Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong khi viết.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Trần Thị Thu Hoài - Trường Tiểu học Lê Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bị bệnh đó?
GV dẫn dắt vào bài.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu trong TL, chia sẻ mục tiêu trong nhóm, trước lớp.
A. Hoạt động cơ bản: Như TL
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
Bài 2: GV phân HS kể chuyện theo nhóm. Hai nhóm cùng kể một câu chuyện theo nội dung tranh: 3 tranh một chuyện.
Hội đồng tự quản mời các nhóm lên thi kể chuyện theo nội dung đã được phân công.
Các bạn nhận xét. Nêu ghi nhớ. Mời các bạn liên hệ bản thân.
B. Hoạt động thực hành: Như TL
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
Sau bài 2, hội đồng tự quản mời các nhóm lần lượt lên đóng vai thể hiện tình huống đã thảo luận.
Các bạn khác nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống.
GV nhận xét, giáo dục HS.
C. Hoạt động ứng dụng: Như TL
*********************************************************************
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo dục cho HS ý thức chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 5.
- GV nhận xét
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2.2- Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
- Gọi HS đọc bài toán- Sgk.
- GV hướng dẫn HS phân tích đầu bài.
-H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV giới thiệu dạng toán.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ và nêu cách giải.
- GV hướng dẫn cách giải .
- Yêu cầu HS trình bày lời giải.
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số bé.
- Hướng dẫn giải cách 2 (Như cách 1)
- Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số lớn
- GV kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV hướng dẫn HS lập công thức và cách giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
2.3- Luyện tập:
*Bài 1.
- Gọi HS đọc đề bài.
-H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-H: Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- Yêu cầu HS làm bài theo 2 cách ( 2 dãy)
*Bài 2.
- Hướng dẫn HS làm như BT 1
- GV phát bảng phụ cho 2 HS làm theo 2 cách.
- GV chữa bài. YC HS khác đọc cách làm khác của bạn.
- GV chữa, củng cố cách gải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
*Bài 3.
- Yêu cầu HS làm vở ( theo 2 dãy- mỗi dãy 1 cách).
- GV chữa bài, đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS thực hiên YC GV nêu.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Cho biết tổng của hai số là:70
- Hiệu của 2 số là: 10.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp.
- Nêu cách giải.
* Cách 1:Hai lần số bé:
70 – 10 = 60
Số bé: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
* Số bé = (tổng – hiệu) : 2
* Cách 2: Hai lần số lớn:
70 + 10= 80
Số lớn là: 80 : 2 = 40
Số bé là: 40 – 10 = 30
* Số lớn = (tổng – hiệu) : 2
-1 HS đọc và nêu
- HS trả lời.
C1: Tuổi con là: (58 – 38) : 2 =10(T)
Tuổi bố là: 10 + 38 = 48 (tuổi)
Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi;
Tuổi bố : 48 tuổi.
-2 HS đọc và nêu
- HS nhắc lại cách tìm số lớn, số bé.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Giải:
Lớp có số HS trai là:
( 28 + 4 ) : 2 = 16 ( HS)
Lớp có số HS gái là:
28 – 16 = 12 ( HS)
- 3 HS đọc - HS làm theo 2 dãy.
Mỗi dãy làm 1 cách.
- KQ: 4A: 275 cây; 4B: 325 cây.
- HS lắng nghe
********************************************
Tập đọc
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: đôi giầy, run run, ngọ nguậy...
- Đọc lưu loát toàn bài. nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với nội dung.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã
quan tâm đến ước mơ của cậu, làm cho cậu xúc động, vui sướng vì được thưởng
đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài TĐ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài thơ “ Nừu chúng mình có phép lạ” và trả lời câu hỏi.
- Gv nghe, nhận xét
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
- Dùng tranh SGK để giới thiệu.
2.2- Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a- Luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc nối tiếp (2 lần)
- Gọi HS đọc chú giải
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS, hướng dẫn HS đọc câu dài.
- GV đọc mẫu.
b- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:
-H: Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai?
-H: Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
-H: Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
-H: Uớc mơ của chị tổng phụ trách Đội có trở thành hiện thực đưịơc không? Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và TLCH:
-H: Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì?
-H: Lang thang có nghĩa là gì?
-H: Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
-H: Chị đã làm gì để động viên Lái trong ngày đầu tới lớp?
- H: Tại sao chi phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
-H: Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
-H: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- Ghi ý chính của bài.
c- Đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp và tìm hiểu cách đọc từng đoạn.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
3. Củng cố - dặn dò.
-H: Qua bài văn, em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
-H: Em rút ra điều gì khi học xong bài này?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS thực hiện YC giáo viên nêu
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
- 2 HS đọc nối tiếp:
Đoạn 1: Ngày còn bé..các bạn tôi.
Đoạn 2: Sau này...nhảy tưng tưng.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Là chị phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Chị mơ ước có một đôi giầy ba ta màu xanh nước biển.
- Cổ giày ôm sát chân, ...vắt qua.
- Không trở thành hiện thực vì chị chỉ tưởng tượng cảnh mang giày vào chân sẽ đi nhẹ....
- 1 HS đọc .
- Phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học.
- Là không có nhà ở, sống tạm bợ.
- Vì chị đã đi theo Lái trên khắp các đường phố.
- Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh.
- Vì chị muốn mang niềm hạnh phúc đến cho Lái.
- Tay run run, môi cậu mấp máy..
* Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp.
- 2 HS đọc và nêu giọng đọc
- Hôm nhận giầy....nhảy tưng tưng.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 HS thi đọc.
- 1 HS đọc.
********************************************
Lịch sử
HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T3)
I. Mục tiêu:
- Mục tiêu 3 trong TL.
- Rèn kĩ năng hợp tác, quan sát tranh ảnh, nhận xét.
- Tích cực làm việc trong nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp.
- Có ý thức tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, kính trọng các anh hùng dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Vở, TL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu 3 trong TL.
A. Hoạt động cơ bản: HĐ 4, 5, 6 như TL
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
HĐ 4: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến tận Bạch Đằng
Cá nhân đọc thầm 2 lần đoạn văn.
HĐTQ mời 1 hoặc 2 bạn kể chuyện. Các bạn khác lắng nghe.
Việc 1: Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc đoạn văn và kết hợp xem tranh minh họa.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi trong nhóm:
- Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
- Dựa vào bức tranh, kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Việc 3: TBHT hỏi kết quả hoạt động của các nhóm và mời đại diến trình bày trước lớp.
B. Hoạt động thực hành: HĐ 3.
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
HĐTH bài 3: Điền dấu x vào ô trước ý đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc.
Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Hội đồng tự quản mời vài nhóm trình bày ý nghĩa của chiến thăng Bạch Đằng, các bạn nhận xét.
GV củng cố bài. Giáo dục HS.
Nhắc học sinh viết cảm nhận qua bài học và dán vào góc cảm xúc.
C. Hoạt động ứng dụng: Như TL hoạt động 1.
********************************************
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết viết câu mở đầu đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết đúng chính tả.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK.
+ Bức tranh minh hoạ cho truyện gì?
+ Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện đó?
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát bảng phụ cho HS và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn
- Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận theo cặp đôi, TLCH:
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Em chọn câu chuyện nào đã học để kể?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện, lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- VN viết vào vở TLV
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
+ Bức tranh minh hoạ cho truyện : Vào nghề.
+ Câu chuyện kể về ước mơ cao đẹp của cô bé Va - li - a.
- HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp.
- HS treo bảng phụ, 1 HS lên sắp xếp.
- 1 HS đọc
- HS đọc thầm, thảo luận và TLCH
- HS đọc.
- HS nối nhau nêu tên câu chuyện
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian( Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau)
+ Giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thi kể.
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Lời ước dưới trăng.
+ Ba lưỡi rìu.
+ Sự tích Hồ Ba Bể.
+ Người ăn xin.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lựơng .
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS chữa bài tập 4.
- GV nhận xét - đánh giá.
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó tự làm ra nháp.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại cách tìm só lớn, số bé
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS giải theo 2 cách ( 2 dãy)
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét – Nêu bài đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV nhận xét một số bài.
Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi chữa bài.
+ Tại sao lại phải đổi ra đơn vị kg?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm, nêu cách làm.
a. Số lớn: (24 + 6) : 2 = 15
Số bé: 15 – 6 = 9
b. Số bé: (60 – 12) : 2 = 24
Số lớn: 24 + 12 = 36
- HS đọc và TL
+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách, lớp làm nháp.
- Đại diện 2 dãy lên chữa bài.
* Bài làm đúng:
Tuổi chị: (36 + 8) : 2 = 22 (tuổi)
Tuổi em: 22 – 8 = 14 (tuổi)
- 1HS làm bảng phụ.
- Lớp làm vở, đổi vở để kiểm tra chéo.
- HS đọc.
- Lớp làm vở.
- HS chữa bài.
* Đổi 5 tấn 2 tạ = 5200 kg.
8 tạ = 800 kg
Thửa ruộng thứ nhất: 3 000(kg)
Thửa ruộng thứ hai : 2 200(kg)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
********************************************
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong khi viết.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi 3 HS lên bảng viết tên của
em và nơi em đang ở.
- GV nhận xét....
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Tìm hiểu VD:
Bài 1.
- GV viết mẫu tên người, tên địa lí lên bảng.
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người tên địa lí trên bảng.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Chữ các đầu mỗi bộ phận viết như thế nào?
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn.
+ Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài có gì đặc biệt?
- GV giảng
2.3- Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD và viết đúng
2.4- Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Phát bảng phụ cho 2 nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi và làm BT. Làm xong treo bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và TLCH:
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết nhà bác học Lu-I pa -xtơ qua phương tiện nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát tranh. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi.
- Dán 4 phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm thi tiếp sức.
- Gọi HS đọc phiếu của nhóm.
- GV và HS bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn VN học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã biết ở BT 3
- 3 HS viết tên em, nơi em đang ở.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- Thảo luận
+ Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận
- Lép: gồm 1 tiếng
- Tôn - xtôi: gồm 2 tiếng.
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
+ Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối.
- HS đọc.
- Thảo luận
+ Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam.
- 2 HS đọc.
- HS nối nhau lấy VD.
- 1 HS đọc.
- Nhóm thảo luận , hoàn thành BT.
* Lời giải: Ac – boa, Lu – i; Pa – xtơ; Ac – boa.
- 2 HS đọc.
+ Viết về gia đình Lu –i ( Nhà bác học nổi tiếng thế giới- người chế ra các loại vác - xin trị bệnh than, bệnh dại.
- HS đọc.
- 2 HS lên bảng.
* An-be Anh-xtanh; Crít -xti-an
An-đéc-xen; I-u-ri Ga- ga- rin.
- HS đọc và quan sát tranh.
- Đại diện 4 nhóm thi.
- 4 HS đọc phiếu của 4 nhóm.
+ Nga ; Mát - xcơ - va
+ Phi-líp-pin: Ma-ni-la.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
********************************************
Khoa học
ĂN UỐNG THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I. Mục tiêu:
- Như TL.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế, hợp tác với bạn bè.
- Tích cực làm việc trong nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp. Xử lí tình huống.
- Khi bị bệnh cần cố gắng ăn uống cho đảm bảo sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Vở. TL HDH Khoa học, dung dịch ô-rê-dôn: 5 gói; nước đun sôi để nguội, cốc, thìa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: TBVN cho lớp chơi trò chơi Chim bay cò bay.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu trong TL.
A. Hoạt động cơ bản: như TL.
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
B. HĐ thực hành: Như TL.
Bài 2: HS hoạt động nhóm xong, hội đồng tự quản mời một số nhóm trình bày Xử lí tình huống trong nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV hỗ trợ nếu cần.
C. Hoạt động ứng dụng: Như TL.
*********************************************************************
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- HS biết tính toán nhanh.
- Giáo dục hs yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
-Phấn màu. Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số.
III. Hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu làm bài tập HD luyện tập T37.
- Chữa bài, nhận xét HS.
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài.
- Nêu nội dung bài.
2.2- HD Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
a)Số lớn là(24+6):2 = 15 số bé là15 – 6 = 9
-Nhận xét HS.
-Yêu cầu nêu lại cách tìm số lớn số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài.
Tuổi của chị là
(36 + 8) : 2 = 22 (tuổi)
Tuổi của em là
22 – 8 = 14 (tuổi)
- Nhận xét HS.
Bài 4:
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Gọi hs lên bảng làm bài.
-GV kiểm tra vở của 1 số HS.
3. Củng cố - dặn dò:
-Tổng kết giờ học.
-Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe
-3 HS lên bảng làm HS cả lớp làm vào vở bài tập.
c)số bé là (325-99):2=113
số lớn là
163 + 99 = 212
-Nhận xét bài làm của bạn đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau
-2 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm mỗi HS làm 1 cách.
Tuổi của em là: (36 - 8) : 2 =14(tuổi)
Tuổi của chị là:14 + 8 = 22 (tuổi)
-Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm
Phân xưởng 1 làm được ít hơn phân xưởng 2: 120 sản phẩm .
-Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm
Giải
Phân xưởng 1 làm được số sản phẩm là:
(1200 – 120 ) : 2 = 540 sản phẩm
Phân xưởng 2 làm được số sản phẩm là:
540 + 120 =660 sản phẩm
Đáp số :540 sản phẩm
660 sản phẩm
- HS lắng nghe
********************************************
Luyện từ và câu
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK trang 84
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi 3 HS lên viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Tìm hiểu VD:
- 3 HS viết bảng lớp.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH:
- 1 HS đọc
- Đọc thầm và TLCH.
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
- GV gạch chân bằng phấn màu.
+ Từ ngữ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận.. ; ..đầy tớ trung thành của nhân dân” ; “ Tôi chỉ có một ham muốn...học hành”
+ Những từ ngữ và cấu đó là lời của ai?
+ Những từ ngữ, câu đó của Bác Hồ.
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
- GV giảng: Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và TLCH:
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
+ Khi lời dẫn trực tiếp chỉ một cụm từ.
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
+ Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn.
- GV giảng
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV giảng Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn.
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Từ Lầu chỉ cái gì?
+ “Lầu” chỉ ngôi nhà tầng cao, to sang trọng, đẹp đẽ.
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
+ Tắc kè xây tổ trên cây, không phải cái “lầu” theo nghĩa trên.
+ Từ Lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
+ Cái tổ của tắc kè rất đẹp và quý.
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
- GV giảng
+ Dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè.
2.3- Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy VD.
- HS đọc ghi nhớ.
- Lấy ví dụ.
2.4- Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
- HS đọc bài.
- Trao đổi tìm lời nói trực tiếp.
- Gọi HS làm bài.
- GV chữa bài.
- HS làm bài.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận và TLCH.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thảo luận.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV giảng
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
a) Gọi HS làm bài
- HS đọc yêu cầu ND bài học.
- Làm bài.
- Kết luận lời giải đúng
+ Tại sao Vôi vữa lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Không phải có nghĩa như con người dùng mà nó có ý nghĩa đặc biệt.
b) Tiến hành tương tự
3. Củng cố dặn dò:
+ Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét giờ học.
- BTVN: 3b
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
********************************************
Địa lí
TÂY NGUYÊN (T1)
I. Mục tiêu:
- Mục tiêu1,2 trong TL.
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
- Tích cực làm việc trong nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Có ý thức yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Vở, TL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: TBVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi mà các bạn thích.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu 1,2 trong TL, chia sẻ mục tiêu trước lớp.
A. Hoạt động cơ bản: Như TL HĐ 1-5.
(GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ nếu HS cần)
Sau hoạt động 3, hội đồng tự quản mời một số bạn lên chỉ bản đồ và mô tả về Tây Nguyên (địa hình và khí hậu).
Các bạn khác nhận xét phần trình bày của của các bạn về lời mô tả, cách chỉ bản đồ.
C. Hoạt động ứng dụng: Như tài liệu.
********************************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HOẠT ĐỘNG 4: QUYÊN GÓP ỦNG HỘ
CÁC BẠN HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- HS biết quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.
II. Qui mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
III. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh, thông tin về những hoạt động từ thiện giúp đỡ những HS nghèo vượt khó.
- Những đồ dùng, sách vở, đồ chơi, quần áo cũ, của HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 3 – 4 tuần, GV phát động phong trào thi đua “Quyên góp, ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó” và phổ biến cho HS nắm được mục đích, ý nghĩa của buổi lễ trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân (có thể là sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền mừng tuổi,).
- Đóng gói quà của cá nhân, nhóm hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống kê số lượng các món quà quyên góp. Lưu ý: HS có thể tuyên truyền, vận động người thân cùng tham gia.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Thành lập Ban tổ chức tiếp nhận quà (GV chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó).
Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Lần lượt từng cá nhân, hoặc đại diện từng tổ, từng nhóm HS lên trao quà quyên góp ùng hộ các bạn H nghèo vượt khó cho Ban tổ chức.
- Phát biểu ý kiến của HS (có thể là kể về mình đã làm những gì để chuẩn bị gói quà hôm nay hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “Quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó”).
- Thay mặt Ban tổ chức, GV chủ nhiệm cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS trong lớp đã quyên góp những món quà giúp đỡ các bạn HS nghèo vượt khó. Ban tổ chức tiếp nhận những món quà này và trao cho nhà trường để chuyển đến các bạn HS nghèo vượt khó.
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
Toán
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê- ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, e-ke
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- HS báo cáo đồ dùng chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
* Giới thiệu góc nhọn
- GV vẽ bảng góc nhọn AOB
+ Hãy nêu tên góc, đỉnh, và các cạnh của góc này?
- GV giới thiệu góc nhọn
- Góc AOB có đỉnh O, cạnh OA, OB
- HS lắng nghe.
+ Dùng e-ke kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- Yêu cầu HS vẽ góc nhọn.
- HS kiểm tra độ lớn của góc và nêu góc này nhỏ hơn góc vuông.
- HS vẽ góc nhọn,
b) Giới thiệu góc tù( Như góc nhọn)
c) Giới thiệu góc bẹt
- GV vẽ góc bẹt lên bảng, yêu cầu HS đọc tên góc, đỉnh, các cạnh của góc
- Góc COD có đỉnh O, cạnh OC,OD
- GV vừa vẽ vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt
- Yêu cầu HS sử dụng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông
- Gọi HS lên bảng vẽ góc bẹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 8.doc