Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - Buổi 2

BUỔI 2:

Tiếng Việt (TC):

Tiết 27: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 16(Tiết 2)

 I. Mục tiêu:

- Đọc và hiểu bài Làm cách nào dễ hơn. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Không nên nói dối bố mẹ và mọi người.

- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc tiếng có vần ât/âc)

- Hiểu được tác dụng của câu kể.

- Viết được đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn tả một đồ vật mà em thích.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16: Ngày soạn: 17/12 /2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 19/12/2017 BUỔI 2: Địa lí: Tiết 16: THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ). - Học sinh nhận thức tốt: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,). II. Đồ dùng dạy học: - Hình (SGK). III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: B. Kiểm tra: - Nêu các nghề của người dân ĐBBB? - HS chơi trò chơi khởi động. - 2 HS trả lời. - GV nhận xét chung. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB. * Mục tiêu: Xác định vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính Việt Nam. Biết được những đường giao thông từ Hà Nội tới các địa phương khác. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. - Cả lớp quan sát lược đồ SKG, trao đổi nhóm đôi. + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội? + Hà Nội giáp với những tỉnh nào? + Từ Hà Nội đến các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện gì? - Đại diện nhóm chỉ trên bản đồ. - Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc. - Đường ô tô, sông, sắt, hàng không, thuỷ. + Từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội bằng những phương tiện nào? - Ô tô, xe lửa. * Kết luận: Hà Nội là thủ đô của cả nước. Từ Hà Nội có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Hoạt động 2: Hà Nội thành phố cổ đang ngày càng phát triển. * Mục tiêu: Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010. Một số tên gọi khác của Hà Nội. Một vài đặc điểm của phố cổ và phố mới ở Hà Nội. Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm: - Thảo luận nhóm 2. + Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? - Năm 1010( thời Lý) + Lúc đó Hà Nội có tên gọi là gì? - Thăng Long. + Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? - Đại La, Đông Đô, Đông Quan,... + Khu phố cổ có đặc điểm gì?( ở đâu, tên, nhà cửa, đường phố) - Phố cổ Hà Nội: Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường,.. - Tên phố: Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trtước đây ở phố đó. - Nhà cửa: Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cổ kính. - Đường phố: nhỏ, chật hẹp, yên tĩnh. + Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố, ...) - Hà Nội có nhiều phố đẹp, hiện đại, nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán tấp nập. - Tên phố: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt,... - Đặc điểm tên phố: Lấy tên các danh nhân. - Nhà cửa: Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại. - Đường phố: To, rộng, nhiều xe cộ đi lại. + Kết luận: GV chốt lại ý chính. Hoạt động 3: Hà Nội trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. * Mục tiêu: Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. * Cách tiến hành: - Nêu những dẫn chứng thể hiện HN là: + Trung tâm chính trị? - HS trao đổi nhóm đôi, trình bày. - Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp. + Hà NộiTrung tâm kinh tế lớn? - Nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện. + Hà Nội trung tâm văn hoá, khoa học? - Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu Quốc tử Giám; nhiều viện nghiên cứu, trường ĐH, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh. + Kể tên một số trường Đại học, viện bảo tàng...ở Hà Nội? - Bảo tàng quân đội; lịch sử; dân tộc học; Thư viện quốc gia. - ĐH quốc gia HN; ĐH sư phạm HN; viện toán học, ĐH Bách Khoa,... + Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử? - GV + HS nhận xét, kết luận. - Hồ Hoàn Kiếm; Phủ Tây Hồ; chùa Trấn Quốc; chùa Láng,... D. Củng cố, dặn dò: ** Vì sao cần bảo vệ và giữ gìn các khu phố cổ, các danh lam thắng cảnh ở thủ đô Hà Nội? - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về Hải Phòng. - Để giữ gìn nét đẹp cho thủ đô nước ta... ________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 19/12 /2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21/12/2017 BUỔI 2: Tiếng Việt (TC): Tiết 27: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 16(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Làm cách nào dễ hơn. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Không nên nói dối bố mẹ và mọi người. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc tiếng có vần ât/âc) - Hiểu được tác dụng của câu kể. - Viết được đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn tả một đồ vật mà em thích. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Khởi động: B. Kiểm tra bài cũ. - Hãy nêu tác dụng vủa câu kể? - GV nhận xét. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Cho HS nêu mục tiêu tiết học. 2. Ôn luyện. Bài 4 (VBT-94) - Tổ chức cho HS làm bài. - GV theo dõi, HDHS đọc đúng một số tiếng, từ khó và câu văn. - GV nhận xét, đánh giá. Vận dụng: Bài 5(VBT-95): - HD làm bài cá nhân. - Gọi HS đọc mở bài. - GV cùng lớp nhận xét. Bài 6( VBT-95): - Tổ chức cho HS làm bài. - Gọi HS đọc kết bài. - GV nhận xét, đánh giá. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài 1-2 em. - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS chơi trò chơi khởi động. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS theo dõi, đọc thầm. - HS làm trong nhóm 2. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân VBT và bảng phụ. - HS đọc đoạn mở bài. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hành viết kết bài cho bài văn tả độ vật. - Một số em đọc bài. - Lớp nhận xét. Tham khảo: Đề: Em hãy tả cái đồng hồ. MB: Em đã được thấy rất nhiều đồng hồ báo thức nhưng chưa thấy cái nào đặc biệt như cái đồng hồ dì gởi về tặng em, nhân dịp tổng kết năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. KB: Thỉnh thoảng em lấy giẻ lau đồng hồ thật sạch. Em coi đồng hồ như người bạn thân thiết của mình. Nhờ nó mà em chưa bao giờ đi học trễ cả. Em thật hạnh phúc vì tất cả mọi người trong gia đình luôn quan tâm đến em. Em thầm hứa với mình sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa, chăm ngoan hơn nữa để khỏi phụ lòng ông bà, cha mẹ, cô, dì ... Đề: Em hãy tả món quà sinh nhật MB: Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi. KB: Em yêu búp bê nhìu lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận. _________________________________ Toán (TC): Tiết 26: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 16(Tiết 1) I. Mục tiêu: -Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương; phép chia cho số có đến năm chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư), vận dụng để giải toán. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Khởi động: - Tổ chức cho 2 HS cùng bàn thực hiện khởi động theo SGKtr 83. B. Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính 2247 : 321 - Chữa bài nhận xét. C. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn luyện: Bài 1(VBT – 84) - HD HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả theo nhóm 2. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2(VBT – 84) - HD làm bài. - Theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét- sửa sai. Bài 5(VBT – 85) - GV HD HS làm bài cá nhân - GV theo dõi, nhận xét sửa sai. Bài 4**(VBT – 85) - Bài toán yêu cầu làm thế nào? - GV theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét. D. Củng cố dặn dò: - Khi thực hiện phép chia cho số hai hoặc ba chữ số ta thực hiện chia theo thứ tự nào? - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện phần khởi động. - HS làm bảng lớp, bảng con. - Nhận xét - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. 3502 17 6580 47 0102 206 188 140 00 000 - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và đổi vở chữa bài cho nhau. d) Bài giải Chiều dài của thửa ruộng là: 900 : 25 = 36( m) Đáp số: 36 m - HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính: - HS làm bài cá nhân, chữa bài nx. 2247 321 3186 354 000 7 000 9 6855 124 655 035 55 - HS đọc bài toán - HS nêu cách thực hiện. - HS làm bài. 11232: (69) =11232 : 54 = 208 11232: (69) = 11232: 6 : 9 = 1872 : 9 = 208 10920: (136)=10920: 78 = 140 10920: (136)=10920: 13: 6 = 840 : 6 = 140 ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 16 -B2(4B).doc
Tài liệu liên quan