1.Khởi động:
2.Bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến
- Trẻ em có quyền gì?
- Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
- GV nhận xét – Cho điểm .
3.Bài mới: Biết bày tỏ ý kiến (tt)
- GV ghi tựa bài .
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa .
* Mục tiêu : Qua tiểu phẩm , HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến , trình bày ý kiến của mình .
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 6 môn Đạo đức - Tiết 6: Biết bày tỏ ý kiến (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 6 : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( t. t )
I . MỤC TIÊU :
Học xong bài này, HS có khả năng :
1 . Kiến thức:
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến riêng, có quyền trình bày ý kiến của mình về những
vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2 . Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
3 . Thái độ:
- Giáo dục HS biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : HS biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ. Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm của bản thân.
2. KN xác định giá trị : HS biết xác định những việc có liên quan đến mình, các em được phép nêu ý kiến, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp.
3. KN ra quyết định : HS biết bày tỏ ý kiến sẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em, phù hợp với các em hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em, tạo điều kiện để các em phát triển tốt nhật.
III . CHUẨN BỊ:
GV : SGK - Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên .
- Một vài bức tranh .
HS : SGK – Đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm .
- 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
IV . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
10 phút
8 phút
8 phút
2 phút
1 phút
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến
Trẻ em có quyền gì?
Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
GV nhận xét – Cho điểm .
3.Bài mới: Biết bày tỏ ý kiến (tt)
- GV ghi tựa bài .
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa .
* Mục tiêu : Qua tiểu phẩm , HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến , trình bày ý kiến của mình .
GV mời một nhóm lên trình bày tiểu phẩm
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
àGV kết luận.
Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”
* Mục tiêu : Qua trò chơi , giúp HS bày tỏ những suy nghĩ và ý kiến riêng của mình .
* Cách tiến hành :
Cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp :
+ Bạn hãy giới thiệu một bài hát , bài thơ mà bạn ưa thích .
+ Hãy nói tình hình vệ sinh lớp , trường của bạn .
+ Hãy nêu những hoạt động bạn muốn tham gia , những công việc bạn muốn được nhận làm .
à GV kết luận.
Hoạt động 3: Trình bày các bài viết, tranh vẽ.
- GV yêu cầu HS triển lãm bài viết , tranh vẽ của mình .
à GV kết luận chung.
Hoạt động tiếp nối
- Trẻ em có quyền gì ?
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
5.Tổng kết - Dặn dò:
Khuyến khích HS tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề của tổ, của lớp, của trường.
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
Chuẩn bị: Tiết kiệm tiền của
- Hát .
- Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em .
- Em cần mạnh dạn chia sẻ , bày tỏ những ý kiến , mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng , lễ độ .
HS nhận xét .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp
HS trình bày tiểu phẩm : Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa .
+ Ý kiến của mẹ Hoa không được phù hợp , mẹ Hoa tự quyết định việc nghỉ học của Hoa . Bố Hoa không đồng ý với ý kiến của mẹ Hoa .
+ Hoa có ý kiến : Một buổi đi học , một buổi phụ giúp mẹ làm bánh .
+ Nếu em là Hoa em cũng có ý kiến giống bạn .
+ ..
Hoạt động lớp
HS chú ý cách chơi và thực hiện trò chơi. Mỗi HS có quyền nêu ý kiến riêng của mình .
+ .
+ .
Hoạt động lớp
HS triển lãm bài viết, tranh vẽ của mình .
Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp
- Trẻ em có quyền mong muốn ,có ý kiến riêng về những việc liến quan đến trẻ em .
- 2 HS đọc lại ghi nhớ .
- HS lắng nghe
Kiểm tra
Sắm vai
Thảo luận
Đàm thoại
Trò chơi
Trưng bày
Củng cố
Rút kinh nghiệm :
ÔN TẬP
ÔN : BIỂU ĐỒ – TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I . Yêu cầu :
- Giúp HS nắm vững về cách xem và đọc các dữ liệu trên biểu đồ một cách chính xác .
- Củng cố về cách tìm số trung bình cộng.
II . Bài tập tham khảo :
1 . Biểu đồ dưới đây nói về số vải của một cửa hàng bán được trong tháng 12 :
Cho biết mỗi cuộn vải dài 50m . Dựa vào biểu đồ , hãy trả lời các câu hỏi dưới đây :
Trong tháng 12 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa ?
Loại vải nào cửa hàng bán được nhiều nhất ? bao nhiêu mét ?
Trong tháng 12 cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu mét vải?
2 . Trong một năm , số cây trồng của khối lớp bốn trồng được như sau :
- Lớp 4 A : 35 cây .
- Lớp 4 B : 30 cây .
- Lớp 4 C : 37 cây .
- Lớp 4 D : 40 cây .
Hãy vẽ biểu đồ nói về số cây trồng của khối lớp Bốn trên .
III. Bài tập làm thêm :
Dành cho HS trung bình , yếu : Bài 1 à bài 5 / 14 ( Vở TN Toán )
Dành cho HS khá , giỏi : Bài 3 à 5 / 16 ( Vở TN Toán ) .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAO DUC.doc