TOÁN(94): DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (ô vuông cạnh 1 cm), thước kẻ, êke và kéo.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
49 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông minh, tài trí của con người. Câu b là một câu nhận xét, muốn biết rõ một người, một vật cần thử thách, tác động, tạo điều kiện để người hoặc vật đó bộc lộ khả năng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc y/c.
- GV giúp HS hiểu nghĩa bóng của từng câu:
+ Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
+ Chuông có đánh mới kêu/ Đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia làm việc, hoạt động mới bộc lộ được khả năng của mình.
+ Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
- Y/c HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào?
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ ở BT1 và các câu tục ngữ ở BT3 và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3HS lên bảng đặt câu. 2HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ. Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào VBTTV.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- 1HS đọc.
- HS suy nghĩ đặt câu.
- HS nối tiếp nhau đọc nhanh các câu văn của mình.
- 1HS đọc.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận với nhau.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và chữa bài.
- 1HS đọc y/c và nội dung.
- Lắng nghe.
- Phát biểu theo ý kiến của mình.
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
TẬP LÀM VĂN(38): LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II/ CHUẨN BỊ:
Bút dạ; một số tờ giấy trắng để HS làm BT2.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS đọc các đoạn mở bài theo cách trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
+ Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
+ Thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung.
- GV lần lượt đặt câu hỏi và y/c HS trả lời:
(?): Bài văn miêu tả đồ vật nào?
(?): Hãy tìm đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón.
(?): Theo em, đó là cách mở bài theo cách nào? Vì sao?
KL: Ở bài văn miêu tả cái nón, sau khi tả xong cái nón, bạn nhỏ lại nêu lời căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của mình. Từ đó, ta thấy được tình cảm của bạn nhỏ đối với cái nón. Đó là cách kết bài mở rộng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c của BT.
- Y/c HS tự làm bài. GV phát giấy khổ to cho HS.
- Y/c 3HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn kết bài của mình.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Y/c những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau.
- Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên.
- 3HS đọc bài làm của mình. Mỗi HS lựa chọn 1 cách mở bài để đọc.
+ 2 cách: KB mở rộng và KB không mở rộng.
+ KB mở rộng là sau khi kết bài có lời bình luận thêm về đồ vật, KB không mở rộng là kết bài miêu tả không có lời bình luận gì thêm.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
+ Bài văn miêu tả cái nón.
+ Má bảo méo vành.
+ KB mở rộng vì nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn của bạn nhỏ.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc.
- Làm bài theo h/d của GV.
- 3HS lần lượt dán bài lên bảng và đọc bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét sửa bài cho bạn.
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
TOÁN(91): KI-LÔ-MÉT VUÔNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết ki-lô-mét vuống là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1 km² = 1000000 m².
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Bài tập cần làm: bài 1;2, 4(b)/99/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 89.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu của bài.
2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông:
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1 km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
- Giới thiệu: 1 km x 1 km = 1km². Ki-lô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông.
+ 1 km bằng bao nhiêu mét?
+ Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m.
+ Bạn nào cho biết 1 km² bằng bao nhiêu m²?
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề.
- Tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức. GV có thể đưa thêm các số đo diện tích khác.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 4b:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS làm bài.
+ Để đo diện tích nước Việt Nam người ta thường dùng đơn vị đo diện tích nào?
+ Diện tích nước Việt Nam là bao nhiêu?
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng:
1 km x 1km = 1km²
- HS nhìn bảng và đọc.
+ 1 km = 1000 m
+ 1000 m x 1000 m = 1000000 m²
+ 1 km² = 1000000 m²
- 1HS đọc.
- HS tham gia thi tiếp sức.
- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét.
+ 100 lần.
- 1HS đọc.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
+ Ki-lô-mét vuông.
+ 330991 km2
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
TOÁN(92): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Chuyển đổi được các số đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài tập cần làm: bài 1;3(b); 5/100/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 90.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV cho HS làm bài trên bảng con
- Chữa bài, sau đó có thể y/c HS nêu cách đổi đơn vị đo của mình.
Bài 3b:
- Y/c HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
- Y/c HS nêu lại cách so sánh các số đo đại lượng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 5:
- GV giới thiệu về mật độ dân số.
- Y/c HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
- Y/c HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi.
- Gọi một số nhóm trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Hình bình hành.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 cột, cả lớp làm bài vào VBT.
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
+ Sai vì hai số đo này có hai đơn vị đo khác nhau.
+ Phải đổi về cùng một đơn vị đo.
HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó thực hiện so sánh.
+ Đổi về cùng đơn vị đo và so sánh như so sánh các số tự nhiên.
- Đọc biểu đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.
+ Mật độ dân số của Hà nội là 2952 người/ km2, của Hải Phòng là 1126 người/km2, của TP.HCM là 2375 người/km2.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày.
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
TOÁN(93): HÌNH BÌNH HÀNH
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập cần làm: bài 1;2/102/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô (ô vuông 1 cm), thước kẻ, êke và kéo.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 92.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Giới thiệu hình hành:
- Cho HS quan sát các hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD.
A B
C D
3. Đặc điểm hình bình hành:
- Y/c HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK trang 102.
+ Hãy tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.
- Y/c HS dùng thước thẳng để đo độ dài các cạnh của hình bình hành.
A B
C D
Hình bình hành ABCD
- GV giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là hai cạnh đối diện; AD và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.
+ Trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện ntn với nhau?
- GV ghi lên bảng đặc điểm của hình bình hành: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
4. Luyện tập:
Bài 1:
H1 H2
H3
H4
H6
H5
+ Hãy nêu tên các hình là hình bình hành?
+ Vì sao em khẳng định hình 1, 2, 5 là hình bình hành?
+ Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình bình hành?
Bài 2:
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ.
- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD, của hình bình hành MNPQ.
+ Hình nào có các cạnh đối diện song song và bằng nhau?
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát và hình thành biểu tượng hình bình hành.
- Quan sát hình theo y/c của GV.
+ AB song song với DC; AD song song với BC.
- HS đo và rút ra nhận xét hình bình hành ABCD có hai cặp cạnh bằng nhau là AB = CD, AD = BC.
+ Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- 1 số HS nhắc lại.
+ Hình 1, 2, 5.
+ Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+ Vì các hình này chỉ có 2 cạnh song song với nhau nên chưa đủ điều kiện để thành hình bình hành.
- HS quan sát hình và nghe giảng.
+ Hình bình hành ABCD có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- 1HS đọc.
- HS vẽ hình như SGK vào VBT.
- HS vẽ sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
TOÁN(94): DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (ô vuông cạnh 1 cm), thước kẻ, êke và kéo.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 93. Y/c 1 số HS dưới lớp nhắc lại đặc điểm của hình bình hành.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành:
- GV vẽ lên bảng HBH ABCD; vẽ cạnh AH vuông góc với CD. Giới thiệu AH là chiều cao; CD là đáy của hình bình hành.
A B
Chiều cao
C H D
Độ dài đáy
Đặt vấn đề: Làm thế nào để tính được diện tích hình bình hành ABCD?
- Gợi ý cho HS kẻ được đường cao AH; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại để được hình chữ nhật ABIH.
+ Diện tích hình chữ nhật được ghép ntn so với diện tích của hình bình hành ban đầu?
- Y/c HS lấy chiều cao và cạnh đáy của hình bình hành và so sánh cùng với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật đã ghép.
+ Làm thế nào để tính được diện tích hình bình hành?
A B A B
h h
D H C H C I
A a
- GV ghi kết luận và công thức trên bảng:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a x h
- Y/c 1 số HS nhắc lại.
3. Luyện tập:
Bài 1:
+ BT y/c chúng ta làm gì?
- Nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
- Y/c HS tự làm bài.
(Lưu ý HS câu b cần phải đưa về cùng 1 đơn vị đo).
- Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2HS lên bảng thực hiện y/c của GV & 1 số HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành. Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Theo dõi và kẻ lại vào vở nháp.
- HS kẻ được đường cao AH và ghép được hình chữ nhật ABIH.
+ Bằng nhau.
+ Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều dài của hình chữ nhật.
+ Lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Một số HS nhắc lại.
+ Tính diện tích của các HBH.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
- HS thảo luận nhóm 2 và rút ra nhận xét: diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.
- 1HS đọc.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
- HS thực hiện
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
TOÁN(95): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
- Bài tập cần làm: 1;2;3(a)/104/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng thống kê như BT2 vẽ sẵn trên bảng phụ.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng nêu quy tắc tính diện tích HBH và tính diện tích HBH có số đo các cạnh như sau:
a) Đáy 70 cm, chiều cao 3 dm.
b) Đáy 10 m, chiều cao là 200 cm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập:
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD; hình bình hành AGHK và hình tứ giác MNPQ; sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề của bài hỏi: Hãy nêu cách tính BT2.
+ Hãy nêu cách tính diện tích HBH.
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành
7x16=122(cm2)
- Y/c HS làm bài nhóm đôi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
A a B
b
C D
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- H/d cách tính chu vi của 1hình bình hành.
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành bằng lời và ghi công thức.
- Y/c HS áp dụng công thức để tính câu a.
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Phân số.
- 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3HS lên bảng thực hiện y/c.
- Nhận xét.
+ Tính diện tích của HBH và điền vào ô tương ứng trong bảng.
+ Muốn tính diện tích hình bình hành lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- HS làm bài nhóm đôi, sau đó một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
+ Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
+ Ta lấy tổng độ dài của 2 cạnh nhân với 2.
P = (a + b) x 2
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) P = (8 + 3) x 2 = 22 cm
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
LỊCH SỬ(19): NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua trần, lập nên nhà Hồ:
+ Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
* Với HS khá, giỏi:
+ Nắm được một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành cuộc kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập của HS.
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng, y/c HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 14.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tình hình đất nước cuối thời Trần
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm HS
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:.
+ Vua nhà Trần sống như thế nào?
..
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
..
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
..
..
+ Thái độ phản ứng nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
...
- Y/c đại diện nhóm lên phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và chốt lại phiếu đúng.
Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần
- Y/c HS đọc SGK từ Trước tình hình phức tạp và khó khăn Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
- Tổ chức HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người thế nào ?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
KL: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ tiến hành cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Do chưa đủ thời gian đoàn kết nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm 6. Cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu.
- Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận, trao đổi cả lớp và trả lời.
+ Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
+ Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu. Ông cho thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài; đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân; quy định lại số ruộng đất, nô tỳ của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp lại cho nhà nước. Những năm có hạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
+ Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân. Vì vua cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đoạ, làm cho đất nước ngày càng xấu đi.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc phần ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
ĐẠO ĐỨC(19): KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T1)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
* GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động. Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng,lễ phép vơi người lao động,
II/ CHUẨN BỊ:
Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”
- GV đọc truyện.
- Y/c HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm.
KL: Tất cả người lao động kể cả những người lao động bình thường nhất cũng cần được tôn trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành nghề của người lao động
- GV nêu y/c. bài tập 1
- Y/c các nhóm thảo luận nhóm.
- Y/c nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả trước lớp. Lớp trao đổi, tranh luận.
KL:
+ Nông dân, bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
+ Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ích lợi mà người lao động mang lại
- GV chia nhóm 4 (chia nhóm ngẫu nhiên) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- Y/c nhóm cử đại diện trình bày.
KL: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Hoạt động 4: bày tỏ thái độ
- GV nêu y/c của BT, sau đó lần lượt đọc từng việc làm để HS bày tỏ ý kiến của mình.
- Nhận xét.
* GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động. Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng,lễ phép vơi người lao động,
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2 và phát biểu ý kiến.
+ Vì các bạn nghĩ rằng: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe y/c.
- Thảo luận nhóm 2.
- Nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm và tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe.
-
Lắng nghe và giơ thẻ Đ – S.
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động.
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
KHOA HỌC(37): TẠI SAO CÓ GIÓ?
I/ MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II/ CHUẨN BỊ:
Hình trang 74, 75 SGK.
Chong chóng.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK.
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật ntn? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Lấy những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Chơi chong chóng
- Gọi HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng, xem chong chóng có quay được không và giao nhiệm vụ cho các em trước khi đưa HS ra sân chơi
- Chia nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi.
+ Khi nào chong chóng quay, khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Tổ chức cho HS ra ngoài sân chơi.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo các nội dung:
+ Theo em, tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn quay nhanh?
+ Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay nhanh?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
KL: Khi ta chạy không khí xung quanh ta di chuyển, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió
- GV chia nhóm cho HS (mỗi nhóm 6HS). Sau đó đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này
- Y/c HS đọc các mục Thực hành trang 74 SGK để biết cách làm.
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
+ Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?
+ Khói bay qua ống nào?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
+ Vì sao có sự chuyển động của không khí?
+ Không khí chuyển động theo chiều ntn?
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
KL: Không khí chuyển từ hơi lạnh đến hơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
- Y/c HS đọc mục Bạn cần biết trang 75 SGK.
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Gọi các cặp xung phong trình bày. Y/c các cặp khác nhận xét, bổ sung.
KL: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài Gió nhẹ, gió mạnh – Phòng tránh bão.
- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
+ Khi có gió thì chong chóng quay, không có gió thì chong chóng đứng im.
+ Khi chạy nhanh thì tạo ra gió làm cho chong chóng quay nhanh.
+ Do gió thổi.
+ Vì khi bạn chạy thì tạo ra gió. Gió làm quay chong chóng.
+ Chạy thật nhanh.
+ Quay nhanh khi gió thổi mạnh, khi chậm khi gió thổi yếu.
- Lắng nghe.
- Các tổ trưởng báo báo việc chuẩn bị của nhóm.
- 1HS đọc.
- HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do 1 ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A.
+ Phần hộp bên ống B.
+ Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
+ Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.
+ Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận, trao đổi và giải thích hiện tượng.
+ Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.
+ Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế
không khí chuyển động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 4.doc