Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Buổi 2

Toán (TC):

Tiết 12: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 9 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song hoặc vuông góc với đường thẳng cho trước;vẽ được hình chữ nhật, hình vuông( bằng thước kẻ và ê ke)

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Ngày soạn: 29/10 /2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 31/10 /2017 BUỔI 2: Địa lí: Tiết 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP) I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Sử dụng sức nước sản xuất điện. + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai. * HS có hiểu biết tốt: - Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. - Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá. GD: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ + Trồng trọt trên đất dốc + Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước + Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan - Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..) II. Đồ dùng dạy học : - Hình (SGK). III. Các hoạt động dạy học. A. Ổn định: - HS thực hiện khởi động. B. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên ? - GV + HS nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Khai thác sức nước. * Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên. - HS quan sát, trao đổi nhóm đôi. - Đại diện phát biểu. + Nêu tên một số con sông chính ở Tây Nguyên ? + Các con sông chính: Xê Xan; Ba Đồng Nai. + Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây thế nào? Điều đó có tác dụng gì ? +Các sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện phục vụ đời sống con người. + Ở Tây Nguyên có những nhà máy thuỷ điện nào nổi tiếng ? - Nhà máy thuỷ điện Y-a-li. - Cho HS chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện và cho biết nó nằm trên con sông nào ? - HS chỉ trên bản đồ. + Nhà máy điện Y-a-li nằm trên con sông Xê-xan. * Kết luận : GV nhận xét chốt ý. - 1-2 HS nhắc lại đặc điểm tiêu biểu khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên. Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên. + Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tiêu biểu của và việc khai thác rừng của người dân ở Tây Nguyên. + Cách tiến hành: - Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao có sự phân chia như vậy? - HS trao đổi nhóm đôi, trình bày. + Rừng Tây Nguyên có 2 loại: Rừng nhiệt đới và rừng khộp. Vì điều đó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt. - Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? + Cho nhiều sản vật quý, nhiều nhất là gỗ. ** HS hiểu biết tốt quan sát hình 8, 9, 10. Nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ? + Gỗ được khai thác ®xưởng cưa xẻ®xưởng mộc làm ra sản phẩm đồ gỗ. * Việc khai thác rừng nhiệt đới hiện nay như thế nào? - Còn khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. - Nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng? - Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp không hợp lí; tập quán du canh, du cư. + Kết luận: GV nhận xét chốt ý chính nhấn mạnh việc khai thác rừng dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và rừng cũng như môi trường. + Bài học: SGK-93. D. Củng cố, dặn dò : - Theo em người dân ở Tây Nguyên cần làm gì để bảo vệ rừng và nguồn nước? - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 – 4 học sinh đọc. - HS trình bày. ________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 31/10/2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 2/11 /2017 BUỔI 2: Tiếng Việt (TC): Tiết 13: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 9(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện ƯỚC MƠ. Nói với bạn về nghề nghiệp mình mơ ước. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, ( hoặc tiếng có vần uôn/uông) - Tìm được động từ. - Biết trình bày ý kiến trong trao đổi thảo luận. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Khởi động: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ. - Nói tên các sự vật trong lớp.? - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Thực hành. Bài 5(47): - Tổ chức cho HS làm bài. - GV nhận xét chốt kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 6( 54): - Tổ chức cho HS làm bài. - GV nhận xét chốt kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 7: vận dụng - Tổ chức cho HS HTT làm bài. - GV cùng lớp nhận xét. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài 1-3 em. - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS nêu ý kiến. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào VBT . - 1-2 em nêu từ, HS nhận xét, bổ sung. KQ: a) tươi; b) sạch; c) đẹp, xấu - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào VBT . - HS nêu kết quả. KQ: bay; chảy; nở - HS nêu yêu cầu. - HSHTT làm bài. - Một số em đọc lại đoạn đối thoại đã viết. _________________________________ Toán (TC): Tiết 12: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 9 (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song hoặc vuông góc với đường thẳng cho trước;vẽ được hình chữ nhật, hình vuông( bằng thước kẻ và ê ke) II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Khởi động: - Tổ chức cho 2 HS cùng bàn thực hiện khởi động theo SGKtr 47và 48. - GV nhận xét B. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là hai đường thẳng song song? C. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 3. Ôn luyện: Bài 1(VBT – 48) - HD HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả theo nhóm 2. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2(VBT – 48) - HD làm bài. - Theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét- sửa sai. Bài 3(VBT – 49) - GV HD HS làm bài cá nhân. - GV theo dõi, nhận xét sửa sai. Bài 6**(VBT – 49) - GV HD thực hiện. - GV theo dõi giúp đỡ. Vận dụng: - HDHSHTT làm bài. - GV nhận xét. D. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS khởi động theo VBT. - HS nêu ý kiến. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. a.HS dùng ê ke để kiểm tra xem hai đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. M G E A B H N Q D C b.+ Đường thẳng MN và đường thẳng NQ vuông góc. + Đường thẳng GH và EH cắt nhau + Đường thẳng AD và đường thẳng DC vuông góc - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và đổi vở kiểm tra kết quả chữa bài cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu: - HS làm bài cá nhân và đổi vở chữa bài cho nhau. a) b) I N M N I M - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân và đổi vở chữa bài cho nhau. - HS quan sát lớp học và nêu đường thảng song song, vuông góc. ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 9 -B2(4B).doc