TOÁN(88): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: bài 1;2;3/98/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
41 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cảm của mình với chiếc bút.
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài.
* Phần viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng:
- Ví dụ:
a. Mở bài gián tiếp: Sách, vở, bút, giấy, thước kẻ,là những người bạn giúp em trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết mấy năm năm nay không bao giờ rời xa nhau.
b. Cây bút này gắn bó với kỉ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường Tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp. Giữ mãi như một kỉ niệm tuổi thơ.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- 1HS đọc.
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.
- 3 đến 5HS trình bày.
- 3 - 5HS đọc bài làm của mình.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
TIẾNG VIỆT(TVC): ÔN TIẾT 7
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4 ở tiêu chí đề kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi phần B; C của bài tập SGK/177
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn :
A. Đọc thầm bài : VỀ THĂM BÀ
- GV gọi 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- GV treo bảng phụ, gội HS đọc
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?
a. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu đi vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
b. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
c. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm mến thương, che chở cho cháu.
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
a. Có cảm giác thong thả, bình yên.
b. Có cảm giác được bà che chở.
c. Có cảm giác thong thả, bình yên được bà che chở.
4.Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?
a. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
b. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương.
c. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời câu hỏi đúng
1. Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền
a. Hiền hậu, hiền lành.
b. Hiền từ, hiền lành.
c. Hiền từ, âu yếm.
2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên thong thả như thế có mấy động từ, tính từ?
a. Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:
- Tính từ:
b. Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:
- Tính từ:
c. Hai động tư, một tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:
- Tính từ:
3 Câu Cháu đã về đấy ư? Được dùng để làm gì?
a. Dùng để hỏi.
b. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
c. Dùng để thay lời chào.
4. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ bộ phận nào làm chủ ngữ?
a. Thanh
b. Sự yên lặng
c. Sự yên lặng làm Thanh
- Phần B giáo viên phân cho tổ 1&2 thảo luận
- Phần C giáo viên cho tổ 3&4 thảo luận
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Nhận xét
- HS thực hiện
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
TIẾNG VIỆT(TLV): ÔN TIẾT 8
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn
A. Chính tả: Chiếc xe đạp của chú Tư
- GV gọi HS đọc bài
a. Nắm nội dung bài:
+ Đoạn văn tả về gì?
+ Chiếc xe đạp của chú Tư được miêu tả như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV chọn đọc: sánh bằng, vành láng bóng, ngừng đạp, ro ro êm tai, rút giẻ, tiệm,
c. Nghe- viết:
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi
- Chấm, nhận xét
B.Tập làm văn:
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài văn.
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
- Em hãy:
a. Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiệp hoặc gián tiếp.
b. Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Em chọn đồ dùng học tập hay đồ chơi nào để tả?
- GV cho HS làm bài
- Chấm bài, nhận xét
- HS lắng nghe
- 1HS đọc bài
- HS lần lượt trả lời
- HS viết bảng con
- HS đọc soát lỗi
- HS đọc bài
- HS lần lượt trả lời
- HS làm bài
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS lắng nghe
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
TOÁN(86): DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/ MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: bài 1;2/97/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 85.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2.Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:
a) Cho HS tự tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Y/c HS viết các số chia hết cho 9 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 9 vào cột bên phải.
- Y/c HS khác nhận xét.
- Y/c HS đọc và tìm ra điểm giống nhau của các số đã chia hết cho 9.
- Y/c HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
+ Có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?
KL: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.
- Y/c HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Y/c HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 9 không?
+ Muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 không ta làm thế nào?
- GV viết dấu hiệu chia hết cho 9 lên bảng. Y/c HS nhắc lại ghi nhớ.
KL: Muốn biết một số chia hết cho 2, cho 5 ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết một số chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài sau đó nêu cách làm trước lớp.
+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9.
- Nhận xét, kết luận
* Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643
- Những số này có tổng các chữ số bằng 9
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Làm cách nào để biết số đó không chia hết cho 9?
- GV cho HS làm bài
- GV chữa bài, nhận xét
* Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Dấu hiệu chia hết cho 3.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS tìm:
18 : 9; 27 : 9; 135 : 9
- Một số HS lên bảng viết kết quả.
- Nhận xét.
- HS tìm và phát biểu ý kiến.
- HS tính vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS làm vào vở nháp.
+ Không chia hết cho 9.
+ Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào
- Nêu và giải thích.
- HS lắng nghe
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
TOÁN(87): DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/ MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: bài 1;2/97/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 86.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
a) Cho HS tự tìm các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3
- GV y/c HS đọc các số chia hết cho 3 và tìm đặc điểm chung của chúng.
- Y/c HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.
+ Tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3?
- Mời HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3 thành lời.
- Y/c HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?
+ Để kiểm tra một số có chia hết cho 3 hay không ta làm thế nào?
KL: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài và sau đó nêu kết quả.
+ Nêu các số chia hết cho 3 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 3?
- Nhận xét.
* các số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313
- Các số này có tổng các chữ số bằng 6; 15; 18
- Tổng những số này đều chia hết cho 3
Bài 2: Tiến hành tương tự BT1.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS tìm:
15 : 3; 20 : 3;
- HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính vào vở nháp.
+ Tổng các chữ số này chia hết cho 3.
- HS phát biểu.
- HS tính và rút ra nhận xét.
+ Ta chỉ việc tính tổng các chữ số của nó. Nếu tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS làm bài vào VBT.
- Nêu kết quả và giải thích.
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
TOÁN(88): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: bài 1;2;3/98/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 87.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Trong các số: 3 451; 4 563; 2 050; 2 229;
3 576; 66 816
a. Số chia hết cho 3 là: 4 563; 2 229; 3 576; 66 816
b. Số chia hết cho 9 là: 4563; 3 576; 66 816
c. Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là:
2 229
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho:
a. 94 chia hết cho 9.
b. 2 5 chia hết cho 3.
c. 76 chia hết cho 3 và cho 2
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Y/c HS thảo luận nhóm 2.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3:
- GV đọc từng câu, HS giơ thẻ Đ-S.
(GV y/c HS giải thích vì sao em lại chọn Đ (S)?)
a. Số 13 465 không chia hết cho 3 Đ
b. Số 70 009 chia hết cho 9 S
c. Số 78 435 không chia hết cho 9 S
d. Số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 Đ
Đáp án: Đ / S / S / Đ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài (nếu sai).
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Các nhóm trình bày.
- Chữa bài (nếu sai).
- HS giơ thẻ.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.
- Chữa bài (nếu sai).
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
TOÁN(89): LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: bài 1;2;3/99/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 88.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Luyện tập:
Bài 1:Trong các số: 7 435; 4 568; 66 811; 2050;
2229; 35 766.
a. Số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766
b. Số chia hết cho 3 là: 2229; 35766
c. Số chia hết cho 5 là: 7435; 2050
d. Số chia hết cho 9 là: 35766
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:Trong các số 57 234; 64 620; 5 270; 77 285
a. Số chia hết cho 2 và 5 là: 64 620; 5 270
b.Số chia hết cho 3 và 2 là: 57 234; 64 620
c. Số chia hết cho 2; 3; 5và 9 là: 64 620
- Gọi HS đọc đề.
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 để làm bài. Ba nhóm làm bài nhanh nhất đính bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào chỗ trống sao cho:
a. 5 8 chia hết cho 3
b. 24 chia hết cho 3 và 5
c. 6 3 chia hết cho 9
d. 35 chia hết cho 2 và 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS thảo luận nhóm 2.
- Gọi một số nhóm trình bày. Y/c HS giải thích cách tìm số của mình.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và ôn tập kĩ để thi cuối kì đạt điểm tốt.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 4HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm một câu), cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài (nếu sai).
- 1HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Chữa bài (nếu sai).
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Một số nhóm trình bày.
- Chữa bài (nếu sai).
- 1HS đọc.
- HS chỉ cần phân tích và nêu được kết quả đúng, không y/c phải viết bài giải cụ thể.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
ĐẠO ĐỨC(18) : THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I/ MỤC TIÊU:
- Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ học tập tốt. Phê phán những hành động không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khẳnng của mình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn tình huống.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
1) Những biểu hiện yêu lao động là gì? Em đã làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ.
2) Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời mưa, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do ốm. Việc làm của Nhàn là đúng hay sai?
3) Hãy đọc lại phân ghi nhớ của bài.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Y/c HS thảo luận nhóm 4, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau:
+ Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài chơi.
+ Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình.
+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.
+ Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫn từ chối và tiếp tục giúp bố.
+ Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết các công việc của các bạn.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Y/c HS thảo luận nhóm 6, tìm cách xử lí các tình huống của nhóm mình và sau đó cả nhóm sắm vai để xử lí tình huống đố.
TH1: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.
TH2: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
TH3: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói: “A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức.” Trước tình huóng đó, em sẽ xử lí thế nào?
TH4: Vì sợ cô giáo mắmg, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường. Nêu em là bạn của Vui, em sẽ khuyên bạn thế nào?
- Y/c các nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm xử lí tình huống tốt, đóng vai tự nhiên.
Hoạt động 3: Trò chơi “Nghề nghiệp tương lai”
- GV y/c HS tự nghĩ về một công việc hoặc một nghề mà em yêu thích.
- Sau đó, GV cho HS trình bày những vấn đề sau:
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó.
+ Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em phải làm gì?
- Gọi HS trình bày. GV khuyến khích những HS khác hỏi thêm những câu hỏi khác.
- Nhận xét, tuyên dương tất cả những HS trình bày.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm về tình huống đó.
- Hoạt động nhóm 6.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ cá nhân.
- Một số HS trình bày.
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC(35): KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I/ MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,
* PCTNTT (bỏng): Tất cả các nguồn nhiệt phát ra đều có nguy cơ gây cháy bỏng (nến, bếp lửa). Vì vậy khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt nên cẩn thận.
II/ CHUẨN BỊ:
Hình trang 70, 71 SGK.
Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nên bằng nhau.
+ Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình vẽ).
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài mới:
B. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
1.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy
- Y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Y/c HS đọc mục thực hành trang 70 SGK.
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy
và ứng dụng trong cuộc sống
- Y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của các tổ viên.
- Y/c HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK.
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhân xét kết quả.
- Y/c HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
KL: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cần phải được lưu thôngthì sự cháy mới diễn ra liên tục.
(?): Bạn nhỏ trong hình số 5 đang làm gì?
(?): Bạn nhỏ làm như vậy để làm gì?
(?): Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?
(?): Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
* PCTNTT (bỏng): Tất cả các nguồn nhiệt phát ra đều có nguy cơ gây cháy bỏng (nến, bếp lửa). Vì vậy khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt nên cẩn thận.
2. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Không khí cần cho sự sống.
- Lắng nghe.
- Các nhóm trưởng báo cáo.
- 1HS đọc.
- Hoạt động nhóm 6.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Lắng nghe và rút ra kết luận.
- Các nhóm trưởng báo cáo.
- 1HS đọc.
- Hoạt động nhóm 6.
- Các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Lắng nghe.
+ Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
+ Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.
+ Cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.
+ Xách bếp than ra đầu hướng gió để thổi không khí vào trong bếp.
+ Dùng tro bếp phủ kín lên bếp củi.
+ Đối với bếp than thì ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại.
- 2HS đọc.
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC(35): KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.
* GDBVMT: GD HS ý thức bảo vệ không khí bằng các việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ cho bầu không khí trong lành.
II/ CHUẨN BỊ:
Hình trang 72, 73 SGK.
Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
Hình ảnh hoặc vật dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 3HS lên bảng tả lời các câu hỏi sau:
1/ Khí ô-xi có vai trò ntn đối với sự cháy?
2/ Khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy?
3/ Tại sao muốn sự cháy tiếp diễn cần phải liên tục cung cấp không khí?
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người
- Y/c cả lớp: Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì?
GV: Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta sẽ làm nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
- Y/c HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- Y/c HS dựa vào tranh, ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí
đối với thực vật và động vật
- Y/c HS quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 72 SGK:
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
- H/d HS cách làm thí nghiệm:
+ Về vai trò của không khí đối với động vật.
+ Về vai trò của không khí đối với thực vật.
KL: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa khí ô-xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp
phải dùng bình ô-xi
- Y/c HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK.
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
- Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK
- Y/c HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người động vật thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
KL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
* GDMT: Thông qua việc nêu lên vai trò to lớn của không khí đối với cuộc sống của động vật, thực vật, GV liên hệ gd cho HS ý thức bảo vệ không khí bằng các việc làm phù hợp để góp phần giữ cho bầu không khí trong lành.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên bảng trả lời, cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
- HS mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- HS dựa vào tranh ảnh nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người.
- HS quan sát và trả lời.
+ Vì không đủ không khí để thở.
- HS lắng nghe GV h/d và làm theo.
- HS quan sát hình.
+ Bình ô-xi.
+ Máy bơm không khí vào nước.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Không có không khí con người, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.
+ Ô-xi.
+ Người ta phải thở bằng bình ô-xi khi làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong các hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
- Lắng nghe.
- 2HS đọc.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
TOÁN(TC): LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Củng cố 4 phép tính.
Dạng toán tổng - hiệu.
Chu vi và diện tích, số đo diện tích.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ1: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a. 804 x 25 8432 x 504
b. 1436 : 12 5376 : 514
Bài 2:
a) 5m² 4dm² = dm²
b) 65dm² 34cm² = cm²
c) 65m² = cm²
d) 3dm² 25cm² = cm²
- Nhận xét
Bài 3: Hai lớp 4/1 và 4/2 tham gia phong trào áo lụa tặng bà được 160000 đồng. Lớp 4/1 ủng hộ nhiều hơn lớp 4/2 là 8000 đồng. Hỏi mỗi lớp tham gia bao nhiêu tiền ?
- Y/c HS đọc đề bài và phân tích đề.
(?): Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Gọi HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- Cho HS phát biểu quy tắc tính chu vi, diện tích HV, HCN.
- Y/c HS hãy cho ví dụ ứng dụng vào quy tắc và công thức.
* HĐ2: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn lại bài kĩ để thi cuối kì I tốt.
- HS làm bảng con.
- Chia lớp thành 2 đội chơi tiếp sức.
504
6534
60000
425
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS đọc đề bài và phân tích đề theo h/d của GV.
+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.
- HS nêu quy tắc.
VD: a = 20 cm; b = 28 cm
Diện tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 18- mai đọc.doc