Giáo án lớp 4 tuần 19 môn Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật

I . MỤC TIÊU :

 1 . Kiến thức :

 - Biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian VN và ý nghĩa , vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội .

 2 . Kỹ năng :

 - Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN thông qua nội dung và hình thức thể hiện .

 3 . Thái độ :

 - Yêu quý , có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc .

II . CHUẨN BỊ :

· GV : SGK , SGV .

 - Một số tranh dân gian , chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống .

· HS : SGK - Sưu tầm thêm tranh dân gian .

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 19 môn Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : KỸ THUẬT TIẾT 37 : GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa . 2 . Kỹ năng : - HS làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất . 3 . Thái độ : - Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Vật liệu và dụng cụ : + Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu . + Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . + Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . + Đất đã lên luống . HS : SGK . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 13 phút Khởi động : Bài cũ : Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa - Tại sao ta phải thử độ nảy mầm ? - Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt ? - GV nhận xét – Chấm điểm . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , các em cách gieo hạt giống rau , hoa . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt Mục tiêu : : Giúp HS nắm quy trình kĩ thuật gieo hạt . Cách tiến hành : - Yêu cầu HS đọc : Quy trình thực hiện . - Em hãy nêu quy trình gieo hạt giống rau , hoa ? - Nhận xét câu trả lời và giải thích : + Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đem gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép . + Làm nhỏ đất và san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng , không bị đọng nước . Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau . Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu , khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp . - GV yêu cầu HS nêu lại các điều kiện để hạt nảy mầm . - GV treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt . - Tại sao phải rải đều hạt trên luống hoặc rạch ? - Vì sao phải phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo ? - Theo em , phải tưới nước thường xuyên hay chỉ cần tưới một lần ? Vì sao ? - Nhận xét và giải thích thêm : Chú ý không được tưới quá nhiều nước hoặc tưới thành vũng trên luống sẽ làm hạt giống bị thối . Có thể phủ rơm , rạ lên trên mặt luống sau khi gieo hạt để giữ cho đất không bị khô . - Hát - Ta phải thử độ nảy mầm để biệt được hạt giống tốt hay xấu . - Thử độ nảy mầm của hạt được thực hiện theo trình tự sau : Đếm số hạt giống ; xếp giấy thấm , vải hoặc bông đã thấm nước đủ ẩm vào dĩa ; xếp đầu hạt vào dĩa ; theo dõi thời gian và số hạt nảy mầm . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - 1 HS đọc nội dung bài học SGK . - Lớp đọc thầm . - Quy trình thực hiện gieo hạt giống rau , hoa là : + Chuẩn bị : chọn hạt giống đem gieo làm nhỏ đất . + Gieo hạt trên luống : gieo hạt , phủ đất , tười nước . - HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm bài trước . - HS quan sát và trả lời . - Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con . - Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm . - Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm . Có như vậy hạt mới nảy mầm được . Kiểm tra Trực quan Đàm thoại Giảng giải Đàm thoại Trực quan Giảng giải 12 phút 3 phút 1 phút Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật Mục tiêu : Giúp HS nắm kĩ thuật gieo hạt rau , hoa . Cách tiến hành : - Yêu cầu HS nêu lại quy trình kỹ thuật gieo hạt . - GV hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK . - Chú ý : thực hiện kỹ những điểm cần lưu ý đã nêu ở HĐ 1 . - GV yêu cầu 2 HS thực hiện lại các thao tác . Củng cố : - Yêu cầu HS nêu lại phần ghi nhớ . - Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . Dặn dò : - GV nhận xét tính thần , thái độ học tập của HS . - Về xem lại phần thực hiện . - Chuẩn bị : Thực hành . Hoạt động lớp - 1 HS nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt . - HS quan sát . - 2 HS thực hiện lại các thao tác GV vừa hướng dẫn . - Lớp quan sát , nhận xét . - 1 HS nêu lại phần ghi nhớ / 57 . Đàm thoại Trực quan Thực hành Củng cố MÔN : KỸ THUẬT TIẾT 38 : GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA ( t.t ) I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa . 2 . Kỹ năng : - HS làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất . 3 . Thái độ : - Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Vật liệu và dụng cụ : + Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu . + Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . + Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . + Đất đã lên luống . HS : SGK . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P .PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 5 phút 20 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ :Gieo hạt giống rau , hoa - Tại sao ta phải chọn hạt giống trước khi gieo hạt ? - Tại sao phải tưới nước thường xuyên sau khi gieo hạt ? - GV nhận xét – Chấm điểm . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , các em sẽ được thực hành : gieo hạt giống rau , hoa . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : HS thực hành gieo hạt giống rau , hoa . Mục tiêu : Giúp HS làm được việc gieo hạt giống rau , hoa . Cách tiến hành : - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của HS . - GV nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trên luống đất hoặc trong bầu đất theo quy trình . - GV chia nhóm , phân nơi làm việc . - GV lưu ý HS : + Thực hành đúng vị trí được phân công . + Thực hiện đúng các thao tác trong quy trình kĩ thuật . + Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động + Yêu cầu HS vệ sinh cá nhân sau khi lao động . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập . Mục tiêu : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn . Cách tiến hành : - GV gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau: + Chuẩn bị đầy đủ vật liệu , dụng cụ lao động . + Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nước đúng cách . + Hoàn thành đúng thời gian . - GV nhận xét , đánh giá kết quả thực hành của HS . Củng cố : - Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . Dặn dò : - GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Dặn HS đọc trước bài mới . - Chuẩn bị : Trồng cây rau , hoa . - Hát . - Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đem gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép . - Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm . Có như vậy hạt mới nảy mầm được . - Lớp nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động nhóm - HS chuẩn bị vật liệu để GV kiểm tra . - HS lắng nghe . - Các nhóm phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm . - HS thực hành gieo hạt . - HS dán tên mình ngoài bầu đất đã gieo hạt và xếp vào nơi quy định . - HS vệ sinh dụng cụ , chân tay sau khi thực hành xong . Hoạt động lớp - HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn GV đã nêu . - HS nhận xét . - 2 HS nêu lại ghi nhớ SGK / 57 . Kiểm tra Giảng giải Thực hành Đánh giá Củng cố MÔN : MỸ THUẬT TIẾT 19 : THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT : XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian VN và ý nghĩa , vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội . 2 . Kỹ năng : - Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN thông qua nội dung và hình thức thể hiện . 3 . Thái độ : - Yêu quý , có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc . II . CHUẨN BỊ : GV : SGK , SGV . - Một số tranh dân gian , chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống . HS : SGK - Sưu tầm thêm tranh dân gian . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P . PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 15 phút 10 phút 3 phút Khởi động : Bài cũ : Vẽ theo mẫu : Tĩnh vật lọ và quả . - GV nhận xét bài vẽ kì trước . - Giới thiệu một số bài vẽ đẹp . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , các em sẽ vẽ tranh theo đề tài : Ngày hội quê em . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian . Mục tiêu : Giúp HS nắm đặc điểm của tranh dân gian VN . Cách tiến hành : - GV giới thiệu đôi nét về tranh dân gian : + Tranh dân gian đã có từ lâu , là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật VN . Trong đó , tranh Đông Hồ và Hàng Trống là tiêu biểu . + Vào mỗi dịp xuân về , nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh Tết . + Cách làm tranh như sau : Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ , quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp . Mỗi màu in bằng một bản khắc . Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen , sau đó mới vẽ màu . + Đề tài tranh dân gian rất phong phú , thể hiện các nội dung : lao động sản xuất , lễ hội , phê phán tệ nạn xã hội , ca ngợi các vị anh hùng , thể hiện ước mơ của nhân dân + Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế . - GV cho HS xem qua một vài bức tranh , sau đó đặt câu hỏi để HS suy nghĩ , trả lời : + Kể tên vài bức tranh dân gian mà em biết ? + Ngoài các dòng tranh trên , em còn biết thêm tranh dân gian nào nữa ? - GV cho xem các bức tranh ở SGK để HS nhận biết : tên tranh , xuất xứ , hình vẽ , màu sắc . à GV tóm tắt : + Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuọc sống no đủ đầm ấm , hạnh phúc , đông con , nhiều cháu + Bố cục chặt chẽ , có hình ảnh chính , hình ảnh phụ làm rõ nội dung . + Màu sắc tươi vui , trong sáng , hồn nhiên Hoạt động 2 : Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt và Cá chép . Mục tiêu : Giúp HS nắm đặc điểm hai bức tranh dân gian nêu trên . Cách tiến hành : - GV gợi ý HS quan sát : + Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào ? + Tranh Cá chép có những hình ảnh nào ? + Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ? + Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu ? + Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào ? + Hai bức tranh có gì giống nhau , khác nhau ? à GV chốt ý . Củng cố - Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Về xem lại , sưu tầm tranh ảnh dân gian Việt Nam . - Chuẩn bị : Vẽ tranh đề tài ngày hội quê em . - Hát - HS lắng nghe . - HS quan sát – nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS lắng nghe . - Tranh đám cưới chuột , tranh gà , tranh hứng dừa , con lợn , . - HS phát biểu tự do . Hoạt động lớp - Các nhóm quan sát hai tranh : + Cá chép , đàn cá con , ông trăng và rong rêu . + Cá chép , đàn cá con và những bông hoa sen . + Cá chép . + Ở xung quanh hình ảnh chính . + Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi vây , mang , vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp . + Giống nhau : Cùng vẽ cá chép , có hình dáng giống nhau . + Khác nhau : Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng , nét khắc thanh mảnh , trau chuốt ; màu chủ đạo là xanh êm dịu . Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp , nét khắc dứt khoát , khỏe khoắn ; màu chủ đạo là nâu đỏ ấm áp . Kiểm tra Giảng giải Đàm thoại Trực quan Đàm thoại Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008 MÔN : ÂM NHẠC TIẾT 19 : HỌC HÁT BÀI : CHÚC MỪNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga , tính chất âm nhạc nhịp nhàng , vui tươi . 2 . Kỹ năng : - Hát đúng giai điệu , thuộc lời ca của bài hát . Bước đầu nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2 . 3 . Thái độ : - Giáo dục HS yêu thích việc trình bày bài hát . II . CHUẨN BỊ : GV : Nhạc cụ - Băng nhạc - Chép sẵn nhạc và lời bài hát ở bảng phụ . - Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga . HS : SGK - Nhạc cụ gõ , thanh phách , song loan - Đọc trước lời ca . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P .PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 12 phút 13 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ :Kiểm tra cuối kì I - GV nhận xét . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , các em sẽ được học hát bài mới : Chúc mừng và một số hình thức trình bày bài hát. - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Dạy bài hát Chúc mừng Mục tiêu : Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát Chúc mừng . Cách tiến hành : - GV giới thiệu xuất xứ bài hát và tác giả . - GV giảng nội dung bài hát : Bài hát Chúc mừng nói lên tình cảm ấm áp của những người thân được gặp nhau trong những ngày Tết tưng bừng . - GV cho nghe bài hát từ băng nhạc . - GV yêu cầu HS đọc lời ca . - Yêu cầu đọc lời theo tiết tấu lời ca . - GV hướng dẫn đọc lời ca kết hợp gõ tiết tấu , bài hát chia làm 4 câu . - Luyện thanh . - GV dạy hát từng câu ngắn . - Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách , nhịp . Hoạt động 2 : Một số hình thức trình bày bài hát . Mục tiêu : Giúp HS thể hiện được một số hình thức trình bày bài hát Cách tiến hành : - GV cho HS biết ý nghĩa các thuật ngữ : đơn ca , song ca , tốp ca . - Yêu cầu HS trình bày bài hát theo các hình thức trên . - GV nhận xét – Tuyên dương . Củng cố : - Gợi ý HS trả lời câu hỏi SGK ; kể tên một số bài hát nước ngoài em biết - Giáo dục HS yêu thích việc trình bày bài hát . Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS ôn lại bài hát ở nhà . - Chuẩn bị : Ôn bài Chúc mừng – Tập đọc nhạc bài số 5 . - Hát . - HS lắng nghe . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS lắng nghe . - HS lắng nghe . - 2 HS đọc lời . - HS đọc lời ca theo tiết tấu . - HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV . - HS tập hát từng câu . - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách . - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3 . Hoạt động nhóm - lớp - HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3 + Phách mạnh ô nhịp thứ nhất : Nhún chân về bên trái . + Phách mạnh ô nhịp thứ hai : Nhún chân về bên phải . + Phách mạnh ô nhịp thứ ba : Nhún chân về bên trái . - Vừa hát , toàn thân đung đưa nhịp nhàng , uyển chuyển cho đến hết bài - Các nhóm cử đại diện thể hiện các hình thức trình bày bài hát . - Lớp nhận xét . - HS nêu tên các bài hát . Giảng giải Trực quan Thực hành Luyện tập Thực hành Thi đua Củng cố MÔN : KỸ THUẬT TIẾT 19 : CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật . 2 . Kỹ năng : - Sử dụng được cờ-lê , tua-vít để lắp , tháo các chi tiết . Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau . 3 . Thái độ : - Yêu thích lao động tự phục vụ . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 10 phút 15 phút 3 phút 1 phút Khởi động Bài cũ: Ôn tập chương II: kĩ thuật . - GV nhận xét bài làm của HS. Bài mới: Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay , các em sẽ làm quen với các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Mục tiêu: HS biết gọi tên, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Cách tiến hành: - GV giới thiệu có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, phân thành 7 nhóm chính - GV vừa nói vừa đưa cho HS xem. - GV tổ chức cho gọi tên, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật trong bảng. - GV hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: Các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loài hoặc 2 -3 loại khác nhau. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS sử dụng cờ - lê, tua - vít. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng. Cách tiến hành: Lắp vít: - GV hướng dẫn: Khi lắp, dùng ngón tay cái và nhón trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp vơi ren của vít , ta dùng cờ – lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua – vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua – vít theo chiều kim đồng hồ. - GV vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết. - GV cho vài HS lên làm thử. b) Tháo vít: - GV hướng dẫn HS : Tay trái dùng cờ – lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua – vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua – vít ngược chiều kim đồng hồ. + Để tháo vít, em sử dụng cờ lê và tua- vít như thế nào ? - GV cho vài HS lên làm thử. c) Lắp ráp môt số chi tiết: - GV thực hiện mối ghép – tháo trong hình. - GV cho vài HS lên làm thử. - GV hướng dẫn HS sắp xếp gọn gàng vào hộp lắp ghép. Củng cố : - GV tuyên dương nhóm lao động tích cực. - Giáo dục HS ý thức an toàn khi lao động . Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Các chi tiết và dụng cụ bộ lắp ghép mô hình ( tt ) . - Hát . - HS nghe - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp – nhóm - HS quan sát và lắng nghe . - HS thực hiện theo nhóm đôi . - 1 HS đọc SGK . Hoạt động lớp - HS quan sát . - Vài HS lên làm thử. - HS quan sát . - HS đọc SGK . - Vài HS lên làm thử. - HS quan sát . - Vài HS lên làm thử. - HS tự đánh giá nhóm bạn . Nhận xét Trực quan Quan sát Hỏi đáp Luyện tập Giảng giải Thực hành Động não Quan sát Thực hành Nêu gương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKY THUAT MY THUAT AM NHAC.doc
Tài liệu liên quan