Giáo án lớp 4 tuần 16 môn Khoa học - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì

1.Khởi động :

2.Bài cũ: Làm thế nào để biết có khg khí ?

- Em hãy phát biểu định nghĩa về khí quyển ?

- Cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và vật.

- GV nhận xét - Chấm điểm .

3.Bài mới:Khg khí có những tính chất gì ?.

- GV giới thiệu, ghi tựa bài .

4.Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí

Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí không mùi, không màu, không vị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 16 môn Khoa học - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC TIẾT 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : HS có khả năng : - Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách : + Quan sát để phát hiện ra màu , mùi , vị của không khí . + Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định , không khí có thể nén lại và giãn ra . 2 . Kỹ năng : - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống . 3 . Thái độ : - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bầu không khí chung . II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 1. KN giao tiếp – tự nhận thức : HS biết phát biểu về khí quyển. 2. KN xác định giá trị : HS làm được TN chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật. 3. KN đặt mục tiêu : HS ham thích tìm hiểu, khám phá khoa học. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Hình vẽ trong SGK - Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK . HS : SGK , VBT . IV . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 8 phút 5 phút 8 phút 4 phút 1 phút 1.Khởi động : 2.Bài cũ: Làm thế nào để biết có khg khí ? Em hãy phát biểu định nghĩa về khí quyển ? Cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và vật. GV nhận xét - Chấm điểm . 3.Bài mới:Khg khí có những tính chất gì ?. - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí không mùi, không màu, không vị. GV đặt các câu hỏi sau để HS làm thí nghiệm : + Em có nhìn thấy không khí hay không ? Vì sao ? + GV xịt nước hoa vào 1 góc phòng :Em ngửi thấy gì ? Đó có phải là mùi không khí không ? + Dùng mũi ngửi , dùng lưỡi nếm , em nhận thấy không khí có mùi vị gì ? - GV kết luận. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí Mục tiêu: HS phát hiện không khí không có hình dạng nhất định . - GV chia nhóm, đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bong bóng . - Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ? - Các quả bóng này có hình dạng thế nào ? - Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ? - GV kết luận . Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí Mục tiêu : HS biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra.Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống . Yêu cầu HS đọc mục quan sát trang 65 / SGK và mô tả hiện tượng trong hình 2b , 2c - Dùng 1 tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm : Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì? - Khi dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí khg? - Khi thả tay ra , thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ? - Qua 2 thí nghiệm trên , em thấy không khí có tính chất gì ? - Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra? - Trong thực tế đời sống , con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ? GV chốt ý . Hoạt động 4 : Củng cố Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học - Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK / 65 . - Không khí có ở xung quanh ta . Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành , chúng ta nên làm gì ? - Giáo dục BVMT. 5.Tổng kết - Dặn dò: GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị: Không khí có những thành phần nào? - Hát - Lớp không khí bao quanh Trái đất gọi là khí quyển . - Khi ta rót nước vào chai , ta thấy miệng chai nổi lên những bọt khí . Khi ta lấy quyển tập quạt , ta thấy mát , Điều đó chứng tỏ không khí có ở quanh ta và vật . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động nhóm - HS trả lời theo nhóm các câu hỏi - Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp. + Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu . + Em ngửi thấy mùi thơm .Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí . + .không khí không có mùi , không có vị . Hoạt động nhóm - HS chơi theo sự hướng dẫn của GV. - Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên . - Các quả bóng này đều có hình dạng khác nhau : to , nhỏ , hình thù các con vật khác nhau . - Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó . Hoạt động nhóm - HS thảo luận các câu hỏi mà GV giao. - Các nhóm cử một bạn đại diện lên trình bày trước lớp . - Trong chiếc bơm tiêm này có chứa đầy không khí . - Trong vỏ bơm vẫn còn chứa không khí - Thân bơm trở về vị trí ban đầu , không khí cũng trở về dạng ban đầu khi chưa ấn thân bơm vào . - Qua 2 thí nghiệm trên , em nhận thấy không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra . - Nhấc thân bơm lên để không khí tràn vào đầy thân bơm rồi ấn thân bơm xuống để không khí nén dồn lại nở ra khi vào đến quả bóng làm cho quả bóng căng phồng lên . - Làm bơm khi tiêm , bơm xe đạp , bơm bóng bay , bơm phao bơi , Hoạt động lớp - 1 HS đọc ghi nhớ / 65 . - Chúng ta nên thu dọn rác , tránh để bẩn , hôi thối , bốc mùi vào không khí . Kiểm tra Đàm thoại Trò chơi Thực hành Đàm thoại Thảo luận Đàm thoại Củng cố MT/LH Rút kinh nghiệm : KHOA HỌC TIẾT 32: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I . MỤC TIÊU : Sau bài học , HS biết : 1 . Kiến thức – Kỹ năng : - Làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí gồm khí Ô xi duy trì sự cháy và Ni-tơ không duy trì sự cháy. - Làm thí nghiệm chứng minh không khí còn có thành phần khác . 2 . Thái độ : - Luôn có ý thhức giữ gìn bầu không khí trong lành . II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 1. KN giao tiếp – tự nhận thức : HS biết làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí gồm o-xy duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy. 2. KN xác định giá trị : HS xác định thành phần của không khí gồm o-xy và ni-tơ qua phần thực hành TN. Làm TN chứng minh không khí còn có những thành phần khác. 3. KN đặt mục tiêu : Luôn có ý thức giũ bầu không khí trong lành. III . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Hình vẽ trong SGK - Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK HS : SGK , VBT . IV . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 10 phút 15 phút 4 phút 1 phút 1.Khởi động : 2.Bài cũ : Không khí có những tính chất gì ? - Em hãy nêu một số tính chất của không khí? - Người ta đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ? GV nhận xét - Chấm điểm . 3.Bài mới :Không khígồm những thành phần nào? - GV giới thiệu, ghi tựa . 4.phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí Mục tiêu: HS làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí gồm khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. - GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trong SGK để biết cách làm thí nghiệm . - GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích : + Tại sao khi úp ly vào một lúc , nến lại bị tắt ? + Khi nến tắt , nước trong dĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ? + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Tại sao em biết ? + Thí nghiệm cho ta thấy không khí gồm có mấy thành phần chính ? à GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí còn có thành phần khác. GV yêu cầu HS làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi sau : Dùng một ống nhỏ thổi vào nước vôi trong thì có hiện tượng gì xảy ra? - Nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước? - Làm thí nghiệm để kể thêm trong không khí gồm những chất nào khác nữa? à GV kết luận. Hoạt động 3 : Củng cố Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học - Không khí gồm những thành phần nào? - Chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ? - Giáo dục tư tưởng . 5.Tổng kết - Dặn dò: GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài : Ôn tập học kì I - Hát . - Không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị , không có hình dạng nhất định , không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra . - Bơm bóng bay , bơm bánh xe , bơm phao bơi , làm bơ, khi tiêm , - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động nhóm - HS đọc SGK / 66 . - HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra bằng cách làm thí nghiệm. - Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp. - Khi mới úp ly , nến vẫn cháy vì trong ly có không khí . một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc . - Khi nến tắt , nước trong dĩa dâng vào trong li , điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong li và nước tràn vào li chiếm chỗ phần không khí bị mất - Phần không khí còn lại trong li không duy trì sự cháy , vì vậy nến đã bị tắt . - Không khí gồm hai thành phần chính : một thành phần duy trì sự cháy thành phần còn lại không duy trì sự cháy . Hoạt động nhóm - HS làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra.Đại diện nhóm trình bày . - Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần , nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục . Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc . - Những hôm trời nồm , độ ẩm không khí cao , trên sàn nhà , bờ tường , bàn ghế hơi uớt . Hiện tượng đó là do không khí có hơi nước . - Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn . Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa , nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí . - Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy , khói xe máy , ô-tô thải vào không khí . Hoạt động lớp - Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ . Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc , hơi nước , bụi, vi khuẩn . - Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh vứt rác đúng thường xuyên làm vệ sinh nơi ở . Kiểm tra Trực quan Thảo luận T. trình T.nghiệm T . trình Củng cố Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA HOC.doc
Tài liệu liên quan