Giáo án lớp 4 tuần 23 môn Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật

 1 . Kiến thức :

 - Biết được tác hại của sâu , bệnh hại và cách diệt trừ chúng .

 - Biết một số bệnh hại phổ biến cho cây rau , hoa .

 2 . Kỹ năng :

 - Trình bày được các nội dung của bài học.

 3 . Thái độ :

 - Có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường .

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

· GV : Sư tầmm tranh , ảnh một số loại sâu , bệnh hại cho cây rau , hoa .

- Mẫu : Một số loại sâu hại rau , hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu , bệnh phá hại .

· HS : SGK .

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 23 môn Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : KỸ THUẬT TIẾT 45 : BÓN PHÂN CHO RAU , HOA I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết mục đích của việc bón phân cho rau , hoa . 2 . Kỹ năng : - Biết cách bón phân cho rau , hoa . 3 . Thái độ : - Có ý thức tiết kiệm phân bón , đảm bảo n toàn lao động và vẽ sinh moi trường . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV :Sưu tầm tranh , ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau , hoa . - Phân bón N , P , K , phân hữ cơ , phân vi sinh , HS : SGK . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 12 phút 13 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Chăm sóc rau , hoa - Tỉa cây có tác dụng gì và được áp dụng khi nào? - Thường xuyên tưới nước, làm cỏ và vun xới đất cho rau, hoa có tác dụng gì? - GV nhận xét – Chấm điểm Bài mới : Giới thiệu bài : - muốn cây trồng được xanh tốt , ra hoa , quả nhiều ngoài việc chăm sóc cây chúng ta còn phải bón phân cho cây .T iết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về Bón phân cho rau , hoa . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau , hoa . Mục tiêu : Giúp HS nắm mục đích của việc bón phân cho rau , hoa Cách tiến hành : - GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức ở bài 16 và kiến thức môn Khoa học để trả lời câu hỏi : - Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu ? - Tại sao phải bón phân vào đất ? - GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK để các em hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón đối với rau , hoa . - Em hãy kể tên một số cây rau lấy lá , lấy củ ? - GV giải thích : Loại cây khác nhau thì có nhu cầu về phân bón khác nhau . Ở các thời kì sinh trưởng khác nhau , cây cũng có nhu cầu phân bón khác nhau . Cây lấy củ hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa thì có nhu cầu về lân , ka-li cao . - Mục đích của bón phân là gì ? - GV kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây , mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón với liều lượng khác nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân . Mục tiêu : Giúp HS nắm thao tác kĩ thuật bón phân cho rau , hoa . Cách tiến hành : - GV gợi ý để HS nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cho cây . - Em hãy kể tên một số loại phân mà em biết ? - GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số loại phân . Giải thích ngắn gọn về một số loại phân thường dùng để bón cho rau , hoa như phân hữu cơ , phân hóa học . - Em hãy nêu cách bón phân ở hình 2a và 2b ? . - GV giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho cây rau , hoa . - GV giải thích : Phân vi sinh và phân ủ hoại mục không có mùi hôi thối , trứng giun sán và mầm bệnh đã bị tiêu diệt . - GV tóm tắt nội dung bài học . Củng cố : - Tại sao phải bón phân cho cây rau , hoa ? - Em hãy nêu cách bón phân cho cây rau , hoa ? Dặn dò : GV nhận xét tiết học . Về thực hành đúng . Chuẩn bị : Trừ sâu bệnh hại cây rau , hoa . Hát . - .giúp cây có đủ ánh sáng , chất dinh dưỡng . - .giúp loại bỏ bớt một số cây trên luống (trong chậu) để đảm bảo khoảng cách còn lại sinh trưởng , phát triển . + Tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, năng suất cao . Lớp nhận xét . HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở trong đất . - Cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân , lá , hoa , quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít , không đủ cung cấp cho cây . Để bù lại sự thiếu hụt đó , ta cần phải bón phân vào đất . - HS quan sát và trả lời : - Cây thứ nhất được bón phân đúng loại và đúng cách . + Cây thứ hai bón phân không đúng loại . - Cây rau lấy lá : Cải ngọt , cải xanh , bắp cải , cải cúc , rau dền ,..Cây lấy củ : cà rốt , củ cải trắng , su hào , su su , - HS lắng nghe . - Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Hoạt động lớp - Một số loại phân thường dùng là : phân lân , phân xanh , phân hữu cơ , phân hoá học , - HS lắng nghe . - Hình 2a : Bón phân vào hốc , hàng cây . Hình 2b : Tưới nước phân vào gốc . 2 HS đọc lại phần ghi nhớ / 67 . - Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . - Có thể bón phân cho rau , hoa theo hai cách : + Rải phân đều trên mặt đất hay cho vào hốc . + Hoà phân với nước lã , sau đó tưới vào gốc cây . Kiểm tra Đàm thoại Động não Trực quan Đàm thoại Giảng giải Đàm thoại Đàm thoại Giảng giải Củng cố MÔN : KỸ THUẬT TIẾT 46 : TRỪ SÂU , BỆNH HẠI CÂY RAU , HOA I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Biết được tác hại của sâu , bệnh hại và cách diệt trừ chúng . - Biết một số bệnh hại phổ biến cho cây rau , hoa . 2 . Kỹ năng : - Trình bày được các nội dung của bài học. 3 . Thái độ : - Có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Sư tầmm tranh , ảnh một số loại sâu , bệnh hại cho cây rau , hoa . - Mẫu : Một số loại sâu hại rau , hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu , bệnh phá hại . HS : SGK . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 10 phút 15 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ :Bón phân cho rau , hoa - Tại sao phải bón phân cho cây rau , hoa ? - Em hãy nêu cách bón phân cho cây rau , hoa ? - GV nhận xét – Chấm điểm . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay . cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại . Mục tiêu : Giúp HS nắm mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa . Cách tiến hành : - GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu tên những loại sâu , bệnh hại rau , hoa . - Rau , hoa bị sâu , bệnh phá hại như thế nào ? - GV hướng dẫn HS quan sát một số loại sâu , bệnh và bộ phận cây bị sâu , bệnh phá hại bằng vật mẫu , tranh . - GV kết luận : Sâu , bệnh hại làm cây phát triển kém , năng suất thấp , chất lượng giảm sút . Vì vậy , phải thường xuyên theo dõi , phát hiện sâu , bệnh và diệt trừ chúng kịp thời Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp trừ sâu , bệnh hại . Mục tiêu : Giúp HS nắm các biện pháp trừ sâu , bệnh hại . Cách tiến hành : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK và nêu những biện pháp trừ sâu , bệnh đang được thực hiện trong sản xuất . - Nêu những ưu , nhược điểm của các cách trừ sâu , bệnh ? - Tại sao không thu hoạch rau , hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu , bệnh hại ? - Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu , bệnh hại , người lao động phải trang bị những vật dụng gì ? - GV kết luận . - Yêu cầu HSđọc phần ghi nhớ . Củng cố : - Tại sao cây sinh trưởng kém , chất lượng giảm ? - Để phòng trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa ta cần phải làm gì ? - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây trồng và môi trường . Dặn dò : - GV nhận xét tính thần , thái độ học tập của HS . - Về xem lại bài đã học . - Chuẩn bị : Thu hoạch rau , hoa . Hát . - Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . - Có thể bón phân cho rau , hoa theo hai cách : + Rải phân đều trên mặt đất hay cho vào hốc . + Hoà phân với nước lã , sau đó tưới vào gốc cây . Lớp nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - Rau hoa bị sâu bệnh phá hại : sâu ăn lá , quả , củ ; sâu đục thân làm cho cây bị chết , - HS quan sát . Hoạt động lớp - Những biện pháp trừ sâu , bệnh hại là : Dùng vợt bắt bướm ; phun thuốc trừ sâu ; bắt sâu ; - Bắt sâu , ngắt lá , nhổ cây bị bệnh tốn nhiều công sức và chỉ có hiệu quả khi sâu , bệnh còn ít . + Bẫy đèn đỡ tốn công nhưng chỉ áp dụng với sâu hại thích ánh sáng . + Phun thuốc trừ sâu , bệnh có hiệu quả nhanh nhưng độc với con người , động vật , gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy , phải thực hiện đúng kĩ thuật đúng hướng dẫn , bảo đảm an toàn lao động . + Thả các loại ong kí sinh , bọ rùa , kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây độc và ô nhiễm môi trường . - Đảm bảo khoảng thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ cho rau sạch , người sử dụng không bị ngộ độc . - Người lao động phải mang găng tay , kính đeo mắt , khâu trang , đi ủng , mặc quần áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc . 2 HS đọc ghi nhớ / 70 . - Cây rau , hoa bị nhiều loại sâu , bệnh phá hại làm cho cây sinh trưởng kém , chất lượng giảm . - Để phòng trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa ta cần phải tiến hành trừ sâu , bệnh hại kịp thời bằng các biện pháp : bắt sâu , bẫy bướm và phun thuốc trừ sâu , bệnh hại ,. Kiểm tra Đàm thoại Trực quan Trực quan Đàm thoại Củng cố Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008 MÔN : ÂM NHẠC TIẾT 23 : HỌC HÁT BÀI : CHIM SÁO I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết bài bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ – me ( Nam Bộ ) . 2 . Kỹ năng : - HS biết cách hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi . 3 . Thái độ : - Giáo dục HS ham thích âm nhạc , có ý thức bảo vệ các loài chím . II . CHUẨN BỊ : GV : Nhạc cụ quen dùng – chép bài hát ra bảng phụ . - Bản đồ hành chính Việt Nam – Tranh vẽ rừng cây có nhiều chim sáo bay lượn . HS : SGK – Thánh phách , song loan . Đọc trước bài đọc thêm . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P .PHÁP 1 phút 4 phút 2 phút 15 phút 5 phút 5 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ – TĐN số 6 - Yêu cầu 2 HS trình bày bài Bàn tay mẹ . - Gọi 2 HS TĐN số 6 . - GV nhận xét – Chấm điểm . Bài mới : Giới thiệu bài : - GV treo bản nhạc Chim sáo . - Đồng bào Khơ-me Nam Bộ có kho tàng dân ca rất phong phú . Những bài dân ca Khơ-me thường được trình bày kết hợp với tiếng trống vỗ đệm và động tác múa nhẹ nhàng , duyên dáng Bài Chim sáo có giai điệu vui tươi , lời ca giản dị , miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước . - GV ghi tự bài . Hoạt động 1 : Dạy hát bài Chím sáo Mục tiêu : HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát . Cách tiến hành : Bươcù 1 : Nghe hát mẫu . - GV cho HS nghe đĩa nhạc . Bước 2 : Đọc lời ca - GV chỉ định HS đọc lời ca . - GV giải nghĩa từ : “đom boong” nghĩa là quả đa . Bước 3 : Đọc lời theo tiết tấu lời ca - GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu lần 1 . Bước 4 : Luyện thanh - GV hướng dẫn HS luyện thanh . Bước 5 : Tập hát từng câu . - Bài Chim sáo có 2 lời ca , mỗi lời chia thành 3 câu . - GV hướng dẫn hát lời thứ I . - Lời thứ II tương tự như lời thứ I . - GV lưu ý HS những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến thanh ; chỗ luyến 2 móc đôi phải hát mềm mại . - Những chỗ cuối câu hát , trường dộ ngân và nghỉ 2 phách rưỡi . Bước 6 : Hát cả bài - GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách . Hoạt động 2 : Củng cố bài hát Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài hát Cách tiến hành : - GV yêu cầu 1 HS hát lời 1 và 1 HS hát lời 2 bài Chim sáo . - GV chỉ định nhóm 4 trình bày bài hát trước lớp . Hoạt động 3 : Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù Mục tiêu : HS hiểu nội dung câu chuyện Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện . - Hãy nói cảm nhận của em khi đọc câu chuyện ? à GV kết luận : Chúng ta cần có tinh thần lạc quan , yêu đời , biết vươn lên trước những khó khăn của cuộc sống . Âm nhạc là 1 nghệ thuật giúp ta có tinh thần lạc quan đó . Củng cố : - GV yêu cầu từng tổ trình bày lại bài hát Chim sáo . - GV nhận xét – Tuyên dương những nhóm hát hay . Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ . - Chuẩn bị : Ôn tập bài hát Chim sáo Ôn tập TĐN số 5 và 6 . - Hát - 2 HS lên hát . - 2 HS TĐN số 6 . - LơÙp nhận xét . - HS quan sát và lắng nghe . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS lắng nghe . - 2 HS thực hiện . - HS lắng nghe . - Cả lớp đọc theo . - HS tập luyện thanh . - HS tập hát từng câu theo hướng dẫn - Cả lớp thực hiện . Hoạt động nhóm - 2 HS thực hiện theo yêu cầu . - Nhóm 4 HS trình bày bài hát . - Lớp nhận xét . Hoạt động lớp - 3 HS tiếp nối nhau đọc câu chuyện Tiếng sáo của người tù . - Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng , trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan , yêu đời và hoạt động âm nhạc , luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng . - HS các tổ trình bày bài hát . - Lớp nhận xét . Kiểm tra Trực quan Trực quan Thực hành Giảng giải Luyện tập Thực hành Thực hành Trình bày Thực hành Đàm thoại Củng cố MÔN : MỸ THUẬT TIẾT 23 : TẬP NẶN TẠO DÁNG : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Biết được các bộ phận chính và các động tác của người khi hoạt động . 2 . Kỹ năng : - Làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích . 3 . Thái độ : - Quan tâm , tìm hiểu các hoạt động của con người . II . CHUẨN BỊ : GV : SGK , SGV - - Sưu tầm tranh , ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh , cách điệu . - Bài tập nặn của HS các lớp trước - Đất nặn . HS : SGK - Đất nặn . - Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng đẻ làm bảng nặn . - Một thanh tre hoặc gỗ có một đầu nhọn , một đầu dẹt dùng để khắc , nặn các chi tiết . - Giấy vẽ hoặc vở thực hành ; màu vẽ hoặc giấy màu ; hồ dán . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P .PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 5 phút 5 phút 15 phút 4 phút 2 phút Khởi động : Bài cũ :Vẽ theo mầu : Cái ca và quả - GV nhận xét bài vẽ của HS . - Tuyên dương những bài vẽ đẹp . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em tập nặn tạo dáng : tập nặn dáng người . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . Mục tiêu : Giúp HS nêu được các đặc điểm của các mẫu . Cách tiến hành : - GV giới thiệu ảnh một số tượng người , tượng dân gian hay các bài tập nặn của HS các lớp trước để các em quan sát , nhận xét về : + Dáng người đang làm gì ? + Các bộ phận nào ? + Chất liệu để nặn , tạc tượng là gì ? - GV gợi ý HS tìm vài hình dáng để nặn . Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người . Mục tiêu : Giúp HS nắm cách nặn dáng người . Cách tiến hành : - GV hướng dẫn thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát : + Nhào , bóp đất sét cho mềm , dẻo . + Nặn hình các bộ phận . + Gắn dính các bộ phận thành hình người + Tạo thêm các chi tiết cho hoàn chỉnh - GV gợi ý HS : + Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật . + Sắp xếp thành bố cục . Hoạt động 3 : Thực hành . Mục tiêu : Giúp HS nặn được một hình người . Cách tiến hành : - GV giúp HS : + Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận . + So sánh hình dáng , tỉ lệ để cắt , gọt , nắn và sửa hình . + Gắn , ghép các bộ phận . + Tạo dáng nhân vật . - GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tại theo ý thích . - GV lưu ý : Nặn xong , để khô , sau đó có thể vẽ màu cho đẹp . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . Mục tiêu : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . Cách tiến hành : - GV gợi ý HS nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình , dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài . - GV cùng HS lựa chọn và xếp loại sản phẩm . - Tuyên dương những sản phẩm đẹp . Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị : Vẽ trang trí : Tìm hiểu vẽ kiểu chữ nét đều . - Hát . - HS lắng nghe . - HS quan sát . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS quan sát . + Dáng người đang hoạt động . + Đầu , mình , chân , tay . + Đất , gỗ . Hoạt động lớp - HS quan sát . - HS lắng nghe . Hoạt động cá nhân - Cả lớp thực hiện nặn tạo dáng . - HS trình bày sản phẩm của mình . Hoạt động lớp - HS tự nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình và của bạn . Đánh giá Trực quan Đàm thoại Trực quan Giảng giải Thực hành Trình bày Đánh giá MÔN KỸ THUẬT TIẾT 29 : LẮP XE NÔI I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Giúp học sinh biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi. 2 . Kĩ năng: - HS lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình . 3 . Thái độ: - Rèn HS tính cẩn thận , làm việc theo quy trình. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Vật liệu dụng cụ lắp ghép kĩ thuật , chiếc xe nôi lắp sẵn . HS: Bộ lắp ghép kĩ thuật. III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 5 phút 20 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Lắp cái đu - GV nhận xét sản phẩm của HS . - Tuyên dương những sản phẩm chắc chắn . Bài mới : Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em lắp ráp xe nôi . - GV ghi tựa bài . Hoạt động1 : Hướng dẫn HS quan sát Mục tiêu: Học sinh biết quan sát để chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi. Cách tiến hành: - Cho HS quan sát chiếc xe nôi đã lắp sẵn - Để ráp đuợc chiếc xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận? - Nêu tác dụng xe nôi trong thực tế? à Gv chốt: Xe nôi là dụng cụ quen thuộc trong cuộc sống gia đình Hoạt động2 : Hướng dẫn HS thực hành . Mục tiêu: HS lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình . Cách tiến hành: a)Chọn các chi tíết: - GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK , để vào nắp hộp theo từng loại. - GV có thể cho HS gọi tên các chi tiết cần lắp cái đu. b) Lắp từng bộ phận: Lắp tay kéo: - GV vừa lắp, vừa hỏi HS: - Lắp tay kéo, cần phải có những chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu ? Lắp gía đỡ trục bánh xe: - Để lắp gía đỡ trục bánh xe, cần những bộ phận nào? Số lượng bao nhiêu ? LaÉp thanh đỡ gía đỡ trục bánh xe, lắp thành xe với mui xe, lắp trục bánh xe - GV cho HS quan sát hình, gọi 1 HS lên bảng lắp. - GV nhận xét, sửa sai. Lắp xe nôi: - GV cho HS quan sát hình, gọi 1 HS lên bảng lắp. - GV tiến hành lắp các bộ phận để hoàn thành lắp xe nôi. - Kiểm tra sự chuyển động của xe. - Tuyên dương bạn làm đúng nhất. Củng cố : - Tuyên dương HS học tập tích cực . - GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết, xếp vào hộp. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Về xem lại cách lắp ráp . - Chuẩn bị : Lắp xe nôi ( tt ) - Hát . - HS lắng nghe . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS quan sát – nhận xét . - 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe. - Dùng cho em bé ngồi, nằm. Hoạt động lớp - HS cùng thực hiện chọn các chi tiết. - HS gọi tên các chi tiết. - HS quan sát . - 2 thanh thẳng 7 lỗ, và 1 thanh chữ U dài. - HS nêu - 1 HS lên làm thử. - HS thực hành lắp ghép - Chú ý an toàn khi lao động. - Quan sát , thực hiện . - HS tháo rời các chi tiết, xếp vào hộp. Kiểm tra Quan sát Hỏi đáp Quan sát Thực hành Giảng giải Hỏi đáp Thực hành Quan sát Thực hành Nêu gương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKY THUAT MY THUAT AM NHAC.doc
Tài liệu liên quan