Giáo án Lớp 4 Tuần 23 - Trần Thị Thu Hoài - Trường Tiểu học Lê Lợi

TOÁN

 PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số.

 Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.

- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

- HS có năng lực tự học.

II/ CHUẨN BỊ :

- Một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 10 cm, bút màu.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 23 - Trần Thị Thu Hoài - Trường Tiểu học Lê Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé ngủ ngon lành trên lưng mẹ. Mặt trời mọc sau dãy núi, toả những tia nắng ấm áp xuống nương ngô. - Treo tranh minh hoạ yêu cầu: Hãy tả những gì em thấy trong bức tranh? 2. HĐ 2: Luyện đọc - 1 HS đọc. - Gọi 1 HS đọc. - HS chia đoạn: + Đoạn 1: Dải mây trắngra chợ tết. + Đoạn 2: Họ vui vẻ kéo hàngcười lặng lẽ. + Đoạn 3: Thằng em bénhư giọt sữa. + Đoạn 4:Tia nắng tíađầy cổng chợ. + Bài chia làm mấy đoạn? - 4 HS đọc, mỗi em 1 đoạn. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1. - 4 HS đọc, mỗi em 1 đoan. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2. - HS tìm từ khó, dễ lẫn. - Gọi HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn. - GV ghi bảng: đỉnh núi, hồng lam, lon xon,lom khom. lặng lẽ, nép đầu, giọt sữa, ruộng lúa - HS đọc cả bài. 3. HĐ 3: Tìm hiểu bài - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, tự tìm câu trả lời. - HS chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp - CTHĐTQ điều hành cho các bạn trình bày trước lớp. GV theo dõi, quan sát, bổ sung,trợ giúp cho HS khi cần thiết, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI 1.Mỗi người đi chợ tết có dáng vẻ ra sao? Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon. Các cụ già chống gậy lom khom. Cô gái mặc áo yếm đỏ che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm mẹ. Hai người gánh lợn theo sau là con bò vàng ngộ nghĩnh. 2. Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung? Bên cạnh những dáng vẻ riêng, người dân đi chợ tết đều rất vui vẻ. Họ tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. 3.Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? Các màu sắc trong bức tranh: Trắng đỏ, hồng lam, xanh, biếc thắm, vàng, tía son. 4.Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được một bức tranh chợ tết ở miền trung du giàu màu sắc, âm thanh và vô cùng sinh động. Qua đây ta thấy cảnh sinh hoạt của người dân quê rất vui vẻ, đầm ấm. 4. HĐ 4 : Luyện đọc diễn cảm - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc. 1 HS đọc 4 dòng đầu và 1 HS đọc tiếp. HS cả lớp đọc thầm để tìm ra giọng đọc hay. - HS theo dõi cô hoặc bạn đọc mẫu, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm. - GV treo bảng phụ và giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. - HS điều hành cho 3 đến 5 cặp HS thi đọc trước lớp. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. * Củng cố bài: nêu ý nghĩa bài. - Nhận xét tiết học LỊCH SỬ Bài 8: TRƯỜNG HỌC, VĂN THƠ, KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ (T1) I.MỤC TIÊU: - KT: Mục tiêu trong TL. Giúp HS biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học) - KN: Rèn kĩ năng ghi nhớ quan sát, nhận xét. - TĐ: Có ý thức coi trọng sự tự học. II. ĐỒ DÙNG - TL, vở ghi. III. CÁC HĐ CHỦ YẾU 1. Khởi động. HĐTQ kiểm tra HĐƯD 2. Nhóm trưởng lấy TL, đọc mục tiêu. A. HĐCB : HĐ1- 2 như TL HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HĐ 1: Tìm hiểu tổ chức giáo dục thời Hậu Lê. - HS đọc tài liệu, trả lời các câu hỏi. HS hoạt động theo 3 bước: Cá nhân – Nhóm – Chia sẻ trước lớp HĐTQ điều hành HS trình bày, thống nhất đi đến kết luận sau: + Đến thời Hậu Lê, giáo dục có quy củ chặt chẽ, lập Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, + Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. + 3 năm có một kì thi Hương và thi Hội. HĐ 2. Tìm hiểu chính sách khuyến học HS thảo luận đi đến thống nhất: + Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc vào bia đá ở Văn Miếu những người đỗ cao. Củng cố bài: Nêu nội dung bài học Mời HĐTQ tổ chức cho các bạn trình bày theo câu hỏi gợi ý. (GV hỗ trợ nếu cần, kết hợp giáo dục HS) GV khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo. Tổ chức cho HS suy nghĩ, thảo luận câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? Kết hợp cho HS quan sát một số hình ảnh về Văn Miếu, ---------------------------------------------------------------------- GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIAO LƯU TRÒ CHƠI DÂN GIAN I.MỤC TIÊU - HS biết cách chơi thành thạo các trò chơi dân gian, thực hiện tốt và nhanh tay nhanh mắt. - Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi. - HS bồi dưỡng được tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Một số dụng cụ, phương tiện khi tổ chức trò chơi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HS chuẩn bị thành lập ban tổ chức: Cán bộ lớp, các tổ trưởng, nhóm trưởng -Phân công trách nhiệm từng thành viên trong ban tổ chức. -Chuẩn bị ôn luyện các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, các tiết mục văn nghệ. -Mỗi đội HS cử 5 – 7 em vào đội thi -HS phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm phần thưởng cho đội chơi và cổ vũ động viên các thành viên trong các đội chơi. -Các đội , các nhóm chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời ban giám khảo, phân công người điều khiển chương trình, viết giấy mời đại biểu. -Các đội chơi đăng kí môn thi với ban tổ chức -Đội văn nghệ của lớp trình bày trước các tiết mục văn nghệ -Người điều khiển chương trình tuyên bố giới thiệu lí do -MC giới thiệu nội dung chương trình -Giới thiệu ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm theo hình thức ghi điểm trực tiếp Ban giám khảo đánh giá kết quả, nhận xét cuộc thi, công bố kết quả giải thưởng. -1- Chuẩn bị:-GV cần phổ biến cho HS nắm trước: + Nội dung: Thi các trò chơi dân gian hợp với lứa tuổi thiếu nhi. + Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử một đội gồm từ 5 – 7 người các đội chơi sẽ thi đấu với nhau. + Thành lập ban tổ chức gồm GVCN lớp, lớp trưởng, chi đội trưởng và các tổ trưởng. 2- Tiến hành cuộc thi: Yêu cầu HS thực hiện theo các phần: Trước khi tổ chức cuộc thi các trò chơi dân gian, đội văn nghệ của lớp trình bày một số tiết mục văn nghệ ( các bài dân ca) hướng vào chủ đề cuộc thi Yêu cầu người điều khiển chương trình tuyên bố lí do nội dung chương trình cuộc thi Yêu câu giới thiệu ban giám khảo và ban giám khảo ra mắt - Yêu cầu công bố tiêu chí chấm điểm Theo hình thức ghi điểm trực tiếp đội nào giành số điểm cao nhất ở các phần thi thì sẽ thắng cuộc 3. Nhận xét - đánh giá - trao giải thưởng: + Yêu cầu công bố kết quả giải thưởng. Tuyên bố kết thúc cuộc thi. ---------------------------------------------------------------------- KĨ THUẬT TRỒNG CÂY RAU, HOA I.MỤC TIÊU : -HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. -Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất. -Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Cây con rau, hoa để trồng. Túi bầu có chứa đất. III.CÁC H/Đ DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV -Chuẩn bị đồ dùng học tập. * HĐ1: HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con. -HS đọc nội dung bài SGK. - HS d bài cũ. -HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS quan sát và trả lời. HS nêu được: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì cây phát triển tốt -2 HS nhắc lại. * Hoạt động 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật -HS thực hiện trồng cây con theo các bước trong SGK. -HS cả lớp. *Kiểm tra dụng cụ học tập. -GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi +Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn? +Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? -GV nhận xét, giải thích: -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK +Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ? +Tại sao phải đào hốc để trồng ? +Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ? -Cho HS nhắc lại cách trồng cây con. -GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất ---------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu (BT1). - Viết được một đoạn văn miêu tả một loài hoa ( hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). GD hs yêu cây cối, ý thức bảo vệ môi trường. II.CHUẨN BỊ: - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV * Bài cũ - 2 HS đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích đã làm ở tiết TLV trước. * Bài tập 1: - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn văn. Một em đọc đoạn Hoa sầu đâu. Một em đọc đoạn Quả cà chua. - HS làm bài theo cặp. Từng cặp đọc thầm lại 2 đoạn văn và trao đổi với nhau về cách miêu tả của tác giả. - Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. + Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. - Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “... mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả ... hoa mộc... Cho mùi thơm huyền dịu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê: “mùi đất cày ... rau cần... - Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó ... men gì.... b) Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. - Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh: “Quả lớn, quả bé ... mặt trời nhỏ, hiền dịu.... + Tả bằng hình ảnh nhân hoá: ...quả leo nghịch ngợm ..., ...Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây... - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. * Bài tập 2: - HS làm bài: HS suy nghĩ chọn 1 loài hoa hoặc 1 thứ quả và tả về nó. - HS trình bày, HS khác nhận xét. - 6 HS đọc đoạn văn trước lớp. - HS theo dõi và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. *Củng cố bài: - HS nêu lưu ý khi viết văn tả cây cối. - Nhận xét, đánh giá. Cho HS đọc nội dung - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại (GV treo bảng viết tóm tắt lên bảng lớp). a). Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng) b) Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú) - Cho HS đọc yêu cầu BT - GV giao việc: Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và đánh giá những bài viết hay. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn. -------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2017 TOÁN PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số. - Biết cộng hai phân số cùng mẫu số. - HS có năng lực tự học. II/ CHUẨN BỊ : Một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 10 cm, bút màu. III / CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HĐ1. Hình thành phép cộng phân số - HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. -HS thực hành: Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. Từ đó, HS tự tìm ra số phần đã tô màu lần thức nhất (băng giấy), lần thứ hai (2/8 băng giấy), cả 2 lần (băng giấy) Sau đó, HS tô màu Một số em đọc HS suy nghĩ, trao đổi để tự biết rút ra cách cộng: + = -HS thực hành -HS nêu cách cộng hai PS cùng MS HĐ 2. Luyện tập. Bài 1. HS làm bảng con. Nhận xét, chữa bài. Bài 2. HS làm bài. - Từ bài tập, HS rút ra tương tự như vậy, phép cộng PS cũng có tính chất giao hoán. Bài 2. 1 HS làm BP. Lớp làm phiếu. -HS chia sẻ trước lớp. Nhận xét, chữa bài. * Củng cố bài: HS nêu các cộng 2 PS cùng MS. - GV nêu vấn đề: Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 3/8 băng giấy; sau đó, Nam tô tiếp 2/8 băng giấy. Hỏi Nam đã tô màu phần băng giấy? GV hướng dẫn HS thực hành trên băng giấy và bằng một số câu hỏi: Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau? Lần thứ nhất Nam tô màu mấy phần băng giấy? Lần thứ hai Nam tô màu mấy phần băng giấy? Cả hai lần Nam tô màu mấy phần băng giấy.......... Hướng dẫn HS cộng hai PS cùng MS. Cho HS nêu lại cách cộng 2 PS cùng MS. Cho HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên đã học. Tổ chức cho HS làm bài, chữa bài. -Đặt câu hỏi: Khi ta đổi chỗ các PS trong một tổng thì tổng có thay đổi không? - Quan sát, giúp đỡ HS khi HS gặp khó khăn Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 2) I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. - Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng; Không đồng tình với những người không tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng. Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng. - HS biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu phiếu cho hoạt động hướng dẫn ở nhà. - Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ + Vì sao phải lịch sự với mọi người? - Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn. B. Bài mới 1. Giới thiệu- GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV Hoạt động 1: Xử lý tình huống - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện lần lượt các nhóm lên chia sẻ trước lớp. Câu trả lời đúng: nếu là bạn Thắng em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. Vì nhà văn hoá xã là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mỹ chung. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến HS làm việc theo 3 bước: Cá nhân –Nhóm – Chia sẻ trước lớp 1.Nam, Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ. 2. Việc làm đó của mọi người là đúng. Bởi vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cùng cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn. Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó vừa làm ảnh hưởng đến môi trường (nhiều người khắc tên lên cây khiến cây bị chết), vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ - GV nêu tình huống như trong SGK. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu thảo luận, đóng vai xử lý tình huống. - Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau: 1.Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa. 2.Gần đến tết, mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ. 3.Đi tham quan, bắt trước các anh chị lớn, Quân và Dũng khắc tên mình lên thân cây. Từ các tình huống, GV đặt câu hỏi: + Vậy để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì? Nhận xét, tổng hợp các câu trả lời. Kết luận: Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệpđều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU DẤU GẠCH NGANG I.MỤC TIÊU : -HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. -Rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết. -HS biết vận dụng dấu gạch ngang khi đặt câu, viết văn. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ . III.CÁC H/Đ DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV - HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng của dấu gạch ngang Phần Nhận xét : Bài tập 1: -3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT. -HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. -1 số HS phát biểu. Bài tập 2: -HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến : +Đoạn a : Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nv trong đối thoại . +Đoạn b : Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn . +Đoạn c : Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp bảo quản quạt điện . -3 – 4 HS đọc n/d cần Ghi nhớ (SGK). Phần Ghi nhớ : HĐ 2: HS làm bài tập Bài 1: -HS tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha , nêu t/d của mỗi dấu : Đánh dấu phần chú thích trong câu (bố Pa - xcan là một viên chức sở tài chính). Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa - xcan).Dấu gạch ngang thứ nhất: Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa - xcan. Dấu gạch ngang thứ hai: Đánh dấu phần chú thích (đây là lới nói Pa - xcan nói với bố). Bài 2: -1HS đọc y/c của bài . -HS viết đoạn văn theo y/c của BT . -HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn . * Củng cố bài -1 HS nhắc lại n/d . - Gọi HS nói tác dụng của từng dấu gạch ngang trong câu văn bạn dùng. -GV chốt ý, dán bảng phụ viết lời giải. ?Theo em, trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì ? -GV nhận xét, KL . -Gọi 1 HS đọc nội dung BT 1. - Nhận xét – chữa bài . - Yêu cầu HS tự làm bài. Phát giấy và bút dạ cho 3 HS có trình độ giỏi, khá, trung bình để chữa bài. -Nhận xét , sửa chữa . Tổng kết n/d bài. KHOA HỌC Bài 24: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (T1) I.MỤC TIÊU - KT: MT như TL. Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. - KN: Kể ra được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật. Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt. - Yêu thích tìm hiểu khoa học, ý thức chăm sóc cây. II. ĐỒ DÙNG Vở. Tài liệu. III. CÁC HĐ CHỦ YẾU 1. Khởi động. TBVN cho khởi động. HĐTQ kiểm tra hoạt động ứng dụng. 2. Nhóm trưởng lấy TL. 3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu trong TL. A. HĐCB: Như TL HĐ 1-3 HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật HS làm việc cá nhân – nhóm – chia sẻ trước lớp. Từ đó HS nêu được vai trò của ánh sáng (giúp cây quang hợp, hút nước, ) HĐ 2: Tìm hiểu nhu cầu ánh sáng của thực vật. HS thảo luận, nêu được: + Nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây khác nhau. + Cây ăn quả,lúa, ngô,.. + Cây gừng, giềng, rong,.. - HS liên hệ thực tế: Tìm hiểu nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ thu hoạch cao. C. Hoạt động ứng dụng: Như tài liệu. - Mời HĐTQ điều hành các bạn hoạt động Quan sát, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. - GV nêu câu hỏi: + Tại sao có một số loài cây chỉ sống ở nơi rừng thưa, cánh đồng, nơi có nhiều ánh sáng? Một số cây khác lại sống trong rừng rậm? +Hãy kể tên một số loài cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng. + Hãy nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong trồng trọt. GD HS yêu thích tìm hiểu khoa học, ý thức chăm sóc cây.. Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2017 TOÁN PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tiếp theo) I/ MỤC TIÊU: Giúp HS ; - Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số. - Biết cách cộng hai phân số khác mẫu số. - Giáo dục hs ý thức học tập. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HỖ TRỢ CỦA GV HĐ1: Cộng hai phân số khác mẫu số -HS đọc ví dụ, làm việc cá nhân trên băng giấy rồi suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ trước lớp về cách cộng hai phân số khác mẫu số. - Ta làm tính cộng: + = - HS nhận xét: Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên muốn cộng được hai phân số này chúng ta cần qui đồng mẫu số hai phân số đó. - HS cộng theo nhóm đôi rồi báo cáo kết quả: - HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số: + B1: Qui đồng mẫu số hai phân số. + B2: Cộng hai phân số cùng mẫu số. - HS nêu ví dụ về cộng hai phân số khác mẫu số và thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét. HĐ2.Thực hành : Bài 1 :HS làm bài tập 1 vào vở rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét. Một số HS nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số. Bài 2 : -- HS tự làm bài vào vở. - HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét. Bài 3 1HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở, 2 hs làm bảng phụ . - HS chữa bài, lớp theo dõi và nhận xét. Giải: Sau hai giờ ô tô chạy được: (quãngđường ) * Củng cố:-1 HS nhắc lại cách cộng hai PS khác MS.. -GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trên băng giấy. -Gợi ý HS nhận xét, rút ra cách cộng hai PS khác MS. GV gọi HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số. - GV gọi HS tìm ví dụ và thực hiện cộng hai phân số khác mẫu số. Y/c làm bài vào vở, gv quan sát. - GV gọi HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số. - GV củng cố HS thực hành cộng 2 PS khác mẫu số. GV ghi bài tập lên bảng: - GV hướng dẫn HS tìm MSC của hai phân số trên( MSC là 21) GV củng cố cách cộng hai phân số khác mẫu số. GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS tự làm bài và chữa bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV củng cố bài. --------------------------------------------------------------------------- ĐỊA LÍ Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (T1) I. MỤC TIÊU - KT: mục tiêu trong TL. Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước - Khai thác kiến thức từ tranh ảnh bản đồ. - Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước. - KN: Rèn kĩ năng chỉ bản đồ, ghi nhớ, tổng hợp các nội dung đã học - TĐ: Giáo dục học sinh ý thức tự hào và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. II. ĐỒ DÙNG - Vở, TL, Phiếu HT HĐ2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Khởi động. HĐTQ kiểm tra HĐƯD 2. Nhóm trưởng lấy TL. 3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu trong TL. A. HĐCB: HĐ1-5 HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HĐ 1. Tìm hiểu về vựa lúa, cây trái lớn nhất cả nước. - HS đọc tài liệu, suy nghĩ, trao đổi và chia sẻ trước lớp, cùng thống nhất câu trả lời. - Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động - Lúa gạo và cây trái đã cung cấp nhiều nơi trong nước và xuất khẩu - Gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa, xay sát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu. HĐ 2. Tìm hiểu nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước. Làm việc theo nhóm HĐ theo y/c GV - Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Cá tra, cá ba sa, tôm..... Thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và thế giới. Hoạt động ứng dụng: Như tài liệu Tổ chức cho HS hoạt động theo 3 bước: B1: Cá nhânY/c HS dựa tranh ảnh trả lời câu hỏi: Kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ B2: Y/c các nhóm trình bày kết quả - Giáo viên kết luận B3: Mời HĐTQ tổ chức cho các bạn trả lời: - GV tổ chức tương tự HĐ 1: - Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản - Kể tên loại thuỷ sản được nuôi nhiều ? - Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ? -------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP I.MỤC TIÊU:Giúp HS: - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1). Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó (BT2). - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp (BT3), biết đặt câu với các từ đó (BT4). - HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ. II.CHUẨN BỊ - Bảng phụ và một số tờ giấy khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS HỖ TRỢ CỦA GV HS làm bài tập : HS làm việc cá nhân – trao đổi nhóm – Chia sẻ trước lớp Bài 1- 1 HS đọc, lớp lắng nghe. HS làm bài theo cặp. Các cặp trao đổi chọn câu tục ngữ thích hợp với nghĩa đã cho. Đại diện các cặp phát biểu - Lớp nhận xét. -Giao bảng phụ cho các nhóm. -Cho HS sử dụng từ điển. - Cho HS đọc yêu cầu của BT 1. - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Tục ngữ Nghĩa Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Hình thức thường thống nhất với nội dung Tốt gỗ hơn tốt nước sơn + Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh, bên thành cũng kêu + Cái nết đánh chết cái đẹp + Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon. + Bài 2 : - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. HS suy nghĩ, tìm các trường hợp có thể sử dụng các câu tục ngữ. - Một số HS nêu các trường hợp. - Lớp nhận xét. Bài 3 : - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. HS suy nghĩ, tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp ghi vào giấy. - Đại diện các nhóm lên dán bài trên bảng lớp và đọc các từ đã tìm được. - Lớp nhận xét. ( tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li...) Bài 4 -- HS chọn từ và đặt câu. - Một số HS đọc câu mình đặt. - Lớp nhận xét. - Nêu một số từ ngữ về chủ đề. * Củng cố:-1 HS nhắc lại n/d. - GV nhận xét và khẳng định những trường hợp các em đã ra đúng với đề tài Cho HS đọc yêu cầu BT ( Y/C HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ và đặt câu được). - GV nhận xét và khẳng định những từ đã tìm đúng GV giao việc: Mỗi em chỉ chọn 3 từ vừa tìm được ở BT3 và đặt câu với mỗi từ. - Cho HS làm việc. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại câu đúng. -------------------------------------------------------------- KĨ THUẬT CHĂM SÓC RAU, HOA I.MỤC TIÊU : -HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC -Vật liệu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 23 moi nhat.doc
Tài liệu liên quan