Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 2

Địa lí

 Tiết 2 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

I. Mục tiêu

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn :

 + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

* HS HT: Chỉ và đọc tên những dãy núi ở Bắc Bộ; Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ỏ vùng núi phía Bắc.

II. Đồ dng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc40 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa của truyện. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm bài thơ. Nàng Tiên Ôc - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ * Đoạn 1: Khổ thơ 1. - Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ? - Bà lão làm gì khi bắt được ốc ? * Đoạn 2: Khổ thơ 2 - Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ? Đoạn 3: Khổ thơ 3 - Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy những gì ? - Sau đó bà lão đã làm gì ? - Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện a. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình - Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? - Viết 6 câu hỏi lên bảng lớp rồi dựa vào 6 câu hỏi để trả lời bằng lời văn của mình b. HS kể chuyện theo cặp hoặc nhóm - HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Sau đó trao đổi ý nghĩa câu chuyện c. HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp - HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Trao đổi ý nghĩa câu chuyện: Bà lão thương ốc, ốc biến thành nàng tiên giúp bà việc nhà. 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà học thuộc bài thơ hay câu thơ em thích. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị kể chuyện đã nghe dã đọc. - HS kể. - HS lắng nghe - 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ - Cả lớp đọc thầm từng đoạn, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Nghề mò tôm bắt ốc. - Thấy Oc đẹp bà thương không muốn bán, bỏ vào chum nước để nuôi. - Nhà cửa sạch sẽ, đàn lợn đã ăn no, cơm nước đã xong, vườn rau đã nhặt sạch cỏ. - Một nàng Tiên từ trong chum bước ra. - Bí mật đập bể vỏ Oc rồi ôm lấy nàng Tiên Oc. - Nàng Tiên và bà lão sống quay quần bên nhau và xem nhau như mẹ con. - Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể lại bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. - 1 HS kể mẫu đoạn 1 - Chia nhóm thực hiện - Kể nối tiếp nhau theo khổ thơ, kể toàn bài - HS thi kể chuyện - Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà Lão và nàng Tiên, con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân nhân hậu, thương yêu mọi người thì sẽ có hạnh phúc. Lịch sử Tiết 2 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo) I. Mục tiêu: Học xong bài này hs biết: - Trình tự các bước sử dụng bản đồ. - Xác định được 4 hướng chính: Đông - Tây - Nam - Bắc trên bản đồ. - Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ1: Cách sử dụng bản đồ. B1: Thảo luận. - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí ? - Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam? B2:Gọi HS trả lời. B3:GV kết luận : +Đọc tên bản đồ + Xem chú giải + Tìm đối tượng lịch sử HĐ2: Thực hành theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm: xác định các hướng và các kí hiệu trên bản đồ địa lí và bản đồ hành chính Việt Nam. - Gọi HS các nhóm trình bày. -HĐ3: Tập vẽ -GV kết luận: Muốn sử dụng bản đồ ta phải đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tỡm đối tượng lịch sử hặoc địa lí trên bản đồ. 3.Củng cố- dăn dò: -Cho học sinh nêu nội dung bài, làm bài ở nhà. -Nhận xét tiết học - HS theo dõi. - Nội dung thể hiện trên bản đồ. - 3 HS nêu. - 2 HS lên chỉ. - HS nhắc lại - Nhóm 4 HS quan sát bản đồ thảo luận và chỉ bản đồ theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. -HS vẽ vào vở -HS làm bài tập trong vở bài tập lịch sử Tập làm văn Tiết 3 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Hiểu : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ) - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Một vài tờ giấy khổ to ghi sẵn: - Các câu hỏi của phần nhận xét - Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống và sắp xếp lại cho đúng thứ tự . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là kể chuyện ? - Nhân vật trong truyện là những ai ? 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Phần nhận xét a. Đọc truyện - GV yêu cầu HS đọc “Bài văn không điểm”Chú ý giọng đọc phân biệt rõ lời thoại của từng nhân vật phải được thay đổi. - GV đọc diễn cảm cả bài. b. Từng cặp HS (hoặc nhóm nhỏ) trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2, 3 - Tìm hiểu yêu cầu của bài + GV gọi HS đọc yêu cầu của BT2, 3 + GV gọi HS lên bảng thực hiện thử 1 ý của bài tập 2 - GV nhận xét bài làm của HS - Làm bài theo nhóm + Ghi lại vắn tắt hành động của cậu bé bị điểm không. + Theo em mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ? GV: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé - Nhận xét về thứ tự kể các hành động nội dung trên ? Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung phần ghi nhớ Hoạt động 3: Phần luyện tập - GV gọi 1 HS đọc nội dung BT - Yêu cầu HS làm bài luyện tập (nhóm 2) + Điền đúng tên chim Sẻ và chim Chích. + Sắp xếp lại các hành động cho thành một câu chuyện. + Kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp. - GV khẳng định thứ tự hành động: 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9. - GV gọi 1 HS kể lại câu chuyện 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học – Biểu dương. - Yêu cầu học thuộc phần ghi nhớ. - Làm các bài luyện tập vào vở. - Chuẩn bị: Tả ngoại hình của nhân vật. - HS trả lời - HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm - HS lắng nghe - HS họat động nhóm 4 + 1HS đọc yêu cầu của BT 2,3 cả lớp đọc thầm + HS trình bày kết quả - Cùng nhận xét bài làm của các nhóm + Giờ làm bài? (Không tả, không viết, nộp giấy trắng) + Giờ trả bài? (Làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời) + Lúc về? (khóc khi bạn hỏi) + Mỗi hành động trên của cậu bé đều nói lên tình yêu đối với cha, tính cách trung thực của cậu. - Thứ tự kể các hành động của nhân vật là: a-b-c (hành động xảy ra trước kể trước,hành động xảy ra sau kể sau) - Đọc phần ghi nhớ SGK - 1HS đọc nội dung – cả lớp đọc thầm. - Làm bài trên giấy khổ lớn (1 vài nhóm) - Báo cáo kết quả của các tổ: 1, 2 Chim Sẻ. 3, 4 Chim Chích. 5, 6 Chim Sẻ Chim Chích Chích – Sẻ Sẻ – Chích – Chích - Cùng nhận xét bài làm của các tổ. 1 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp. Thứ tư ngày 06 tháng 09 năm 2017 Tập đọc Tiết 4 TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chổ; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông ( trả lời được câu hỏi SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Sau khi đọc xong hai bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu “, Em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao ? 3. Dạy bài mới Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc - GV cho HS quan sát tranh trong SGK - Chia đoạn: 5 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến phật, tiên độ trì + Đoạn 2: Tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi + Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình + Đoạn 4: Tiếp theo đến chẳng ra việc gì + Đoạn 5: Phần còn lại - Giải thích từ khó : + Vàng cơn nắng, vắng cơn mưa : mây màu vàng báo hiệu có gió, mây màu trắng báo hiệu sẽ có mưa. Ý trong bài : đã có biết bao đổi thay diễn ra từ xưa đến nay. + Nhận mặt : ý trong bài : truyện cổ giúp cho ta nhận ra bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp của ông cha ( công bằng, thông minh,nhân hậu) - GV cho HS luyện đọc theo cặp - GV gọi 1 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? - Những truyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ ? Nêu ý nghĩa của những truyện đó ? - Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? - Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào ? - Nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả. - Đọc diễn cảm cả bài thơ+ HD cách đọc - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ " Tôi yêu truyện cổ nước tôi ... có rặng dừa nghiêng soi" (GV đọc mẫu) - GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp - GV gọi 1 vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp - HS thi nhau đọc thuộc lòng bài thơ 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Học thuộc lòng cả bài thơ. - Chuẩn bị : Thư thăm bạn. Hát - 2 HS đọc bài và trả lời. -Đọc nối tiếp từng đoạn thơ -Đọc thầm phần chú giải. - HS đọc theo cặp - HS đọc cả bài - HS lắng nghe -Vì truyện cổ của dân tộc rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. - Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang - Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin - Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường. +Tấm Cám : khẳng định người nết na, ngoan ngoãn, chăm chỉ, và nhân hậu như Tấm sẽ được Tiên Bụt, Trời Phật phù hộ, giúp đỡ, có cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, những kẻ gian xảo, độc ác như mẹ con Cám sẽ bị trừng phạt. + Đẽo cày giữa đường : khuyên con người phải có chủ kiến riêng của mình, không nên thấy ai nói gì cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên công chuyện gì. - Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa - Truyện cổ chính là những lời dạy của cha ông đối với đời sau. Qua nhũng câu truyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ - HS đọc - HS đọc - HS lắng nghe - Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc - HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ Toán Tiết 8 HÀNG VÀ LỚP I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. II. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ đã kẻ sẵn như ở phần đầu bài học (chưa điền số). III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Dạy bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. - Yêu cầu HS nêu tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ. - GV giới thiệu: cứ ba hàng lập thành một lớp: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm thành lớp đơn vị; tên của lớp chính là tên của hàng cuối cùng trong lớp. - Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì? - Yêu cầu vài HS nhắc lại. - GV đưa bảng phụ, viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng và nêu lại Tiến hành tương tự như vậy đối với các số 654 000, 654 321 GV lưu ý: khi viết các số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: GV làm mẫu - GV yêu cầu HS đọc to - Yêu cầu HS tự làm phần còn lại Bài tập 2: a) GV cho HS chỉ vào chữ số 3 trong số các số thuộc hàng nào, lớp nào. - Các bài còn lại yêu cầu HS làm vào vở bài tập b) Thực hiện theo mẫu ghi giá trị chữ số 7 Bài tập 3: Viết mỗi số sau thành tổng/ theo mẫu - GV cho HS tự làm theo mẫu - Sau đó yêu cầu HS tự làm vở 3. Củng cố – dặn dò: - Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng và lớp của các chữ số đó. Chuẩn bị bài: So sánh số có nhiều chữ số. - HS sửa bài - HS nhận xét - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - HS nghe và nhắc lại - Lớp nghìn - Vài HS nhắc lại - HS thực hiện & nêu: chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm - HS đọc to - HS tự viết vào chỗ chấm ở cột số viết số - HS xác định hàng & lớp của số 3 cho từng bài - HS làm bài - HS sửa bài Thưc hiện theo cặp. - HS thực hiện - HS làm bài - HS thi đua Chính tả (Nghe - viết) Tiết 2 MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do gv soạn. * HS HT: Viết đúng, trình bày sạch đẹp II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc. - Nhận xét về chữ viết của HS. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh? - Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. d) Soát lỗi và chấm bài - HS trao đổi tập soát lỗi Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. (lưu ý cho HS dùng bút chì gạch các từ không thích hợp vào vở bài tập nếu có). - Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi. - Hỏi: Truyện đáng cười ở chi tiết nào? Bài 3 a) - Gọi 1 HS đọc yều cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích câu đố. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi và chuẩn bị bài sau. Hát - Nở nang, béo lắm, chắc nịch, lòa xòa, nóng nực, lộn xộn - Ngan con, dàn hàng ngang, giang, mang lạnh, bàn bạc.. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm. - Tuy còn nhỏ nhưng Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dàu hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập gềnh. - PB: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, - PN: ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, quản - HS viết bảng. - HS viết bài - Soát lỗi bằng viết chì - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào SGK - Nhận xét, chữa bài. sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem. - 2 HS đọc thành tiếng. - Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thật chất là bà ta chỉ tìm lại chỗ ngồi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Tự làm bài. Lời giải: chữ sáo và sao. Dòng 1: Sáo là tên một loài chim. Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao. - HS lắng nghe Kĩ thuật Tiết 2 Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II. Đồ dùng dạy học: Chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu, kéo cắt chỉ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích bài học. b) Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và cách sử dụng kim - Hướng dẫn HS quan sát H4 kết hợp quan sát kim khâu, thêu cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ nhỏ : + Em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu. - Yêu cầu HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c Sgk/ 6, 7 để nêu cách xâu chỉ vào kim và về nút chỉ. - Nhận xét, bổ sung, kết luận. + Theo em, vê nút chỉ có tác dụng như thế nào ? c) Hoạt động 2: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Tổ chức cho HS thực hành xâu chỉ và vê nút chỉ theo nhóm. - GV đến các nhóm để uốn nắn, giúp đỡ các em. - Nhận xét, đánh giá : Gọi một vài em thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Đánh giá kết quả của các em. 3. Củng cố, dặn dò: - Hỏi đáp : Hãy nêu cấu tạo của kim? - Vê nút chỉ có tác dụng gì ? - Dặn dò : Về nhà xem trước bài “Cắt vải theo đường vạch dấu” và chuẩn bị các vật liệu dụng cụ như Sgk/8. - Nhận xét tiết học . Hát - HS quan sát. + HS mô tả : có 3 phần : đầu kim (mũi kim), thân kim, đuôi kim (trôn kim). - HS quan sát và nêu. + có tác dụng là giữ được chỉ trong km khi khâu và không tuột khi may. - HS trình bày các dụng cụ đã chuẩn bị : kim và chỉ. - HS thực hành theo nhóm. - 4, 5HS lên thực hiện. - HS nêu. - HS trả lời. Thứ năm ngày 07 tháng 09 năm 2017 Toán Tiết 9 SO SÁNH SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Hàng và lớp - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: So sánh các số có nhiều chữ số. a.So sánh 99 578 và 100 000 - GV viết lên bảng 99 578 . 100 000, yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó - GV chốt: căn cứ vào số chữ số của hai số đó: số 99 578 có năm chữ số, số 100 000 có sáu chữ số, 5 99 578 - Yêu cầu HS nêu lại nhận xét chung: trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn. b. So sánh 693 251 và 693 500 - GV viết bảng: 693 251 693500 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. - GV chốt: Hai số này có số chữ số đều bằng nhau là sáu chữ số, ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau (đều là 6) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 9), ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 3), ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng trăm, ta thấy 2 < 5 nên 693 251 < 693 500 hay 693 251 > 693 500 - GV yêu cầu vài HS nhắc lại nhận xét chung: Khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số), nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Làm cá nhân. - Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc so sánh số - GV gọi HS lên bảng điền vào chỗ chấm - GV gọi HS nhận xét Bài tập 2: chia nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài, giải thích tại sao lại chọn số đó. Bài tập 3: Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách tiến hành để tìm ra được câu trả lời đúng. 3. Củng cố – dặn dò: - GV treo lên bảng hai tờ giấy lớn trong đó có ghi các số để so sánh. - Chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu - HS sửa bài - HS nhận xét - HS điền dấu và tự nêu - HS nhắc lại - Vài HS nhắc lại - HS điền dấu và tự nêu cách giải thích - HS nhắc lại - Vài HS nhắc lại - HS nhắc lại - Lên bảng điền dấu 9999 < 10 000 653211 = 653211 99 999 < 100000 43 256 < 432510 726585 > 557652 845713 = 845713 - Nhận xét bài làm. - Chia nhóm thực hiện - HS làm bài và sửa bài - Chia nhóm thực hiện - Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn - HS làm bài vào vở. Thứ tự từ bé đến lớn là : 2 467 < 28 092 < 932 018 < 943 567 - HS nhận xét. - HS thi đua KHOA HỌC Tiết 4 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN, VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường, Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 10 ; 11 sgk . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ GV gọi HS nêu ghi nhớ 2.Bài mới: a- Giới thiệu bài. b-Hướng dẫn tìm hiểu bài. HĐ1: Tập phân loại thức ăn. - Gv giao nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo cặp. - Kể tên những thức ăn đồ uống mà bạn dùng hàng ngày vào bữa sáng, trưa, tối? - Kể tn các thức ăn, đồ uống có trong hình? + Hướng dẫn HS làm bảng phân loại theo nhóm: Phân loại thức ăn có nguồn gốc động vật ( thực vật). Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác? - Các nhóm báo cáo kết quả. - Có mấy cách phân loại thức ăn? - Gv kết luận HĐ2: Tìm hiểu vai trị của chất bột đường. * Tổ chức cho hs làm việc với sgk. - Nói tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường trong hình trang 11 v vai trị của chất bột đường? * Làm việc cả lớp. - Kể tên các thức ăn chứa nhiều bột đường mà em ăn hàng ngày? *Gv kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường. +Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu? - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Gv chữa phiếu, nhận xét. 3.Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu ghi nhớ của bài học trước. - HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh. - 1 số HS trình bày trước lớp. - Rau cải, cơm, thịt gà, sữa - Nhĩm 4 hs thảo luận, hồn thnh bảng phn loại. - Đại diện nhóm trình by kết quả. Thức ăn có nguồn gốc động vật gà, cá, cua Thức ăn có nguồn gốc thực vật rau cải, súp lơ, đậu phụ - Phân loại theo lượng các chất có trong thức ăn. - 2 cách ( ở trên ). - Hs trao đổi theo cặp. - Gạo, ngô, bánh quy, chuối, bún, khoai lang, khoai tây. Chất bột đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Hs kể thức ăn hàng ngày bản thân dùng. - Nhóm 4 hs thảo luận, hồn thnh nội dung. - Hs báo cáo kết quả. +Các thức ăn chứa nhiều bột đường có nguồn gốc từ thực vật. - Hs thi kể thêm các thức ăn chứa nhiều bột đường. Luyện từ và câu Tiết 4 DẤU HAI CHẤM I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ. - Nhận biết tác dụng của dấu 2 chấm (BT1), bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2) - Biết được tầm lòng vì dân vì nước của Bác. * TT HCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Phần nhận xét GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và nhận xét về dấu hai chấm trong câu đó . GV chốt. *Câu a,b: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của nhân vật. ==> Nguyện vọng của Bác Hồ đã nói lên tấm lòng vì dân vì nước của Bác. *Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 : Phần luyện tập Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau - Yêu cầu đọc thầm từng đoạn văn và trao đổi tác dụng của dấu hai chấm Câu a: 1. Phối hợp với dấu gạch đầu dòng: Có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhận vật “tôi” ( người cha) . 2. Phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cố giáo . Câu b: Có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước . Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là cảnh gì? Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 - GV nhắc HS + Để báo hiệu lời nói của nhận vật có thể dùng dấu (:) phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc phối hợp với dấu gạch đầu dòng + Trường hợp chỉ cần giải thích thì chỉ dùng dấu 2 chấm. - HS viết đoạn văn vào vở bài tập - GV gọi 1 vài HS đọc đoạn văn trước lớp 3. Củng cố - dặn dò: Dấu hai chấm khác với dấu chấm chỗ nào Về nhà tìm trong các bài tập đọc đã học các trường hợp dùng dấu hai chấm. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Từ đơn, từ phức HS làm bài HS nhận xét - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm - 2,3 học sinh đọc ghi nhớ - 2 HS đọc - Cả lớp đọc thầm lại - Học sinh trả lời về tác dụng của 2 chấm - Học sinh đọc yêu cầu . - Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở bài tập - 1 số học sinh đọc đoạn văn . - Cả lớp nhận xét - Học sinh nêu Địa lí Tiết 2 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn : + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. * HS HT: Chỉ và đọc tên những dãy núi ở Bắc Bộ; Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ỏ vùng núi phía Bắc. II. Đồ dng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 2 Lop 4_12377930.doc
Tài liệu liên quan