Toán
Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến và kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé hơn).
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: Hs biết đọc đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
38 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 4 (HS khuyết tật), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh
Hs Thư
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 3 trong VBT toán
- Kiểm tra sách vở của một số HS
- Nhận xét, đánh giá HS.
2. Bài mới : 30’
a)Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Củng cố về cách viết và đọc số theo các hàng, các lớp đã học.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung b 1
- Yêu cầu HS viết số gồm 315 triệu, bảy trăm nghìn, tám trăm linh sáu.
- Yêu cầu HS phân tích số trên theo các hàng, các lớp đã học.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở, 1 HS lên bảng làm tiếp vào bảng phụ.
- Nhận xét, chốt bài
? Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
? Nêu các hàng thuộc lớp nghìn, lớp triệu?
Bài 2: Củng cố về đọc số và cấu tạo hàng lớp của số.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Viết các số lên bảng, yêu cầu HS đọc số kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số:
? Nêu các chữ số ở từng hàng của số 32 640 507?
? Số 8 500 658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? ...
Bài 3: Củng cố về viết số và cấu tạo số.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS các số, 2 HS lên bảng mỗi HS viết 2 số.
- Gọi HS đọc số vừa viết và phân tích số theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
Viết lên bảng các số: 715 638; 571 638; 836 571.
? Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
? Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu?
? Giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò: 5’
? Khi phân tích cấu tạo của số theo các hàng ta phân tích theo thứ tự nào
? Để xác định giá trị của chữ số ta dựa vào đâu?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài Luyện tập.
- 1 HS lên bảng chữa bài
- 1 số HS nộp vở để GV kiểm tra
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- Quan sát bảng phụ
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp : 315 700 806
- Phân tích số theo các hàng, các lớp đã học.
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS hoàn thành vào bảng phụ.
- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn ; Lớp triệu gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- 1 HS nêu yêu cầu
- Lần lượt đọc các số và nêu theo yêu cầu của GV
+ Nêu theo thứ tự từ phải sang trái : Số 32 640 507 có chữ số 7 ở hàng đơn vị, chữ số 0 ở hàng chục, chữ số 5 ở hàng trăm, chữ số 0 ở hàng nghìn, chữ số 4 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn, chữ số 2 ở hàng triệu và chữ số 3 ở hàng chục triệu.
- Số 8 500 658 gồm 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 trăm, 5 chục và 8 đơn vị.
- 1 HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết các số vào vở :
a) 613 000 000
b) 131 405 000
c) 512 326 103
d) 86 004 702
- Nối tiếp đọc và phân tích số theo GV yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lần lượt đọc các số.
- Trong số 715 638 chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
- Trong số 715 638, chữ số 5 có giá trị là 5000.
- 500 000 vì chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn.
- Ta phân tích theo thứ tự từ phải sang trái, từ hàng thấp nhất đến hàng cao nhất của số.
- Ta dựa vào vị trí của chữ số đó trong số.
Lắng nghe
Lắng nghe
- HS đọc, viết số tròn triệu do GV yêu cầu.
- HS đọc, viết số tròn triệu do GV yêu cầu.
- HS đọc, viết số tròn triệu do GV yêu cầu.
- HS viết 2 – 3 số tròn triệu.
Lắng nghe
-------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 4 : MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung :
- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn thiêu chứ không chịu khuất phục.
- Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn và kể đúng.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS vẽ tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
A. Kiểm tra bài cũ:5’
- Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu ?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu 1’
2. Gv kể chuyện 6’
- Gv kể lần 1.
- Gv kể lần 2 + chỉ tranh.
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng đã làm gì ?
+ Nhà vua đã làm gì khi biết ?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, dân chúng có thái độ ntn ?
+ Vì sao cuối cùng nhà vua thay đổi thái độ ?
3. Hướng dẫn kể chuyện.18’
- Gv yêu cầu hs dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể trong nhóm
- Kể chuyện trước lớp.
- Câu chuyện này có ý nghĩa gì ?
- Gv đưa ra tiêu chí để học sinh nhận xét:
+ Đúng nội dung.
+ Kết hợp tốt điệu bộ, giọng kể.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò. 5,
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.
- Vn kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 2 hs thi kể
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs quan sát tranh minh hoạ.
+ Hát bài hát lên án nhà vua.
+ Bắt kẻ sáng tác bài thơ đó.
+ lần lượt khuất phục
+ thán phục, kính trọng lòng trung thực.
- Hs kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- 4 hs kể nối tiếp câu chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét
- 2 học sinh thi kể cả câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện với các bạn.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn, chính khí phách đó đã làm nhà vua khâm phục, kính trọng.
- Hs nhắc lại.
- 1 hs trả lời
Lắng nghe
HS vẽ tranh
HS vẽ tranh
Hs tô màu vào tranh
Lắng nghe
--------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 7: CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung :
- Nắm được thế nào là cốt truyện.
- Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Sắp xếp lại những sự việc chính của một câu chuyện thành một cốt truyện.
- Có ý thức học tập
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS tô màu vào hình người do GV chuẩn bị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1 Kiểm tra bài cũ: 5’
- Một bức thư cấu tạo gồm mấy phần ? Nhiệm vụ chính của từng phần là gì ?
- Gv nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu 1’
Các em đã tìm hiểu cách xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài yếu tố trên, trong bài văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện
2.2. Nhận xét: 12’
Bài 1 + 2+ 3:
- Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm:
1)Ghi lại ngắn gọn những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện, vậy theo em cốt truyện là gì ?
* Gv: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
3)Cốt truyện gồm mấy phần, là những phần nào ?
3. Ghi nhớ: 4’
- Yêu cầu hs nêu nội dung ghi nhớ.
4. Luyện tập: 18’
Bài tập 1
Truyện cổ tích Cây khế bao gồm những sự việc chính sau đây, em hãy sắp xếp nó thành 1 cốt truyện ?
- Gv nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3:
- Dựa vào cốt truyện, hãy kể lại truyện Cây khế ?
- Gv nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố, dặn dò: 5’
- Như thế nào được gọi là cốt
truyện ?
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs phát biểu ý kiến.
- Hs lắng nghe GV giới thiệu bài
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs trao đổi theo nhóm 4.
- Đại diện hs báo cáo.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
+ Sv 1: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang khóc.
+ Sv 2: Nhà Trò kể hoàn cảnh khốn khổ của mình.
+ Sv 3: Dế Mèn phẫn nộ dẫn Nhà Trò đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
+ Sv 4: Dế Mèn ra oai, phân tích để bọn Nhện nhận ra lẽ phải.
+ Sv 5: Nhà Trò tự do.
- 2, 3 hs trả lời
- Cốt truyện gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2 hs đọc
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs trao đổi cặp, làm vào Vbt của mình.
Đáp án:
1b - 2d - 3a - 4c - 5e - 6g
- Hs dựa vào cốt truyện đã tìm
được ở bài 2 để kể lại truyện Cây khế.
- Hs kể chuyện trong nhóm, nhận xét, bổ sung.
- 1 hs nhắc lại
Lắng nghe
Lắng nghe
HS tô màu vào hình người.
Lắng nghe
---------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật .
- Nêu được ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển thể lực và trí tuệ, tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
- Hs yêu thích môn học.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS vẽ , tô màu vào tranh yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1. Bài cũ: 4’
-Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước
- Gv nhận xét, đánh giá hs.
2. Bài mới: 32’ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn .
2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp .
2.2.Hướng dẫn hs hoạt đông.
* Hoạt động 1: Trò chơi Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo .
- Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội cử ra một đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào nói trước .
- Nếu quá 10 phút chưa có đội nào thua , GV cho kết thúc cuộc chơi và yêu cầu 2 đội dán bảng danh sách của mình ở bảng . Đội nào ghi được nhiều món ăn hơn là thắng .
* Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật .
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
- Kết luận : Trong chất béo động vật như mỡ , bơ có nhiều a-xít béo no . Trong chất béo thực vật như dầu vừng , dầu lạc , dầu đậu nành có nhiều a-xít béo không no . Vì vậy , sử dụng cả mỡ lợn và dầu ăn kể trên để khẩu phần ăn có cả a-xít béo no và không no . Ngoài thịt mỡ , trong óc và các phù tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thứ này .
* Hoạt động 3 : Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn .
Yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i-ốt đối với sức khỏe con người , đặc biệt là trẻ em .
+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt
cho cơ thể ?
+ Tại sao không nên ăn mặn ?
- KL: Khi thiếu i-ốt , tuyến giáp phải tăng cường hoạt động . Vì vậy , dễ gây ra u tuyến giáp . Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ nên hình thành bướu cổ. Thiếu i-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khỏe , trẻ em bị kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ .
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống phối hợp nhiều loại thức ăn .
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò hs.
- 2 HS lên bảng.
- Mỗi đội cử 1 bạn viết tên các món ăn vào tờ giấy khổ to .
- Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo . Mỗi đội trình bày tối đa là 10 phút . Đội nào nói chậm , nói sai hoặc nói trùng tên món ăn của đội kia là thua .
- Cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em lập nên qua trò chơi ở HĐ1 và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật
- hs nêu ý kiến
-Vì trong chất béo động vật có chứa a- xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a- xít béo không no, khó tiêu.Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
- Giới thiệu những tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i-ốt đối với sức khỏe con người , đặc biệt là trẻ em .
- Thảo luận :
+ Ăn muối có bổ sung i-ốt
+ Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
- HS vẽ tranh yêu thích
- HS vẽ tranh yêu thích
- HS tô màu vào tranh yêu thích
----------------------------------------------------
Ngày soạn: 30/9/2018
Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2018
Tập đọc
Tiết 8 : TRE VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của bài thơ.
- Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- Giáo dục h/s có ý thức chăm sóc và bảo vệ tre, để góp phần bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: Đọc được 1 câu trong bài..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài học ( SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đọc Một người chính trực và trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân ta luôn ca ngợi những người chính trực ?
- Gv nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giơí thiệu bài 1’
Cây tre rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người Việt Nam. Tre được dùng làm nguyên vật liệu xây dựng nhà cửa, chế tạo giấy, đan lát nhiều đồ dùng và đồ mĩ nghệ...Tre có những phẩm chất đáng quý, tượng trưng cho tính chất cao đẹp của con người Việt Nam. Bài thơ tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu 12’
a. Luyện đọc:
- Gv chia bài thành 4 đoạn.
- Gv kết hợp sửa sai cho hs.
- Gv đọc cả bài thơ.
b. Tìm hiểu bài 10’,
- Đọc thầm “Từ đầu đến ... bờ tre xanh” và trả lời câu hỏi:
- Những câu thơ nào cho thấy sự gắn bó lâu đời của tre với người VN ?
Gv tiểu kết, chuyển ý.
- Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người VN ta ?
- Em thích những hình ảnh nào của cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
Gv tiểu kết, chuyển ý.
*Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trườngthiên nhiên, vừa mang lại ý nghĩa sắc thái trong cuộc sống.
- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ ?
Đại ý: Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
c. Đọc diễn cảm:7'
- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.
- Gv đưa slide:
“Nòi tre ...
... tre xanh”.
- Gv đọc mẫu.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 3’
- Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học
- Vn học bài. Chuẩn bị bài sau.
- Hs quan sát slide và nghe gv giới thiệu bài
- Học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Hs đọc chú giải
- Hs đọc nối tiếp lần 2
- Học sinh đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài
- xanh tự bao giờ ... chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ...
Sự gắn bó lâu đời của cây tre với con người VN
- Cho dù đất sỏi ... mỡ màu ít chất dồn lâu ..., rễ siêng không ngại đất nghèo ...
+ Bão bùng thân bọc lấy thân ... tay ôm tay níu ... đâu chịu mọc cong, dáng thẳng, lưng tròn ...
- Hs phát biểu
Phẩm chất tốt đẹp của cây tre
- Sức sống lâu bền của cây tre.
- 4 hs nối tiếp đọc bài.
- Hs đọc theo cặp
- 2 hs thi đọc.
2-3 em trả lời
Lắng nghe
HS quan sát
HS 1 câu theo hướng dẫn của GV
HS đánh vần đọc 1 – 2 câu trong bài
HS lắng nghe
Lắng nghe
------------------------------------------------
Toán
Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến và kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé hơn).
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: Hs biết đọc đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em đã được học
2. Dạy học bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
GV: Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam
b. Giới thiệu yến, tạ, tấn
*HĐ1: Giới thiệu đơn vị yến :
- Giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam, người ta còn dùng đơn vị yến để đo.
- Viết lên bảng 1 yến = 10 kg .
+ Mua 2 yến gạo tức mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
+ Có 30 kg khoai tức là có bao nhiêu yến khoai?
* HĐ 2: Giới thiệu đơn vị tạ, tấn .
- Với cách tương tự như trên, GV đưa ra các ví dụ để HS hiểu được các đơn vị tạ, tấn và mối quan hệ giữa các đơn vị.
- Viết lên bảng.
1 tạ = 10 yến 1 tấn = 10 tạ
1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1 000 kg
*HĐ3: Thực hành :
Bài 1:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài.
- QSHD học sinh yếu
Bài 2: Hướng dẫn mẫu :
5 yến = kg
Cách đổi: 1 yến = 10 kg .
5 yến = 1 yến 5
= 10 kg 5
= 50 kg
Vậy: 5 yến = 50 kg
Đối với các bài có 2 đơn vị đo: 5 yến 3 kg = kg .
Cách đổi : 5 yến 3 kg = 50 kg + 3 kg = 53 kg
Lưu ý: HS chỉ nhẩm cách đổi rồi viết kết quả cuối cùng vào chỗ chấm, không viết đủ các bước như mẫu .
- GV cùng HS nhận xét kết quả.
Bài 3
- YC HS làm bài. Lưu ý viết tên đơn vị trong kết quả phép tính.
- HDHS hiểu, nêu miệng cách giải
3. Củng cố, dặn dò : 5’
+ Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ, bằng 1 tấn?
+ 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
+1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
Dặn hs hoàn thành các bài tập và xem trước bài sau
- ki-lô-gam, gam .
- Hs nghe gv giới thiệu bài
- Đọc: 1 yến bằng 10 kg
10 kg bằng 1 yến
- 20 kg gạo .
- 3 yến khoai.
- Đọc lại.
- HS nêu thêm được các ví dụ như con lợn nặng 6 yến con trâu nặng 3 tạ, con voi nặng 2 tấn nhằm cảm nhận được độ lớn của các đơn vị này .
- HS đọc, hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm bài ghi kết quả vào SGK.
- Chọn số đúng, ghi được: a) 2tạ, b) 2kg, c) 2 tấn.
- HS theo dõi hiểu cách đổi các đơn vị đo .
- HS cả lớp làm bài tập ghi kết quả vào SGK, 3 HS làm trên bảng lớp
( cột 2 làm 5/10 ý)
- Nhận xét bài làm ở bảng, thống nhất kết quả rồi chữa bài.
- HS nêu yêu cầu
- HS cả lớp làm cột 1 bài 3 vào vở,
- 2 HS chữa bài trên bảng.
18 yến + 26 yến = 44 yến
648 tạ - 75 tạ=573 tạ
- HS trả lời
Lắng nghe
Hs đọc
HS đọc
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
Lắng nghe
----------------------------------------------
Ngày soạn: 1/10/2018
Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2018
Toán
Tiết 19 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung :
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề - ca - gam, héc - tô - gam, quan hệ của đề - ca - gam, héc - tô - gam với nhau.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: HS đọc, viết được các số từ 100 đến 1000.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
Hai HS lên bảng thực hiện phép đổi sau:
1tạ =.yến 600yến = .tạ
9 tấn = .tạ 3 tấn 50 kg = ..kg
5tạ 8 kg = .kg 8 tạ = ..yến
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu đề – ca – gam và héc – tô - gam: 5 phút
? Hãy nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
?1 kg = ....g
* GV giới thiệu đơn vị đo khối lượng đề – ca – gam:
- Để đo các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đề – ca – gam.
Đề – ca – gam viết tắt là: dag
1dag = 10g
10g = 1dag
- GV giới thiệu đơn vị đo khối lượng héc – tô – gam- Héc – tô - gam viết tắt là: hg
1hg = 10dag
1hg = 100g
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp làm nháp
Tấn, tạ, yến, kg gam
1kg = .g (1000g)
+ HS nhắc lại
+ HS nhắc lại
Lắng nghe
HS đọc dãy số trên
HS đọc số từ 100 đến 500
HS viết các số từ 500 đến 800
b. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
- HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV cho HS nhận xét, lập bảng.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kế tiếp.
Lớn hơn kg
kg
Nhỏ hơn kg
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
= 10tạ
1tạ
= 10yến
=1000kg
1yến
=10kg
1kg
=10dag
=1000g
1hg
=10dag
=100g
1dag
= 10g
1g
- Một số HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng
c. Thực hành:15’
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV hướng dẫn làm
- Theo dõi HS yếu
- Gọi 3 HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Ngoài cách đổi trên ai còn cách đổi khác?
? Hai đơn vị liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
* Gv chốt: HS nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng từ đó thực hiện được các phép đổi.
* Bài 2: Tính.
- HS đọc yêu cầu.
- Hs làm bài cá nhân
a) 1dag =.g; 1hg = dag;
10dag = hg 10dag = hg
b, 4dag =g; 3 kg = ....hg
8hg = dag 7 kg =......g
2 kg 300g =.....g
2 kg 30g =.....g
Lắng nghe
HS viết các số từ 900 đến 1000
- Nêu yêu cầu
- Gọi 2 HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Khi thực hiện phép tính được kết quả
em cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét đúng sai.
- Gv nêu biểu điểm, HS chấm bài chéo, báo cáo kết quả
* Gv chốt: HS làm quen với các phép tính có đơn vị đo khối lượng. Lưu ý HS ghi đơn vị vào kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Hs làm bài cá nhân.
380g + 195g =
928g – 274g =
452hg x 3 =
768 hg : 6 =
- Ta cần ghi đơn vị đo khối lượng vào sau KQ
HS viết các số từ 900 đến 1000
Lắng nghe
--------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 8 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung :
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được 2 loại từ ghép( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)
- Nắm được 3 nhóm từ láy( giống nhau ở âm dầu, vần, cả âm đầu và vần) và vận dụng làm bài tập.
- Rèn cho HS tính cách cẩn thận, chính xác.
2. Mục tiêu riêng cho học sinh Thư: Biết một số từ ngữ về từ ghép, từ láy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1 . Kiểm tra bài cũ(5’)
- Thế nào là từ ghép, ví dụ ?
- Thế nào là từ láy, ví dụ ?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới
a. Gtb: (1’)
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1(7’)
- So sánh 2 từ ghép: bánh trái, bánh rán.
Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp, từ ghép nào có nghĩa phân loại ?
* Gv: Từ ghép có 2 loại: ghép tổng hợp và ghép phân loại.
Bài tập 2(10’):Viết các từ ghép được in đậm trong những câu dưới đây vào ô ...
- Yêu cầu hs điền vào bảng sao cho phù hợp.
- Tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.
- Gv đánh giá, nhận xét.
Bài tập 3(12’): Tìm từ láy
- Gv hướng dẫn hs cần xác định từ láy lặp lại bộ phận nào ?
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs nếu các em lúng túng.
- Gv nhận xét, củng cố bài; có mấy nhóm từ láy?
3. Củng cố, dặn dò(5’)
- Từ ghép có mấy loại, đó là những loại nào, cho ví dụ ?có mấy nhóm từ láy?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà: học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 hs trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm việc cá nhân, sử dụng từ điển để tra nghĩa
- Hs phát biểu ý kiến.
- bánh trái có nghĩa tổng hợp.
- bánh rán có nghĩa phân loại.
Hs nhắc lại
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
Hs làm bài nhóm - dán kq
- Nhận xét, bổ sung
a, Từ ghép phân loại:
xe đạp, xe điện, tàu hoả.
b, Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài.
- Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
- Từ láy giống nhau ở vần: lao xao.
- Từ láy giống nhau ở âm đầu và vần 3 nhóm.
Lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại theo GV bánh trái.
HS làm theo hướng dẫn của GV
HS lắng nghe
--------------------------------------------------------
Văn hóa giao thông
Bài 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
- HS biết phải chấp hành các biển báo giao thông khi tham gia giao thông.
- HS biết nội dung quy định trên một số biển báo giao thông
- Nhận biết được nội dung một số biển báo giao thông khi đi trên đường.
- Chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông khi gặp biển báo giao thông.
- Tuyên truyền đến mọi người về quy định chấp hành các biển báo giao thông.
2. Mục tiêu cho HS Thư: biết tô đúng màu vào các biển báo giao thông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.
HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hs Thư
1. Hoạt động trải nghiệm:
+ Khi em đi trên đường, đến các ngã ba, ngã tư, em thường thấy những gì có nội dung về luật giao thông người tham gia cần chấp hành?
- GV giới thiệu: biển báo giao thông hay còn gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống các biển báo được đặt ven đường giao thông, biển báo giao thông cung cấp các thông tin cụ thể đến người tham gia giao thông.
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG
2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện: “Phải nhìn biển báo hiệu giao thông”
- YC 1 HS đọc nội dung câu chuyện. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS thảo luận nhóm bốn (3 phút), trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Khi đang đi bon bon trên đường, vì sao mẹ Hoa đột nhiên chạy chậm lại?
Câu 2: Biển báo hiệu “Công trường” có đặc điểm gì?
Câu 3: Vì sao mẹ Hoa không rẽ phải để đến nhà bạn Lan cho nhanh hơn?
Câu 4: Biển báo hiệu “Cấm rẽ phải” có đặc điểm gì?
- Gọi một số nhóm trả lời kết quả thảo luận.
- YC HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) trả lời câu hỏi số 5: Tại sao chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông?
+ Qua câu chuyện, em có đồng tình với suy nghĩ của bạn Lan không?
- Nhận xét, tuyên dương.
*GV kết luận, nêu 2 câu thơ:
Nhớ nhìn biển báo giao thông
Để cùng thực hiện quyết không lơ là.
- Cho HS quan sát một số biển báo giao thông (các biển báo phục vụ cho hoạt động thực hành).
3. Hoạt động thực hành.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khuyet tat_12428107.docx