Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Trường Tiểu học Trung Nguyên

Tập đọc

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào trầm lắng.

2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ trong SGK + sưu tầm thêm tranh về truyện cổ như: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”,

 - Giấy khổ to ghi đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Trường Tiểu học Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó vài em lên bảng ghi số của mình. GV nhận xét, cho điểm. HS: Cả lớp nhận xét. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự nhận xét quy luật của dãy số. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Cho điểm em nào làm đúng, làm nhanh. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết I. Mục tiêu: 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm “thương thân”. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. 2. Học nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. II. Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ, giấy. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: HS: 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà có phần vần: Có 1 âm: bố, mẹ, chú, dì, Có 2 âm: bác, thím, ông, cậu B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: GV chốt lại lời giải đúng: a) Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm b) Hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn c) Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, d) Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, + Bài 2: - Lời giải đúng: a) Nhân dân, công dân, nhân loại, nhân tài. b) Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. + Bài 3: VD: Nhóm a: - Nhân dân Việt Nam rất anh hùng. - Chú em là công nhân ngành xây dựng. - Anh ấy là một nhân tài của đất nước. - Ê - đi – xơn đã có cống hiến nhiều phát minh có giá trị cho nhân loại. Nhóm b: - Bác Hồ có lòng nhân ái bao la. - Mọi người trong nhà sống với nhau rất nhân hậu. - Ai cũng nói bác ấy là người ăn ở rất nhân đức. - Bà em là người rất nhân từ, độ lượng. + Bài 4: - Gọi các nhóm nêu lời giải của nhóm mình. - Nhận xét, sửa chữa và cho điểm. HS: 1 em đọc yêu cầu, từng cặp HS trao đổi làm vào vở, 4 – 5 cặp làm vào phiếu. Đại diện các nhóm trình bày. HS: Đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp làm vào vở bài tập. GV phát phiếu riêng cho 4 – 5 cặp làm. - Những HS làm phiếu lên trình bày kết quả trước lớp. HS: - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài theo nhóm vào giấy khổ to. Đại diện các nhóm lên dán. HS: Nêu yêu cầu bài tập và trao đổi theo cặp về 3 câu tục ngữ. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Kể lại bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ “Nàng tiên ốc”. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi cùng với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em nối tiếp nhau kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” sau đó nói ý nghĩa câu chuyện. GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi tên bài: 2. Tìm hiểu câu chuyện: - GV đọc diễn cảm bài thơ. HS: - 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ. - 1 em đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi. + Đoạn 1: Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống? HS: mò cua bắt ốc. - Bà làm gì khi bắt được ốc? HS: thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi. + Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ? HS: Nhà cửa quét sạch sẽ, đàn lợn được ăn no, cơm nước nấu sẵn, vườn rau sạch cỏ. + Đoạn 3: Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì? - Bà thấy 1 nàng tiên từ chum nước bước ra. ? Sau đó bà lão đã làm gì - Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên. ? Câu chuyện kết thúc thế nào - Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như 2 mẹ con. 3. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình: ? Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em HS: em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung câu chuyện, không đọc lại từng câu. GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp mời 1 HS giỏi kể mẫu. b. HS kể theo cặp (nhóm) HS: Kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. c. HS nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện. -> Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. Con người phải thương yêu nhau, ai sống có hậu, thương yêu mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. - GV và HS bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học thuộc 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ. __________________________________________ Lịch Sử Làm quen với bản đồ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ. - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước. - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: HS: Kể 1 số yếu tố của bản đồ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu – ghi đầu bài: b. Hướng dẫn bài mới: b.1/ Bước 1: Cách sử dụng bản đồ: * HĐ1: Làm việc với cả lớp. HS: Đại diện 1 số HS trả lời. ? Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? Dựa vào 1 số bảng chú giải ở hình 3 (Bài 2) để đọc các ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý ? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (Bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia - GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ như SGK. b.2/ Bước 2: Bài tập. * HĐ2: Thực hành theo nhóm. - Các nhóm lần lượt làm các bài tập a, b. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV nghe, gọi các nhóm khác sửa chữa, bổ sung. - Câu trả lời đúng bài b ý 3. + Các nước láng giềng Việt Nam là: Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc. + Vùng biển nước ta là 1 phần của biển Đông. + Quần đảo của Việt Nam: Trường Sa, Hoàng Sa... + Một số đảo chính: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, + Một số sông chính: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, * HĐ3: Làm việc cả lớp. - GV tiếp tục treo bản đồ hành chính lên bảng và yêu cầu: - GV chú ý theo dõi và hướng dẫn cho HS chỉ đúng. HS: - 1 em lên đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Đ, B, T, N trên bản đồ. - 1 em lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống. - 1 em lên nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh (thành phố) mình đang sống. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán+ LUYệN TậP I. Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập củng cố về : -Tính giá trị biểu thức. -Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số. II. Hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức: a. 10303 x6 +27854 b. 21576 x3 -12698 c. 81025 -12071 x6 Bài tập 2: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính, sau đó chia cho Huệ số que tính còn lại . Hỏi sau khi chia cho hai bạn, Lan còn lại bao nhiêu que tính. Bài tập 3: Một nhà máy có 3 tổ công nhân,tổ một có số công nhân gấp đôi tổ hai, tổ ba có số công nhân bằng tổ một, tổ hai có 9 công nhân. Hỏi nhà máy có bao nhiêu công nhân? Bài tập 4: Dũng và Minh có 63 viên bi, biết số bi của Dũng bằng tổng số bi của hai bạn. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? Bài tập 5: Có hai gói kẹo, biết số kẹo trong gói thứ nhất bằng số kẹo của cả hai gói, biết hai gói kẹo có 40 viên kẹo. Hỏi mỗi gói có bao nhiêu viên kẹo? * Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. -Học sinh tự làm bài . -3 học sinh lên bảng chữa bài. -Cả lớp nhận xét bài trên bảng. -HS tự làm bài sau đó chữa bài. -HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp nhận xét bài trên bảng. Giải: số bi của Dũng là: 63:9 = 7(viên bi) Số bi của Dũng là:7 x4 =28 (viên bi) Số bi của Minh là: 63 -28 =35(viên bi) - HS tự làm bài sau đó chữa bài. - Chấm bài một số em. ___________________________________ Tiếng Việt+ Luyện tập I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức về: -Tên riêng Việt Nam ; nhân hóa - Văn viết thư. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Bài tập 1: Em hãy viết danh sách các bạn trong tổ của mình( viết cho đúng thứ tự bảng chữ cái tiếng việt) Thứ tự Họ và tên Nam-nữ Bài tập 2: Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. Bài tập 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mặt trời gác núi Theo làn gió mát Bóng tối lan dầma Đóm đi rất êm Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm Lên đèn đi gác Lo cho người ngủ 1. Sự vật nào được nhân hoá trong bài? a. Mặt trời b. Bóng tối. c. Đom đóm d. Làn gió 2. Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào? a. Chuyên cần b. Gác núi c. Đi gác d. Lo 3. Câu " Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối" Tìm bộ phận cho câu hỏi khi nào? * Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học Hoạt động của học sinh -HS viết họ và tên các bạn trong tổ của mình. -Từng cặp đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. HS tự làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn -GV thu bài một số em, nhận xét cách viết của HS HS tự làm bài sau đó chữa bài. HS tự làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn -GV thu bài một số em, nhận xét cách viết của HS ______________________________________ Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2018 Tập đọc truyện cổ nước mình I. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào trầm lắng. 2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ trong SGK + sưu tầm thêm tranh về truyện cổ như: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, - Giấy khổ to ghi đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Sau khi đọc xong toàn bài em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. HS: Tự nêu những hình ảnh thể hiện sự bất bình trước cảnh ức hiếp kẻ yếu. - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: HS: Quan sát tranh, nghe giới thiệu. 2. Dạy bài mới: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ (2, 3 lần ). ? Bài thơ chia làm mấy đoạn GV nghe HS đọc và sửa sai cho những em đọc sai + giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. HS: - Đọc theo cặp - 1, 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: ? Đọc thầm bài và cho biết vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà - Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. - Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của ông cha: Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, - Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin, ? Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào HS: Tấm Cám, Thị thơm, Đẽo cày giữa đường. GV có thể hỏi HS về nội dung 2 truyện đó, sau đó nói về ý nghĩa của 2 truyện đó. ? Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta HS: Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu cau, Thạch Sanh, ? Em hiểu ý nghĩa 2 dòng thơ cuối như thế nào HS: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - GV nghe và khen những em đọc hay. HS: 3 em nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. - GV chọn và hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn thơ theo trình tự: - GV đọc mẫu. - HS: Đọc diễn cảm theo cặp - 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ và thi đọc. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. _____________________________________________ Toán hàng và lớp I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được: - Lớp đơn vị gồm 3 hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. - Giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó ở từng hàng, từng lớp. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ kẻ như phần đầu bài học. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Giới thiệu lớp nghìn, lớp đơn vị: ? Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn HS: Đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Hàng đơn vị, chục, trăm hợp thành lớp đơn vị hay lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu ? Lớp đơn vị gồm những hàng nào HS: hàng đơn vị, chục, trăm - GV viết số 321 vào cột số trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng. - GV tiến hành tương tự như vậy với các số 654000; 654321 HS: Viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm. 2. Thực hành: + Bài 1: HS: - Quan sát và phân tích mẫu trong SGK. - Cho HS nêu kết quả các phần còn lại. + Bài 2: a) GV chỉ viết số 46307 lên bảng chỉ lần lượt vào từng số yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng. HS: Nêu chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. - GV ghi số 65032 lên bảng và hỏi chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào HS: hàng chục, lớp đơn vị. - GV hỏi tương tự với các số còn lại. b) GV cho HS nêu lại mẫu. - Viết số 38753 lên bảng và yêu cầu HS đọc số HS: Đọc số ? Chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào - hàng trăm, lớp đơn vị. ? Giá trị của chữ số 7 là bao nhiêu - là 700 GV cho HS làm tiếp các phần còn lại. + Bài 3: HS: Tự làm theo mẫu. GV nhận xét, cho điểm. 52314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4 503060 = 500 000 + 3 000 + 60 83760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60 176091 = 100 000 + 70 000 + 6 000 + 90 + 1 + Bài 4: HS: Tự làm rồi chữa bài. + Bài 5: HS: Quan sát mẫu rồi tự làm bài. 3. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập. ________________________________________ Tập làm văn kể lại hành động của nhân vật I. Mục tiêu: 1. Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. 2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong 1 bài văn cụ thể. II. Đồ dùng: - Giấy khổ to viết các câu hỏi ở phần nhận xét và 9 câu văn ở phần bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là kể chuyện HS: - 1 em trả lời. - 1 em nói về nhân vật trong truyện. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: a. HĐ1: Đọc truyện bài văn bị điểm không (yêu cầu 1). - GV đọc diễn cảm toàn bài. HS: 2 em khá nối nhau đọc 2 lần cả bài. b. HĐ2: Từng cặp HS trao đổi thực hiện yêu cầu 2, 3. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. + HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3. + 1 em giỏi lên bảng thực hiện thử 1 ý của bài tập 2. à GV nhận xét bài làm của HS. - Làm việc theo nhóm: + Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi sẵn các câu hỏi. (Giờ làm bài: nộp giấy trắng) HS: Làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào giấy. - Cử tổ trọng tài 3 em tính điểm theo tiêu chuẩn sau: - Trình bày kết quả nhóm mình, dán lên bảng. + Lời giải: Đúng / sai + Thời gian: Nhanh / chậm + Cách trình bày: Rõ ràng / lúng túng. ý 1: a) Giờ làm bài: Nộp giấy trắng b) Giờ trả bài: Im lặng, mãi mới nói. c) Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi. ý 2: Thể hiện tính trung thực. * Yêu cầu 3: Thứ tự kể các hành động là a – b – c. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 – 3 em nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: HS: 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm. - Từng cặp HS trao đổi. - GV phát phiếu cho 1 số cặp. - Làm bài vào phiếu và trình bày kết quả. - GV và cả lớp nhận xét. - Lớp nhận xét. - 1 – 2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lý. 1. Một hôm 5. Sẻ không muốn 2. Thế là 4. Khi ăn hết 7. Gió đưa 3. Chích đi kiếm mồi 6. Chích bèn gói 8. Chích vui vẻ 9. Sẻ ngượng nghịu 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ. _________________________________________ Luyện từ và câu Dấu hai chấm I. Mục tiêu: 1. Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2. Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ + vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Bài cũ: - Gv chấm bài. HS: 2 em lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: 3. Phần ghi nhớ: HS: Ba em nối tiếp nhau đọc nội dung bài 1. - Đọc lần lượt từng câu văn, câu thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu a, b, c. + Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép. + Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. + Câu c: Câu sau là lời giải thích HS: - 3 – 4 em nêu lại phần ghi nhớ. - GV nhắc các em học thuộc. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: + Bài 2: GV nhắc HS: HS: Nêu yêu cầu của bài tập, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn. HS: 1 em nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Để báo hiệu lời nói nhân vật có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu ( - ) (nếu là những lời đối thoại). - Trường hợp chỉ dùng để giải thích thì chỉ cần dấu hai chấm. - Cả lớp thực hành viết đoạn văn. - 1 vài em đọc bài trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm. VD: Bà già rón rén đến chỗ chum nước, thò tay vào chum, cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan. Nghe tiếng động, nàng tiên giật mình quay lại. Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: Vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên dịu dàng bảo: - Con hãy ở lại đây với mẹ! Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. 5. Củng cố – dặn dò: - GV hỏi lại nội dung bài. - Về nhà tập viết đoạn văn có dùng dấu hai chấm. Khoa học Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường I. Mục tiêu: - HS có thể sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường và nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 10, 11 SGK. - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, cho điểm. HS: Trả lời câu hỏi bài trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài. b. Dạy bài mới: b.1/ HĐ1: Tập phân loại thức ăn. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK và trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi 3 SGK. HS: - Làm việc theo cặp đôi nói tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày. - Quan sát H10 và hoàn thành bảng sau: (SGV trang 36). + Bước 2: Làm việc cả lớp. GV nghe HS trình bày rồi đi đến kết luận: à Phân loại thức ăn theo các cách: - Phân loại theo nguồn gốc động vật hay thực vật. - Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng có thể chia 4 nhóm: chất bột đường + chất đạm + chất béo + vitamin và chất khoáng. HS: Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả. b.2/ HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: HS làm việc theo cặp. HS: Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường trang 11 SGK và tìm hiểu vai trò. + Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nói tên các thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình trang 11 SGK ? Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày ? Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà các em thích ăn ? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - Nhận xét, bổ sung. HS: Suy nghĩ trả lời. b.3/ HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập cho HS. HS: - Làm việc với phiếu học tập. - 1 số HS trình bày kết quả. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - GV bổ sung và kết luận. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tiếng việt + Luyện tập A- Mục đích, yêu cầu: 1.Tiếp tục rèn kĩ năng nói: HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu, thương người. 2.Luyện kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng, kể được tiếp lời. B- Đồ dùng dạy- học: - Một số chuyện có nội dung về lòng nhân hậu - Bảng lớp chép đề bài - Bảng phụ, vở bài tập C- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra bài cũ GV nhận xét III- Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC 2.Hướng dẫn kể chuyện a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài - GV mở bảng lớp - Treo bảng phụ b)Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa chuyện - Thi kể chuyện - GV nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Biểu dương những học sinh kể tốt. - Dặn học sinh về nhà sưu tầm thêm và đọc những câu chuyện có nội dung nói về lòng nhân hậu. - Hát - 2em luyện kể - Nhận xét và bổ sung - HS lắng nghe - Vài HS luyện kể - Nhận xét và bổ sung - HS đọc yêu cầu hướng dẫn - Thực hành kể chuyện - Nhận xét về cách kể chuyện - Tìm hiểu về ý nghĩa của chuyện ______________________________ Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018 Toán So sánh các số có nhiều chữ số I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. - Củng cố cách tìm số lớn, số bé nhất trong một nhóm các số. - Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 6 chữ số. II. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: Kiểm tra bài làm của HS - Nhận xét cho điểm. HS: Lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. So sánh các số có nhiều chữ số: a. So sánh 99578 và 100000. - GV viết lên bảng: 99578 100000 HS: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao chọn dấu <. Vì số 99578 có 5 chữ số 100000 có 6 chữ số. 5 < 6 vì vậy 99578 < 100000 - Cho HS nêu nhận xét: Trong 2 số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. b. So sánh 693251 và 693500: Gv viết lên bảng 693251 693500 HS: Lên bảng viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao chọn dấu < (ta so sánh các hàng với nhau hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn). => Nhận xét chung. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Tự làm bài vào vở. + Bài 2: HS: Tự làm bài sau đó chữa bài. + Bài 3: HS: Nêu cách làm, tự làm bài. Kết quả đúng: 2467; 28092; 932018; 943567. + Bài 4: HS: Tự làm bài vào vở. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Đạo đức trung thực trong học tập (tiết 2) I.Mục tiêu: 1. Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. 2. Biết trung thực trong học tập. 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Tài liệu và phương tiện: - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: ? Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì ? Trung thực trong học tập em được mọi người như thế nào - Nhận xét, khen. 2. Bài mới: a. Giới thiệu – ghi đầu bài: b. Hướng dẫn thảo luận: * HĐ 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ HS: Thảo luận nhóm bài tập 3. - Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp trao đổi, chất vấn bổ sung. GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: a. Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. b. Báo cáo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng. c. Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. * HĐ 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4 SGK). HS: 1 vài HS trình bày, giới thiệu. ? Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó HS: Thảo luận và trình bày ý nghĩ của mình. => Kết luận: xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. * HĐ 3: Trình bày tiểu phẩm (bài tập 5 SGK). HS: 1 – 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị. - Thảo luận cả lớp và trả lời. ? Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ? Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao HS: Suy nghĩ trả lời. GV nhận xét chung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và thực hiện theo những điều đã học. _______________________________________________ An toàn giao thông (HĐNG ) Vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn I.Mục tiêu: -HS hiẻu nội dung bài vai trò và ý nghĩa của Vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn -HS có ý thức thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các biển báo giao thông đường bộ. II.Đồ dùng dạy học: -GV: Mô hình các biển báo giao thông vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn III. Các hoạt động dạy học: (20 phút) 1. Tổ chức: 2. Bài cũ : Nêu tên các biển báo hiệu giao thông đường bộ ? 3. Bài cũ : a. Giới thiệu b. Hướng dẫn HS thảo luân các câu hỏi: - Nêu đặc điểm của vạch kẻ đường ? -- Vạch kẻ đường có tác dụng gì? Cọc tiêu và rào chắn thường xuất hiện ở đâu và khi nào ? - Hệ thống nội dung , bổ sung nhận xét hệ thống bài - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - Vạch kẻ là nơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 2 Lop 4_12409075.doc
Tài liệu liên quan