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây)
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
(Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó là bao nhiêu lần)
+ 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?
+ Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì? H.3 ở bảng chú giải có những kí hiệu nào
(Dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử và địa lí trên bản đồ. Tất cả các kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải)
- Giải thích thêm về tỉ lệ bản đồ.
* Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
2.3. Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
- Quan sát bảng chú giải ở H. 3, tập vẽ kí hiệu.
- Từng cặp HS thi đố nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.
2.4. Ghi nhớ:
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỉ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Một số yêu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ
C. Củng cố, dặn dò:
- Bản đồ là gì? Kể 1 số yếu tố của bản đồ?
- Bản đồ dùng để làm gì?
- Giáo dục HS cần thương xuyên tìm tòi, tham khảo các bản đồ để hiểu thêm về địa lí, lịch sử; Giáo dục an ninh quốc phòng: bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Nhận xét tiết học
* Kiểm tra đánh giá
- 2 HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá
- GV ghi đầu bài lên bảng
- HS ghi vở
* PP trực quan.
- GV treo các loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV hỏi
- HS trả lời
- HS quan sát rồi chỉ vị trí hồ và đền
- HS đọc mục 1 để trả lời
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* PP trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
- HS làm việc nhóm 2, đọc SGK, quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
- HS nêu kết hợp chỉ trên bản đồ
- Đàm thoại
- GV kết luận
* PP thực hành
- HS làm việc cá nhân
- HS làm việc theo cặp: 2 HS đố nhau cùng vẽ
- 2 - 3 HS đọc
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- GV nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
Tuần 2 (Thứ ........ ngày ... tháng ... năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 1 Lop 4_12458976.docx