Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : ước mơ
- Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ Uớc mơ
- Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ
II. Chuẩn bị:
¬- Bảng phụ. Từ điển TV
III. Hoạt động dạy - học:
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trần Thị Thu Hoài - Trường Tiểu học Lê Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng 11 năm 2016
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng thước thẳng và ê-ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Biết vẽ đường cao của tam giác.
- Tích cực làm việc trong nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp.
- Giáo dục cho HS ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, ê-ke
III. Hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng nêu các cặp cạnh vuông góc của hình chữ nhật MNPQ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - HD nội dung bài học:
a- Hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV thực hiện các bước vẽ như Sgk vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho cả lớp quan sát.
- HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
+ Vẽ đường thẳng AB bất kì.
+ Lấy điểm E trên đường thẳng AB.
( Hoặc ngoài AB).
+ Dùng ê-ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB.
b- Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác
- GV vẽ bảng hình tam giácABC
- Yêu cầu HS đọc tên hình tam giác.
- HS nêu tên.
- Yêu cầu HS vẽ .
- HS vẽ đường thẳng đI qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác.
- GV giới thiệu đường cao của hình tam giác.
- Hình tam giác có đường cao AH.
-H: Một hình tam giác có mấy đường cao?
- GV nhận xét cách vẽ của HS.
2.3 - Luyện tập:
- 1 Hình tam giác có 3 đường cao.
*Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó yêu cầu HS vẽ.
1. HS đọc bài tập
- HS thực hành vẽ.
- GV yêu cầu lớp nhận xét và nêu cách vẽ.
- Củng cố cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc cho HS.
- HS khác quan sát, nhận xét.
*Bài 2.
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-H: Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC?
+ Đường cao AH là đường thẳng đi qua đỉnh A, vuông góc với cạnh BC.
- Yêu cầu cả lớp vẽ hình.
- GV nhận xét, và yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- HS vẽ .
- HS nêu cách vẽ.
*Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với DC tại G
3. HS đọc bài.
- Thực hành vẽ.
-H: Nêu tên các HCN có trong hình?
HCN: AEGD; EBCG; ABCD.
-H: Những canh nào vuông góc với EG?
+ Vuông góc với EG: AB, CD
-H: Những cạnh nào vuông góc với AB?
- GV nhận xét và bổ sung cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GVnhận xét giờ học.
- Goi HS nhắc lại các bước vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
+ vuông góc với AB: AD, BC.
- HS nhắc lại
********************************************
Tập đọc
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi
giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi - đát ( từ phấn khởi
thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt lời các
nhân vật( lời xin, lời khẩn cầu của Mi - đát; lời phán bả oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt)
- Đọc đúng: Mi - đát; Đi - ô- ni- dốt; Pác- tôn..
- Hiểu ý nghĩa của các từ : Phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại
hạnh phúc cho con người.
- Giáo dục cho HS tính thật thà không nên có những ước muốn tham lam.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ Sgk, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi
- GV nghe, nhận xét...
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - HD nội dung bài học.
a- Luyện đọc
- 3 Hs thực hiện YC của GV.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài( 3 lượt).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu.
-3 HS nối nhau đọc .
+ Đ1: Có lần...hơn thế nữa.
+ Đ2: Bọn đầy tớ...tôi đợc sống.
+ Đ3: Thần Đi- ô- ni- dốt....tham lam.
- HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe.
b- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
-H: Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi- đát cái gì?
- Cho vua Mi- đát một điều ước.
-H: Vua Mi-đát xin thần cái gì?
+ Xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.
-H: Theo em tại sao vua Mi- đát lại ước như vậy?
+ Vì ông ta là người tham lam.
-H: Thoạt đầu điều ước được thực hiện như thế nào?
+ Vua thử bẻ một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng.
- GV kết luận; Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- HS đọc thầm.
-H: Khủng khiếp nghĩa là thế nào?
+ Là rất sợ, sợ đến mức tột độ
-H: Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
+ Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
- GV kết luận- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- HS đọc thành tiếng.
-H: Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?
+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham.
-H: Vua Mi- đát hiểu ra điều gì?
+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của bài.
* Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc.
c- Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc, lớp theo dõi , nêu cách đọc.
- Yêu cầu HS tìm cách đọc đoạn: Mi- đát bụng đói cồn cào...tham lam.
+ Nhấn giọng: cầu khẩn, cồn cào, tha tôi, phán, rửa sạch, thoát khỏi,
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm bàn.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc phân vai.
- Thi đọc.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
-H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV giúp HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời.
- HS khác n/x và bổ sung.
********************************************
Lịch sử
PHIẾU KIỂM TRA SỐ 1: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ QUA HAI THỜI KÌ LỊCH SỬ: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC, HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
- KT: Củng cố lại các mục tiêu trong Tài liệu bài 1 và 2.
- KN: Rèn kĩ năng ghi nhớ quan sát và làm bài.
- NL: Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp.
- TĐ: Có ý thức tìm hiểu, yêu đất nước và con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu HT trang 36 TL
III. Hoạt động dạy - học:
HĐTQ kiểm tra hoạt động ứng dụng của các nhóm.
1. Khởi động.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. HS làm bài. Gv theo dõi.
4. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm bài của HS.
********************************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 1: KỂ CHUYỆN VỀ THẦY CÔ GIÁO EM
I. Mục tiêu:
Qua hoạt động HS có khả năng:
- Hiểu được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- Yêu trường, yêu lớp; biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tình cảm với trường, lớp.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày trước tập thể.
II. Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.
III. Tài liệu và phương tiện:
- Các sách báo, tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về người thầy.
- Hoa tươi và phần thưởng.
- Các đạo cụ phục vụ buổi giao lưu.
- Loa đài, trang âm, dàn nhạc hỗ trợ biểu diễn (nếu có).
- Băng rôn tuyên truyền về buổi giao lưu.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập Ban tổ chức buổi giao lưu.
- Ban tổ chức xây dựng chương trình và cử người dẫn chương trình (nên chọn 1 HS nữ, 1 HS nam lớp 4 có năng khiếu về dẫn chương trình).
- BTC thông báo trước từ 2 – 4 tuần về nội dung, chương trình, kế hoạch giao lưu kể chuyện trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
+ Hình thức: Kể chuyện theo cá nhân hoặc theo nhóm (mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau).
+ Nội dung kể chuyện:
Các câu chuyện về đạo đức người thầy.
Về tình cảm thầy trò.
Về tình cảm với trường, với lớp.
- Thành lập Ban giám khảo Hội thi. Ban giám khảo có thể bao gồm: GV, TPT đội, đại diện HS, đại diện PHHS.
- Ban giám khảo họp thống nhất phương thức và nội dung đánh giá.
- Chuẩn bị các điều kiện để tiến hành buổi giao lưu:
+ Chuẩn bị địa điểm (trong các điều kiện thời tiết khac nhau); sân khấu, ánh sáng, trang âm, loa đài.
+ Dàn nhạc
+ Chuẩn bị, sắp xếp bàn ghế cho đại biểu, khách mời và HS các lớp.
+ Giải thưởng, nên có nhiều loại hình giải để động viên, khuyến khích HS: giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích, giải dành cho HS có giọng kể truyền cảm nhất, giải dành cho HS có diễn xuất kể chuyện hay nhất,
- Các lớp đăng kí danh sách HS, nhóm HS tham dự kể chuyện với Ban tổ chức.
- Các HS (nhóm HS) luyện tập chuẩn bị kể chuyện.
- Luyện tập một số tiết mục văn nghệ để trình diễn trong buổi giao lưu.
Bước 2: Tổ chức giao lưu
- MC điều khiển chương trình giao lưu: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời.
- Trường ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu.
- MC giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những người (nhóm) tham gia kể chuyện; thông báo chương trình giao lưu.
- Tiến hành giao lưu: MC giới thiệu lần lượt các cá nhân và nhóm lên kể chuyện theo đăng kí. Sau mỗi phần thi nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ nhằm tạo không khí hào hứng, sôi nổi. Sau mỗi phần kể chuyện của một HS, các thành viên Ban giám khảo sẽ cho điểm độc lập vào phiếu cá nhân.
Bước 3: Tổng kết và trao giải
- Sau khi các HS đã hoàn thành xong phần thi kể chuyện, BGK sẽ hội ý riêng để lựa chọn các tiết mục trao giải thưởng.
- Trong thời gian BGK hội ý riêng, MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ.
- MC công bố kết quả cuộc thi mời các đại diện nhà trường, đại diện PH, đại diện khách mời lên trao giải cho các HS và các nhóm đạt giải.
- Kết thúc trao giải là tiết mục đồng ca do thầy cô và HS nhà trường cùng biểu diễn.
********************************************
Kĩ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA (T2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dung của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Mẫu khâu đột thưa, Bộ đồ dùng kĩ thuật
-Học sinh: Vải, kim,chỉ, kéo, thước, phấn,
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe.
2.2 - Hoạt động 3: Học sinh thực hành khâu đột thưa.
- Gọi HS nhắc lại quy trình khâu
( ghi nhớ)
- 2 HS nhắc lại.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự CB của HS, nêu yêu cầu thời gian thực hành.
- Cho HS làm thực hành
- HS làm thực hành.
- GV uốn nắn sửa chữa sai sót.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
2.3 - Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
.- HS đánh giá sản phẩm theo tiêuchuẩn:
+ Khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành SP đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn CB cho giờ sau.
- HS lắng nghe.
********************************************
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuyển thể từ lời đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
- Dựa vào đoạn kịch yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tao, lời kể hấp dẫn , sinh động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS kể lại chuyện Ở vương quốc Tương lai theo trình tự không gian và thời gian.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai, GV dẫn chuyện
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
+ Các sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- GV giảng cách kể.
+ Muốn giữ lại lời thoại quan trọng ta làm như thế nào?
+ Nên giữ lại lới đối thoại nào khi kể câu chuyện này?
- Gọi HS kể mẫu.
- Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm. Yêu cầu HS thảo luận làm bài trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp: Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- VN viết lại câu chuyện vào vở TLV.
- HS kể chuyện.
- HS kể chuyện
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc.
+ Có nhân vật người cha và YếtKiêu
+ Nhân vật Yết Kiêu và nhà vua.
+ Xin cha đi giết giặc.
+ Là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc.
+ Có lòng yêu nước, gạt đi hoàn cảnh động viên con đi đánh giặc.
+ Diễn ra theo trình tự thời gian.
- HS đọc
+ Câu chuyện kể theo trình tự không gian, Yết Kiêu tới kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
+ Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
+ Nên giữ lại các lời đối thoại:
- Con đi giết giặc đây, cha ạ!
- .....
- HS kể.
- HS thực hành phát triển câu chuyện.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Mỗi HS kể 1 đoạn
- 2 HS kể toàn truyện
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
********************************************************************
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết sử dụng thước thẳng và ê-ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước
- HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân, tích cực hoạt động nhóm
- HS có ý thức chăm chỉ học tập
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng và ê-ke
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - Hướng dẫn vẽ đường thẳng:
- Vài HS lên bảng vẽ.
- HS lắng nghe.
- GV thực hiện các bước vẽ như SGK vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ
- HS quan sát.
- HS suy nghĩ và nêu cách vẽ...
- GV vẽ lên bảng một đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài đường thẳng AB
- HS quan sát
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB
- HS thực hành vẽ: MN qua E và vuông góc với AB.
- Vẽ đường thẳng đi qua E vuông góc với đường thẳng MN
- HS thực hành vẽ.
- GV giới thiệu hai đường thẳng song song.
- GV kết luận và nhắc lại các bước vẽ.
- HS lắng nghe.
Bài 1:
- GV kẻ bảng như SGK
+ BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS nêu ND bài tập.
+ Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua M và vuông góc với CD.
- GV yêu cầu HS thực hiện các bước vẽ như vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD
- HS nêu
+ Sau khi vẽ được đường thẳng MN, chúng ta vẽ gì?
+ Vẽ một đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng MN.
+ Đường thẳng MN vừa vẽ như thế nào so với đường thẳng CD
+ Đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng CD
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC
+ B1: vẽ đường thẳng AH đi qua A , vuông góc với cạnh BC
+ B2: vẽ ĐT đi qua A vsf vuông góc với AH
- Gv yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB
- HS thực hành vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên các cặp cạnh song songcó trong hình tứ giác ABCD
- HS quan sát và nêu.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài.
- Yêu cầu HS vẽ nêu cách vẽ ĐT đi qua B và song song với AD
- HS nêu
+ Tại sao cần vẽ ĐT đi qua B và vuông góc với BA thì ĐT này sẽ song song với AD?
+ Vì đường thẳng AD vuông góc với đường thẳng BA
+ Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không?
+ Là góc vuông.
+ Hình tứ giác BEDA là hình gì? vì sao?
+ Là hình chữ nhật. Vì có 4 góc vuông và 2 cặp cạnh song song với nhau.
+ Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ?
+ AB và DE; AD và BE.
+ Hãy kẻ tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ?
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
+ AB và AD; BA và BE; EB và ED; DA và DE.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
********************************************
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : ước mơ
- Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ Uớc mơ
- Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ. Từ điển TV
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng . Mỗi em đặt câu về 1 tác dụng của dấu ngoặckép.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - Hướng dẫn HS làm bài tập:
- 2 HS đặt câu.
- HS lắng nghe.
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ Ước mơ
- HS làm ra nháp:mong ước, mơ tưởng..
- Gọi HS trả lời.
+ Mong ước có nghĩa là gì?
+ Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
+ Đặt câu với từ mong ước?
+ Em mong ước có một đồ chơi đẹp.
+ Mơ tưởng nghĩa là gì?
+ Là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài.
- Phát bảng phụ cho các nhóm. Yêu cầu - HS sử dụng từ điển tìm và ghi từ vào bảng phụ. Nhóm xong trước treo bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhận bảng phụ, các nhóm làm bài.
- Các nhóm treo bảng
- Nhận xét – bổ sung.
- Kết luận về những từ đúng
ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng
Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS đọc bài
- Yêu cầu thảo luận theo cặp đôi để ghép được từ thích hợp
- HS thảo luận theo cặp đôi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. GV kết luận lời giải đúng.
- Đại diện nhóm trình bày.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tìm VD minh hoạ cho những ước mơ đó
- HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét
- HS nêu ý kiến của mình.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và dùng câu thành ngũ đó trong những tình huống nào?
- Thảo luận theo nhóm bàn
- Gọi HS trình bày, GV kết luận
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ và HTL các câu thành ngữ.
- HS trình bày
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
********************************************
Khoa học
PHIẾU KIỂM TRA SỐ 1: CHÚNG TA ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ
TỪ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE?
I. Mục tiêu:
- KT: HS nắm được nội dung các bài thuộc chủ đề con người và sức khỏe.
- KN: Rèn kĩ năng ghi nhớ, thực hành tốt.
- NL: Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp.
- TĐ: Biết ăn uống và nghỉ ngơi điều độ để đảm bảo SK.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu HT trang 62 TL
III. Hoạt động dạy - học:
HĐTQ kiểm tra hoạt động ứng dụng của các nhóm.
1. Khởi động.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3.HS làm bài cá nhân.
GV theo dõi HS làm.
4.GV thu bài, nhận xét, đánh giá HS.
Dặn về ôn lại bài, vận dụng thực hành tốt.
********************************************************************
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng thước và ê ke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh đã cho
- Rèn cho HS kĩ năng vẽ hình chữ nhật
- HS tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập
- HS yêu thích môn toán.
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng , ê ke.
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
-Gọi HS lên bảng vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước.
-Nhận xét
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - HD vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh.
-GV HD và vẽ mẫu trên bảng theo các bước SGK :
+Vẽ đoạn thẳng CD =4dm
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn DA=2dm
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C , lấy đoạn CB =2 dm
+Nối A với B được hình chữ nhật ...
-Cho HS vẽ HCN có DC = 4 cm , AD = 2 cm.
2.3 - Thực hành:
*Bài 1 (54)
-Cho HS thực hành vẽ HCN
-GV quan sát giúp đỡ HS vẽ cho đúng .
*Bài 2 (54)
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình ,
-GV cho biết AC , BD là 2 đường chéo của HCN.
-Cho HS đo độ dài 2 đường chéo của HCN.
KL : Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò CB bài sau
-HS vẽ.
-HS nhận xét.
-HS vẽ , HS lớp vẽ nháp.
A B
2cm
D 4 cm C
-HS vẽ bảng , HS lớp vẽ vở.
-HS vẽ hình.
-HS tính chu vi HCN:
( 5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
-HS vẽ hình.
A B
D C
***********************************
Địa lí
Bài 3: TÂY NGUYÊN(T2)
I. Mục tiêu:
- KT: Mục tiêu 3,4 trong TL.
- KN: Rèn kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp các nội dung đã học
- NL: Tích cực làm việc trong nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn. Tự thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân trên lớp.
- TĐ: Có ý thức yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Vở, TL, tranh ảnh và hoa quả xứ lạnh của Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐTQ kiểm tra hoạt động ứng dụng của các nhóm.
1.Khởi động. Trò chơi: Thi hát về một số các loài hoa.
Nêu tên các loài hoa mà các em vừa hát.
GV giới thiệu bài.
2. Nhóm trưởng lấy TL.
3. Ghi đầu bài rồi đọc mục tiêu trong TL.
A. Hoạt động cơ bản: Như tài liệu từ HĐ 6-8: Khám phá về thành phố Đà Lạt.
Hoạt động 8: Nhóm làm xong hội đồng tự quản mời các nhóm dán sản phẩm lên góc học tập và trình bày kết quả của nhóm mình.
Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, bổ sung kết hợp giáo dục HS.
B. Hoạt động ứng dụng: Như tài liệu
********************************************
Luyện từ và câu
ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của động từ.
- Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn.
- Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi HS làm BT2.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
2.2 - Tìm hiểu VD:
- HS nêu miệng - HS khác lắng nghe và nhạn xét.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm từ theo yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Tiến hành thảo luận.
- HS TL, lớp nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
* Chữa bài: Các từ:
+ Chỉ HĐ của anh chiến sĩ hoặc thiếu nhi: nhìn; nghĩ; thấy
+ Chỉ trạng thái của các sự vật:
- Dòng thác: đổ, (đổ xuống)
- Lá cờ: bay.
+ Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì?
+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
2.3 - Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Vậy từ bẻ, biến có là động từ không?
- Yêu cầu HS lấy VD về động từ
- 2 HS đọc.
+ Là động từ.
- Nối nhau nêu VD.
2.3 - Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS đọc nội dung bài.
- GV phát bảng phụ cho 2 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tìm từ và trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận bảng phụ . thảo luận, trình bày.
- Kết luận về các từ đúng.
Các HĐ ở nhà
Các HĐ ở trường
đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nước, ..
Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn...
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp , tìm từ ghi vở nháp.
- Tìm từ ghi vào vở theo cặp.
- Gọi HS trình bày.
- HS trình bày.
- Kết luận lời giải đúng.
* Chữa bài:
a. đến - yết kiến - cho - nhận - xin - làm - dùi - có thể - lặn.
b. mỉm cười - ưng thuận - thử - bẻ - biến thành - ngắt - thành - tưởng - có.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thành tiếng.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh. minh hoạ SGK và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
+ Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác cúi
+ Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, nhắm mắt lại. Bạn nam đoán là hoạt động ngủ.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch.
- HS thi.
- GV nhận xét-Kết luận.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Thế nào là động từ? động từ được dùng ở đâu?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
********************************************
Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục HS biết quý trọng sản phẩm mà mình làm được.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu khâu, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Bài mới:
- Hát
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu.
+ Đặc điểm của đường gấp mép vải và đường khâu viền như thế nào?
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm của đường khâu
- HS quan sát mẫu.
+ Mép vải được gấp 2 lần.
+ Đường gấp mép ở mặt trái của vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải của vải.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Yêu cầu HS quan sát H1,2,3,4
+ Nêu các bước thực hiện đường khâu đột mau?
- Yêu cầu HS đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 9.doc