TOÁN(40): GÓC TÙ, GÓC NHỌN, GÓC BẸT
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng êke).
- Bài tập cần làm: bài 1; 2(chọn 1 trong 3 ý)
II/ CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng, ê ke.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
50 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện: theo trình tự thời gian và theo trình tự không gian.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập phát triển câu chuyện
- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng.
+ Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- HS kể.
VD: Một hôm, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
- 2HS tiếp nối nhau đọc từng cách, cả lớp theo dõi.
- Quan sát tranh. 2HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.
- 3 – 5HS thi kể.
- Nhận xét.
- 1HS đọc thành tiếng.
+ Hai bạn nhỏ này đi cùng nhau.
+ Công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Lắng nghe.
- 3 – 5HS tham gia thi kể.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng.
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối thay bằng các từ chỉ địa điểm.
- Lắng nghe.
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
TOÁN(36): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm: bài 1(b); bài 2(dòng 1,3); bài 4(a)/46/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 35.
- Gọi một số HS dưới lớp nhắc lại tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng..
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
H: BT y/c chúng ta làm gì?
H: Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Y/c HS làm.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét.
Bài 2:
H: Hãy nêu y/c của BT?
- Làm mẫu 1 biểu thức 1 biểu thức sau đó y/c HS làm bài: 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178.
H: Để tính thuận tiện ta sử dụng tính chất nào?
- GV nhận xét.
Bài 3:
- GV gọi HS nêu y/c của BT.
- GV viết lên bảng: a) x – 306 = 504
H: x là gì?
H: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
b) x + 254 = 680
H: x là gì?
H: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- GV gọi 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
H: Nếu có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi HCN là gì?
GV: Gọi chu vi HCN là P, ta có:
P = (a+b) x 2
Đây là công thức tổng quát để tính chu vi HCN.
- GV y/c HS làm bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó / 47.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nghe giới thiệu bài.
+ Đặt tính rồi tính tổng các số.
+ Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 4HS lên bảng, cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn.
+ Tính bằng cách thuận tiện.
- HS nghe giảng, sau đó 5HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
- HS nêu.
+ x là số bị trừ.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ x là số hạng chưa biết.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
- HS đọc đề bài SGK.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
Giải:
Số dân tăng thêm sau 2 năm là:
79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau 2 năm là:
5256 + 150 = 5400 (người)
ĐS: 150 người, 5400 người
+ Chu vi HCN là: (a+ b) x 2.
- 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) P = (16 + 12) x 2 = 56 cm
b) P = (45 + 15) x 2 = 120 cm
- 2HS cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
TOÁN(37): TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG
VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bài tập cần làm: bài 1,2/47/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 36.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
2. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
a) Giới thiệu bài toán:
- GV dán đề toán phóng to lên bảng.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
GV: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của 2 số, y/c chúng phải đi tìm 2 số đó nên dạng toán này được gọi là bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
b) Hướng dẫn tóm tắt bài toán:
- Y/c HS lên bảng vẽ, nếu HS không vẽ được thì GV h/d:
+ Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn lên bảng.
+ Y/c HS suy nghĩ thử xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn ?
- GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé, sau đó y/c HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ.
c) Hướng dẫn giải bài toán:
- GV y/c HS suy nghĩ tìm hai lần số bé.
- GV dùng tấm bìa che đi phần hơn của số lớn so với số bé.
H: Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
H: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn thì số lớn như thế nào so với số bé?
H: Tổng của 2 số lúc đó là bao nhiêu?
GV: Tổng mới chính là hai lần số bé.
H: Vậy muốn có số bé ta làm như thế nào?
H: Có số bé rồi ta tìm được số lớn bằng cách nào?
- GV giải mẫu.
- Gọi HS đọc lại bài giải.
- Tiến hành tương tự đối với cách thứ 2.
- GV chốt lại công thức tìm số lớn, số bé.
Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
Số bé = (Tổng - hiệu) : 2
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
H: Tổng số tuổi bố và con là bao nhiêu?
H: Hiệu số tuổi của bố và con là bao nhiêu?
H: Đề toán y/c làm gì?
- Y/c 1HS lên vẽ sơ đồ tóm tắt.
- Y/c HS thảo luận nhóm 2. Gọi 2HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
H: Đề toán y/c tìm gì?
- Y/c HS tự vẽ sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở.
- GV chấm 1 số vở nhanh nhất.
Bài 3:
- GV treo sơ đồ đoạn thẳng và hỏi: Lớp 4A là số lớn hay số bé ?
- Y/c HS thực hiện phép tính vào bảng con.
- Nhận xét.
Bài 4:
- Y/c HS tự nhẩm và nêu 2 số tìm được.
H: Một số khi cộng với 0 cho kết quả là gì?
H: Một số khi trừ đi 0 cho kết qủa là gì?
4. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập / 48.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nghe giới thiệu bài.
- 1HS đọc đề.
+ Tổng của 2 số là 70. Hiệu của 2 số là 10.
+ Tìm 2 số đó.
- Lắng nghe.
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
- HS lên bảng thực hiện y/c.
- Suy nghĩ tìm cách giải.
+ Hiệu của hai số.
+ Bằng số bé.
+ 70 – 10 = 60
+ 60 : 2 = 30
+ 30 + 10 = 40
- 2HS đọc lại bài giải.
- 1HS đọc đề bài.
+ 58 tuổi.
+ 38 tuổi.
+Tính số tuổi của 2 bố con.
- HS lên bảng tóm tắt.
- 2HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét.
+ Tìm số học sinh trai, số học sinh gái.
- Làm bài.
+ Lớp 4A là số bé, lớp 4B là số lớn.
- Thực hiện phép tính vào bảng con.
+ 8 và 0.
+ Chính số đó.
+ Chính số đó.
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
TOÁN(38): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bài tập cần làm: bài 1(a/b); bài 2; 4/48/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III./ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 37.
- Nhận xét và cho điểm HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV y/c HS nêu lại cách tìm số lớn, số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề toán, sau đó GV h/d HS:
H: Bài toán cho biết gì?
H: Số 36 và số 8 đóng vai trò là gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- GV gọi 1HS lên bảng tóm tắt. Sau đó y/c HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách, cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV tiến hành tương tự như BT2 nhưng chỉ cho HS làm phép toán trên bảng con.
Bài 4:
- GV hướng dẫn tương tự bài 2, sau đó y/c HS nêu cách tính sản phẩm của phân xưởng thứ nhất, số sản phẩm của phân xưởng thứ hai.
- Y/c HS làm bài vào VBT.
* Bài 5:
- Y/c HS đọc đề bài.
- H/d HS phân tích đề.
- Gọi 1HS lên tóm tắt.
H: Trước khi giải bài toán này ta cần chú ý điều gì?
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập chung / 48.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét.
- 2HS nêu trước lớp.
+ Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi.
+ 36 đóng vai trò là tổng của hai số, 8 là hiệu của hai số.
+ Chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?
- 1HS lên bảng tóm tắt, sau đó 1HS đọc đề toán.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách, cả lớp làm bài vào VBT.
Giải:
Tuổi của em là :
(36 – 8) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi)
ĐS: chị: 22 tuổi; em: 14 tuổi
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
- HS thực hiện phép toán vào bảng con.
+ (1200 – 120) : 2 = 540
540 + 120 = 660.
- Làm bài vào VBT.
- 1HS đọc đề bài.
- Cùng GV phân tích đề.
- 1HS lên bảng tóm tắt.
+ Đổi về cùng đơn vị.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
Giải:
5 tấn 2 tạ = 5200 kg
8 kg = 800 kg
Số kg thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là:
(5200 + 800) : 2 = 3000 (kg)
Số kg thóc thu hoạch được ở thửa ruộng thứ hai là:
(5200 – 800) : 2 = 2200 (kg)
ĐS: Thửa ruộng 1: 3000 kg
Thửa ruộng thứ 2: 2200 kg
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
TOÁN(40): GÓC TÙ, GÓC NHỌN, GÓC BẸT
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng êke).
- Bài tập cần làm: bài 1; 2(chọn 1 trong 3 ý)
II/ CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng, ê ke.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 39.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
H: Chúng ta đã được học góc gì rồi?
GV: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được học thêm 3 loại góc mới. Đó là: góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a) Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB
như phần bài học SGK. Giới thiệu:
Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB.
GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
KL: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Gọi 3HS nhắc lại.
O
M
N
)
- Y/c HS vẽ lại góc nhọn.
b. Giới thiệu góc tù:
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
H: Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
GV: Góc này là góc tù. Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
KL: Góc tù lớn hơn góc vuông.
- Gọi 3HS nhắc lại.
- GV y/c HS vẽ 1 góc tù.
c. Giới thiệu góc bẹt:
.
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và y/c HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh góc.
H: Các điểm C,O,D của góc bẹt COD ntn với nhau?
- Y/c HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
KL: Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Gọi 3HS nhắc lại.
- GV y/c HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt bất kì.
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- GV y/c HS quan sát góc trong SGK và đọc tên các góc, các đỉnh và cho biết góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- GV nhận xét, chữa bài nếu HS nêu sai.
Bài 2:
- GV h/d HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
KL:
* Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
* Hình tam giác DEC có góc vuông.
* Hình tam giác MNP có góc tù.
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài Hai đường thẳng vuông góc / 50.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
+ Góc vuông.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình.
- 1HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi.
- 3HS nhắc lại.
- HS vẽ vào bảng con.
- HS quan sát hình
+ Góc MON có đỉnh O và 2 cạnh ON, OM.
- 1HS lên bảng kiểm tra.
- 3HS nhắc lại.
- 1HS vẽ lên bảng, cả lớp vẽ vào bảng con.
+ Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD.
+ Ba điểm C,O,D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- 1HS lên bảng kiểm tra.
- 3HS nhắc lại.
- 1HS vẽ trên bảng, cả lớp vẽ vào bảng con.
- HS trả lời trước lớp.
VD: Góc MAN có đỉnh A, cạnh AN và AM. Góc MAN là nhọn vì góc này nhỏ hơn góc vuông.
- Nhận xét.
- Dùng ê ke kiểm tra các góc và báo cáo kết quả.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
TOÁN(40): HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I/ MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a)/50/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
Thước thẳng, ê ke.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 40.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD, cho HS đọc tên hình và cho biết hình gì? Các góc ABC là những góc gì?
- GV kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành đường thẳng DM và BN. Ta có 2 đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C.
H: Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là các góc gì? Các góc này có chung đỉnh nào?
GV: Như vậy 2 đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O.
H: Ta cần đồ dùng nào để kiểm tra hoặc vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
H: Liên hệ các đường thẳng chung quanh có biểu tượng hai đường thẳng vuông góc.
3. Thực hành:
Bài 1:
- Y/c HS dùng ê ke để kiểm tra.
- Gọi HS nêu kết quả.
Bài 2:
- GV nêu y/c – HS vẽ hình.
Bài 3:
- Nêu y/c.
- Cho HS nêu từng cặp cạnh vuông góc.
Bài 4:
- H/d HS dùng ê ke để xác định góc vuông.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Hai đường thẳng song song.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
+ Là góc vuông. Các góc này có chung đỉnh C.
- HS kiểm tra bằng ê ke.
+ Dùng thước ê ke.
+ Hai mép của vở, sách. Hai cạnh của bảng đen.
- HS kiểm tra bài 1/50.
- HS nêu kết quả.
- HS vẽ hình.
+ BC và CD, CD và AD, AD và AB.
- HS dùng ê ke xác định góc vuông.
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011.
LỊCH SỬ(8): ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II/ CHUẨN BỊ:
- Băng và hình vẽ trục thời gian.
- Một số tranh, ảnh, bản đồ:
+ Tranh ảnh vẽ đồ gốm, đồng hồ thời Hùng Vương.
+ Lược đồ chính khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
III/LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả như thế nào?
2) Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động::
Hoạt động1: Sinh hoạt nhóm đôi.
- GV y/c HS đọc câu hỏi 1.
- GV dán băng thời gian lên bảng và giới thiệu băng thời gian.
H: Băng thời gian được ghi những mốc khoảng thời gian nào?
- GV giải thích cần ghi nhớ vào mốc thời gian:
+ Khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN.
+ Từ năm 179 TCN đến 938.
- GV phát băng giấy thời gian cho mỗi nhóm đôi.
- GV y/c một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Kết luận đáp án đúng.
Hoạt động 2: Sinh hoạt nhóm 4
- GV y/c HS đọc câu hỏi 2.
- GV dán băng thời gian lên bảng và giới thiệu băng thời gian.
H: Trục thời gian được ghi những mốc khoảng thời gian nào?
- GV phát băng giấy kẻ trục thời gian cho các nhóm. Y/c đại diện nhóm trình bày và góp ý bổ sung.
- KL đáp án đúng.
Hoạt động3: Sinh hoạt cá nhân
- GV y/c 1HS đọc câu hỏi 3.
* Câu a: GV cho cả lớp xem hình vẽ một số đồ gốm, đồ đồng, cảnh ca hát dưới thời Văn Lang.
* Câu b: GV đưa lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Y/c HS chỉ vào lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
* Câu c: GV đưa hình ảnh “Trận Bạch Đằng năm 938” để học sinh nhớ lại và trình bày về diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- GV chốt lại.
Hoạt động 4: Trò chơi: Tiếp sức
- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi.
- GV chuẩn bị một số câu hỏi.VD:
1) Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang gồm:.; .; .;
2) Nhà nước của người Lạc Việt và Âu Việt có tên là đóng đô ở..
3) Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm . tại..
4) .. đã lợi dụng sự lên xuống của để đánh giặc.
- Tổ chức cho HS tham gia chơi.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi nội dung bài vừa ôn.
- Giáo dục HS lòng yêu nước, nhớ ơn những người có công dựng nước và giữ nước.
- Dặn ôn kỹ bài. Chuẩn bị bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc y/c.
- HS quan sát băng thời gian.
+ Mốc thời gian khoảng 700 năm đến năm 179 TCN; Năm 179 TCN đến năm 938.
- Các nhóm nhận băng giấy, thảo luận và trình bày.
- Đọc kết quả trước cả lớp. Lớp góp ý, bổ sung.
- 1HS đọc.
+ Khoảng 700 năm TCN, năm 179 TCN, năm 938.
- Các nhóm thảo luận làm vào phiếu, đại diện mỗi nhóm lên trình bày. Lớp góp ý, bổ sung.
- 1HS đọc.
* Câu a: HS tự trình bày.
- Lớp góp ý kiến, tuyên dương.
* Câu b: HS nêu hoàn cảnh, diễn biến và kết quả.
- Lớp góp ý, tuyên dương.
* Câu c: HS trình bày.
- Lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia chơi.
- Tổng kết trò chơi.
c
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011.
ĐẠO ĐỨC(8): TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t2)
I/ MỤCTIÊU:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
*GDTKNLHQ: Phải luôn có ý thức tiết kiệm sách vở, đồ dùng dụng học tập.
* GDKNS: Biết lập kế hoạch để sử dụng tiền một cách hợp lí.
* GDBVMT: GD HS sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và TNTN.
-* GDTTHCM:Giúp học sinh hiểu sau về cần kiệm liêm chính.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bìa xanh - đỏ - vàng.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng đọc lại phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi sau: Hãy kể một số việc làm thể hiện được ý thức biết tiết kiệm tiền của.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không ?
- Y/c 1 số HS nêu lên một số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.
* GDKNS: Biết lập kế hoạch để sử dụng tiền một cách hợp lí. Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.
Hoạt động2: Em đã tiết kiệm tiền chưa?
- GV tổ chức cho HS làm BT 4 trong SGK.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. Y/c HS đánh dấu X trước những hành động thể hiện sự tiết kiệm.
H: Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm? Việc nào là không tiết kiệm?
- Y/c HS trao đổi chéo vở phiếu cho bạn và quan sát kết quả của bạn mình, đánh giá xem bạn mình đã tiết kiệm hay chưa?
Kết luận: Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại các em phải tiết kiệm hơn.
* GDTTHCM: Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ
Hoạt động 3: Em xử lí thế nào ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ Y/c HS chia nhóm, thảo luận nêu ra xử lí tình huống:
* TH1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
* TH2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi chưa hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
* TH3: Cường thấy Hà dùng vở mới khi vở đang còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
- GV tổ chức làm việc cả lớp.
- Y/c các nhóm trả lời.
- Y/c các nhóm quan sát nhận xét xem cách xử lí nào thể hiện được sự tiết kiệm.
H: Cần phải tiết kiệm như thế nào?
H: Tiết kiệm có lợi ích gì?
* Liên hệ GDMT: GD HS sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 4: Dự định tương lai
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. Y/c HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập, gia đình như thế nào?
- Y/c 1 vài nhóm nêu ý kiến của mình trước lớp.
- Y/c HS đánh giá bài làm của bạn mình đã tiết kiệm hay chưa? Nếu chưa thì làm thế nào ? *GDTKNLHQ: Phải luôn có ý thức tiết kiệm sách vở, đồ dùng dụng học tập.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Tiết kiệm thời giờ.
- 2HS lên bảng thực hiện theo y/c của GV.
- Lắng nghe.
- Một số HS nêu.
- HS làm bài tập.
+ Câu a, b, g, h, k thể hiện sự tiết kiệm.
+ Câu c, d, đ, e, i thể hiện sự không tiết kiệm.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS chia nhóm. Chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai thể hiện.
- HS đóng vai thể hiện cách xử lí.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
+ Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
- HS làm việc cặp đôi. Ghi dự định ra giấy.
- 3 – 5HS lên trước lớp nêu dự định của mình.
- HS đánh giá lẫn nhau và góp ý cho nhau.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
KHOA HỌC(15): BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình minh hoạ trang 32, 33 SGK.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua dường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động1: Kể chuyện theo tranh
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng:
+ Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 23 SGK và thảo luận theo các câu hỏi:
* Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu truyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, Hùng lúc bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.
* Kể lại câu chuyện đó cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.
- Nhận xét ý kiến của HS.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
Chuyển ý: Còn em cảm thấy trong người như thế nào khi bị bệnh?
Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
+ Y/c HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng:
* Em đã từng bị mắc bệnh gì?
* Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người ntn?
* Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
+ Gọi 3 đến 5HS trình bày. Các HS khác có thể nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.
KL: Khi có dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm”
- GV chia lớp thành nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu y/c:
* Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
* Người con phải nói với người lớn những dấu hiệu của bệnh.
* Nhóm 1: Ở trường Nam hay bị đau bụng và hay đi ngoài nhiều lần.
* Nhóm 2: Đi học về Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em, Bắc sẽ nói gì với mẹ?
* Nhóm 3: Sáng d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 8.doc