Giáo án lớp 4 tuần 9 môn Tập làm văn - Tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện

1.Khởi động:

2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe , đã đọc

- GV kiểm tra 2 HS làm lại BT1, 2 .

- GV nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn) .

3.Bài mới: LT phát triển câu chuyện

- GV giới thiệu, ghi tưạ bài .

4.Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1: (giúp HS đọc và hiểu văn bản kịch)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV đọc diễn cảm (Chú ý: giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi. Giọng người cha: hiền từ, động viên. Giọng nhà vua: dõng dạc, khoan thai)

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 9 môn Tập làm văn - Tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN (không dạy) TIẾT 17 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 . Kiến thức : HS dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian . 2 . Kỹ năng : HS dựa vào ý từng cảnh của vở kịch , luyện kĩ năng viết đoạn văn và liên kết 2 đoạn văn . 3 . Thái độ : - Giáo dục HS tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc . II.CHUẨN BỊ: GV : Tranh Yết Kiêu lặn dưới sông, đang dùng dùi sất chọc thủng thuyền quân Nguyên. Trên mặt sông, thuyền quân Nguyên đậu san sát, cờ xí phất phơ. Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK . HS : SGK , Vở TLV III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 25 phút 3 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe , đã đọc GV kiểm tra 2 HS làm lại BT1, 2 . GV nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn) . 3.Bài mới: LT phát triển câu chuyện - GV giới thiệu, ghi tưạ bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: (giúp HS đọc và hiểu văn bản kịch) GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV đọc diễn cảm (Chú ý: giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi. Giọng người cha: hiền từ, động viên. Giọng nhà vua: dõng dạc, khoan thai) + Cảnh 1 có những nhân vật nào? + Cảnh 2 có những nhân vật nào? + Yết Kiêu là người như thế nào? + Cha Yết Kiêu là người như thế nào? + Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào? GV nhận xét . Bài tập 2: (Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong SGK) Tìm hiểu yêu cầu của bài: + Yêu cầu HS đọc đề bài . + GV mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên bảng lớp - Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào ? - Ví dụ, lời thoại mở đầu cảnh 2 có thể chuyển thể như sau: Cách 1: (có lời dẫn gián tiếp) Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích. Cách 2: (có lời dẫn trực tiếp) Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”. GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu. 5.Tổng kết - Dặn dò: GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. - Hát + 1 HS kể chuyện Ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian. + 1 HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian. HS nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - 1 HS đọc bài 1 / 91 , 92 . 4 HS đọc theo kiểu phân vai (Yết Kiêu, người cha, vua Trần, người dẫn chuyện đọc lời dẫn và phần chú thích) + Người chavà Yết Kiêu. + Nhà vua và Yết Kiêu. + Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc. + Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc. + Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. + HS đọc yêu cầu bài tập 2 . + Theo trình tự không gian: sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu. + 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể từ một lời thoại bằng ngôn ngữ kịch sang lời kể. HS thực hành kể chuyện theo cặp . HS thi kể chuyện trước lớp . Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn nhất. Kiểm tra Trực quan Thực hành Trực quan Đàm thoại Thực hành Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016 THỂ DỤC TIẾT 18 : ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI “ GV bộ môn KHOA HỌC TIẾT 18 : ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE GV bộ môn TẬP LÀM VĂN TIẾT 18 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: Giúp HS : Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. 2 . Kĩ năng: Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. 3 . Thái độ : - Giáo dục HS biết bày tỏ ý kiến của mình đúng lúc , đúng chỗ . II . CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV . HS : SGK , VBT . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 5 phút 7 phút 10 phút 7 phút 3 phút 1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ :Ôn Văn viết thư GV yêu cầu HS nêu cấu tạo bức thư. GV nhận xét – Tuyên dương. 3.Bài mới: LT tráo đổi ý kiến với người thân - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài Mục tiêu : HS biết phân tích đề bài - GV yêu cầu HS đọc đề bài / 95. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để giúp HS nắm vững đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có Mục tiêu : HS xác định được mục đích trao đổi , biết đưa ra những câu hỏi . GV yêu cầu HS đọc các gợi ý. GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài. + Nội dung trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? GV nhận xét , giáo dục KNS Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi Mục tiêu : HS biết đóng vai trao đổi tự nhiên , cử chỉ thích hợp , lời lẽ thuyết phục , đạt được mục đích đặt ra - GV yêu cầu HS chọn bạn , đóng vai . GV đến từng nhóm giúp đỡ . Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp Mục tiêu : HS mạnh dạn , tự tin trình bày trước lớp việc đóng vai , trao đổi ý kiến . - GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện thi đóng vai , trao đổi ý kiến . GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí SGV. GV nhận xét – Tuyên dương. Hoạt động 5 : Củng cố Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học - Em hãy nêu lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân? - GV nhận xét. 5.Tổng kết – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS : Ôn tập. - Hát 2 HS nêu. Lớp nhận xét. - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng. Hoạt động lớp HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3 / 95 - HS trả lời theo yêu cầu. HS tiếp nối nhau phát biểu. HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc mà anh (chị) có thể đặt ra. Hoạt động nhóm đôi HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp) Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. Hoạt động lớp - Đại diện mỗi nhóm lên thi đóng vai . Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra. Cả lớp bình chọn : cặp trao đổi hay nhất. Hoạt động lớp - HS phát biểu. - HS lắng nghe . Kiểm tra Động não Đàm thoại Trực quan Đàm thoại KNS Thực hành Đóng vai Thi đua Củng cố Rút kinh nghiệm : TẬP LÀM VĂN TIẾT 17 : ÔN VĂN VIẾT THƯ I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU : 1 . Kiến thức: Giúp HS củng cố hơn về mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. 2 . Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã biết để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. 3 . Thái độ: Giáo dục HS luôn nhớ ơn thầy cô giáo.Rèn HS viết cẩn thận, không gạch xoá. II . CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ viết đề văn , 1 phong bì , tem. HS : SGK ,VBT . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 5 phút 20 phút 3 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ : LT phát triển câu chuyện GV kiểm tra 2 HS làm BT1, 2. Yêu cầu HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn). - GV nhận xét – Tuyên dương. 3.Bài mới: Ôn Văn viết thư - GV giới thiệu, ghi tựa bài. 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Ôn Văn viết thư Mục tiêu : HS năm vững cấu tạo 1 lá thư . - GV hướng dẫn HS ôn lại mục đích viết thư, và cấu tạo bứa thư. - Người ta viết thư để làm gì ? - Vậy một bức thư cần có những nội dung gì ? - Em nhận thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ? - GV yêu cầu đọc lại phần ghi nhớ SGK/34. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Luyện tập Mục tiêu : HS biết vận dụng kiến thức đã ôn để viết được một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin . - GV viết đề bài, yêu cầu HS đọc, gạch chân từ trọng tâm. - Cho HS thực hành viết thư. - Yêu cầu HS nêu lại cách trình bày 1 lá thư. - GV nhận xét, giáo dục KNS. 5.Tổng kết – Dặn dò: - Yêu cầu HS nêu nội dung 1 bức thư. - Chuẩn bị : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. - Hát - HS để vở GV kiểm tra phần bài tập. 2 HS nêu. Lớp nhận xét. - HS nêu lại tựa bài; Hoạt động lớp - HS lần lượt trả lời theo yêu cầu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp đọc thầm . - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ. Hoạt động lớp - HS đọc yêu cầu đề bài , thực hiện theo yêu cầu GV. - HS nêu, thực hành viết thư. Hoạt động lớp - 1 HS nêu lại ý chính của 1 bức thư có mấy phần. Kiểm tra Đàm thoại Thực hành Thực hành KNS Củng cố Rút kinh nghiệm : MỸ THUẬT TIẾT 9 : VẼ TRANG TRÍ :VẼ ĐƠN GIẢN HOA , LÁ GV bộ môn TIẾNG VIỆT ( ÔN ) ÔN : MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ I . Yêu cầu : - Giúp HS củng cố kiến thức và mở rộng vốn từ theo chủ đề Ước mơ. - HS tìm được từ với nghĩa cho trước; đặt được câu theo yêu cầu. - Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt. II . Bài tập tham khảo : + Các đối tượng HS : bài 1; 2 vở Giúp em học tốt TV/ 33 + HS mức độ A: làm thêm bài 3 vở Giúp em học tốt TV/34. Thống kê : Bài 1: HS - Tỉ lệ Bài 2 : HS - Tỉ lệ : Bài 3 : HS - Tỉ lệ : Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTAP LAM VAN.doc
Tài liệu liên quan