Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 31

 KHOA HỌC

 ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.

 * Kĩ năng: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.

 * Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Hình minh họa (trang 46, 47/ SGK).

- HS: SGK, VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác. - Quan sát, lắng nghe. HS hoạt động nhóm chia sẻ kết quả trước lớp HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. - Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS đọc. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 Buổi sáng: ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). * Kỹ năng: Rèn KN tìm hiểu kiến thức qua kênh hình, kênh chữ... * Thái độ: HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: * GV: Bản đồ địa lý TN VN. * HS: VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi : Trái –Phải - Kết nối kiến thức 2. Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động cả lớp Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng Hoạt động 1 : Đà Nẵng thành phố cảng - Giới lược đồ thành phố Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí nào? - Đà Nẵng giáp với tỉnh nào? - Để đi đến Đà Nẵng em đi theo đường nào và đi bằng phương tiện gì? - Vì sao Đà Nẵng được gọi là thành phố cảng? - Tại sao nói thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông? Hoạt động 2 : Đà Nẵng-trung tâm công nghiệp - Kể tên một số hàng hoá đưa đến Đà Nẵng - Những mặt hàng nào được đưa đi nơi khác? Hoạt động 3 : Đà Nẵng - địa điểm du lịch - Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không? - Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch? 3.Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét tiết học - Về nhà học bài-chuẩn bị bài sau. - Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi - Cả lớp hát bài hát Lớp trưởng cho các bạn hoạt động và chia sẻ trong lớp. - Dựa vào SGK và quan sát lược đồ, trả lời các câu hỏi : HS quan sát - Phía nam đèo Hải Vân, nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà - Có cảng sông Hàn và cảng Tiên Sa là nơi tiếp đón và xuất phát của rất nhiều tàu biển trong và ngoài nước. - Vì là nơi đến và là nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông khác nhau.Từ thành phố Đà Nẵng có thể đi đến nhiều nơi khác ở vùng duyên hải miền Trung. - HS nhận xét - Mời GV nhận xét Nhóm trưởng cho các nhóm thảo luận-chia sẻ trong nhóm –lớp - Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi : Ô tô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt - Vật liệu xây dựng, đá mĩ thuật, vải may quần áo, hải sản Lớp trưởng cho các bạn hoạt động và chia sẻ trong lớp. - Dựa vào SGK và quan sát lược đồ, trả lời các câu hỏi : - Bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh, nhiều cảnh đẹp -Chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm - Đọc bài học SGK - HS nhận xét - Mời GV nhận xét - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ---------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: So sánh được các số có đến sáu chữ số. Biết sắp xếp bốn số tự nhiện theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết, so sánh STN nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán II. CHUẨN BỊ: * GV: Bảng phụ. SGK, VBT. * HS: VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi : Ai nhanh hơn - Kết nối kiến thức 2. Hoạt động Thực hành Bài tập 1 (dòng1,2) Mục tiêu : So sánh được các số có đến sáu chữ số. + Hoạt động cá nhân -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó, chữa bài, nhận xét. Lưu ý: Hs chậm, còn lúng túng chưa biết quy đồng mẫu số hai phân số gọi lên bảng kiểm tra theo dõi và hướng dẫn cụ thể. Bài 2: Mục tiêu : Biết sắp xếp bốn số tự nhiện theo thứ tự từ bé đến lớn. + Hoạt động nhóm đôi -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài. - HS tự thực hiện so sánh các cặp số còn lại vào vở. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 3 : Mục tiêu : Biết sắp xếp bốn số tự nhiện theo thứ tự từ lớn đến bé. + Hoạt động cá nhân - GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài. - HS tự thực hiện so sánh các cặp số còn lại vào vở. - Nhận xét bài làm học sinh. 3. Hoạt động tiếp nối - GV củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn ôn bài và xem bài sau. - Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi - Cả lớp hát bài hát - Lớp trưởng điều hành các bạn trong lớp trả lời + HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ kết quả trong lớp - Mời Gv đánh giá, nhận xét. Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận, chia sẻ trước nhóm –lớp - Hs thảo luận - Hs chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp - Mời Gv nhận xét - Lớp trưởng điều hành các bạn trong lớp trả lời + HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ kết quả trong lớp - Mời Gv đánh giá, nhận xét. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ). Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). HS NK viết được đoạn văn có ít nhất hai câu dùng trạng ngữ (BT2). * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết và sử dụng trạng ngữ. * Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: * GV: Phiếu học tập, bảng phụ, VBT * HS: VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Cho cả lớp hát - GV chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức Mục tiêu: Hiểu được thế nào là trạng ngữ + Hoạt động cả lớp Bài 1, 2, 3:- HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS suy nghĩ tự làm bài vào vở. - HS phát biểu. * GV lưu ý: - Trạng ngữ có thể đứng trước C- V của câu, đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc đứng sau nòng cốt câu. c) Ghi nhớ: - HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - HS học thuộc lòng phần ghi nhớ. 3. Hoạt động Thực hành Bài tập 1: Mục tiêu: Nhận diện được trạng ngữ trong câu + Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Đại diện nhóm lên bảng làm vào 2 tờ phiếu lớn. - GV nhắc HS chú ý: Bộ phận trạng ngữ trả lời các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao ? Để làm gì ?... - HS phát biểu ý kiến. - Cho HS làm vào vở bài tập. Bài 2: Mục tiêu: Bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ + Hoạt động nhóm đôi Gọi HS đọc đề bài. - GV gợi ý HS viết đoạn văn dựa vào yêu cầu gợi ý của đề bài mà trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ. - Nhận xét tuyên dương HS. 4. Hoạt động tiếp nối - GV củng cố bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Cán sự lớp điều khiển các bạn hát Cán sự lớp điều khiển các bạn trong lớp quan sát và trả lời câu hỏi - Hs hoạt động sau đó chia sẻ kết quả trước lớp - Mời Gv đánh giá, nhận xét - Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động hoàn thành yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ kết quả trong lớp - Mời GV đánh giá, nhận xét Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận, chia sẻ trước nhóm –lớp - HS thảo luận - HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp - Đọc đoạn văn trước lớp: - Nhận xét bổ sung bình chọn bạn có đoạn văn viết đúng chủ đề và viết hay nhất. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ---------------------------------------------- Buổi chiều TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2018 Buổi sáng TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2) ; quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). * Kỹ năng: Rèn KN viết văn hay và sáng tạo. * Thái độ: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi; rèn luyện KN viết văn hay. II. CHUẨN BỊ: * GV: bảng phụ, VBT * HS: VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi : Đi chợ - Kết nối kiến thức 2. Hoạt động Thực hành Bài tập 1 (dòng1,2): Mục tiêu : Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn + Hoạt động cá nhân -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó, chữa bài, nhận xét. Bài 2: Mục tiêu: Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn + Hoạt động nhóm đôi - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài. - HS tự thực hiện so sánh các cặp số còn lại vào vở. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 3: Mục tiêu: Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp. + Hoạt động cá nhân Gọi 1 HS đọc: tả một bộ phận của một loài vật mà em yêu thích. - Treo tranh ảnh về một số loài vật lên bảng như trâu, bò, lợn, gà, chó, - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. 3. Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét, khen những HS làm bài tốt. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại. - Dặn ôn bài và xem trước bài sau. Lớp trưởng điều khiển các bạn. - HS làm việc cá nhân chia sẻ trong lớp HS tự sửa lỗi, đổi vở sửa lỗi cho bạn. - HS đọc bài đọc " Con ngựa " - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc thầm 2 đoạn văn suy nghĩ và trao đổi để nêu lên cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý - Mời Gv nhận xét. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, chia sẻ trong nhóm-lớp - HS thảo luận nhóm đôi rồi chia sẻ kết quả trong nhóm - Mời GV đánh giá, nhận xét - Lớp trưởng điều hành các bạn trong lớp trả lời + HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ kết quả trong lớp - Mời GV đánh giá, nhận xét. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ --------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( tiếp ) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 vào làm tính và giải toán. * Kỹ năng: Rèn KN làm tính đúng, nhanh, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán, phát triển tư duy toán học. II. CHUẨN BỊ: * GV: Bảng phụ.SGK, VBT. * HS: VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động Khởi động - Chơi trò chơi : Tìm nhà cho vật nuôi - Kết nối kiến thức 2. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Mục tiêu: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 vào làm tính và giải toán. + HS làm việc cá nhân - Gọi HS đọc YC. HS nhắc lại về các dấu hiệu chia hết - HS thực hiện vào vở. - YC HS làm bài cá nhân Bài tập 2: + HS làm việc cá nhân Mục tiêu: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 vào làm tính và giải toán. - Trước hết phải xác định số cần điền phải thích hợp với yêu cầu đề bài. - GV gọi những HS còn lúng túng lên bảng, kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn. Bài tập 3: Mục tiêu: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 vào làm tính và giải toán. + HS làm việc nhóm đôi - Gọi HS đọc YC. - YC HS làm bài nhóm 3. Hoạt động tiếp nối - GV củng cố bài, nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi - Cả lớp hát bài hát - Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ kết quả HS làm bài vào VBT. - HS theo dõi bài bạn, nhận xét và tự kiểm tra bài của mình. - Mời Gv đánh giá, nhận xét. + HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ kết quả trong nhóm-lớp - Mời cô đánh giá phần chia sẻ của lớp - Tính và nêu kết quả BT3 + HS làm việc nhóm sau đó chia sẻ kết quả trong lớp - Mời GV đánh giá, nhận xét. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------------------------------------------- KHOA HỌC ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. * Kĩ năng: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau. * Thái độ: HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Hình minh họa (trang 46, 47/ SGK). - HS: SGK, VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Cả lớp hát một bài theo nhạc - Kết nối kiến thức 2. Hình thành kiến thức Mục tiêu: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước ,thức ăn, không khí, ánh sáng . Ø Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm - Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4. - Yêu cầu : Quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi: + Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ? + Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ? GV đi giúp đỡ từng nhóm. - Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng. - Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng. + Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ? + Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ? + Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ? + Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ? + Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ? - GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết. ØHoạt động 2: Kết nối : Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. - Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ? GV đi giúp đỡ các nhóm. - Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng. + Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ? - GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường. 3. Hoạt động tiếp nối: - GV củng cố bài, nhận xét giờ học - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Cả lớp hát một bài - Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động. Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau. + Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước. + Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn. + Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được. + Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối. + Biết xem động vật cần gì để sống. + Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn. + Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống. - Lắng nghe. - Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động - Làm việc cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm và trước lớp Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định. + Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết. + Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường. + Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được. + Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng. + Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------- Buổi chiều KĨ THUẬT LẮP XE NÔI ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết. Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. * Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo và óc sáng tạo. * Thái độ: Học sinh hứng thú và yêu thích lắp ghép kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ: * GV: Bảng phụ, tranh minh họa * HS : SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn 2. Hoạt dộng hình thành kiến thức + HĐ3: Học sinh thực hành lắp xe nôi Mục tiêu: HS lắp được xe nôi theo mẫu a) Học sinh chọn chi tiết - Cho học sinh chọn chi tiết và xếp riêng từng loại và nắp hộp - GV kiểm tra và giúp học sinh chọn đúng b) Lắp từng bộ phận - Gọi một em đọc lại phần ghi nhớ - Cho HS quan sát kĩ hình mẫu và hỏi để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận - Cho học sinh thực hành lắp từng bộ phận - Giáo viên đi đến từng em quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng c) Lắp giáp xe nôi - Nhắc học sinh phải lắp theo quy trình trong sách giáo khoa - Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch - Lắp xong cần phải kiểm tra sự chuyển động của xe + HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - Cho học sinh trưng bày sản phẩm - Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá - Cho học sinh tự đánh giá sản phẩm - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh - Cho học sinh tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp 3. Hoạt động tiếp nối - Chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài sau HS chơi - Học sinh chọn các chi tiết và xếp riêng vào nắp hộp theo yêu cầu cử GV - Vài em nhắc lại ghi nhớ - Học sinh quan sát - Để lắp được xe cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe. - Học sinh thực hành lắp giáp từng bộ phận - Thực hành lắp giáp xe nôi - Học sinh trưng bày sản phẩm - Học sinh lắng nghe - Học sinh đánh giá sản phẩm thực hành. - Tháo các chi tiết và xếp gọn vào. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------- KĨ THUẬT LẮP Ô TÔ TẢI ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp “Ô tô” tải. Lắp được từng bộ phận và lắp ráp “Ô tô” tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. * Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo và óc sáng tạo. * Thái độ: Học sinh hứng thú và yêu thích lắp ghép kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ: * GV: tranh minh họa * HS: SGK, VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động - Chơi trò chơi : Muỗi đốt - Kết nối kiến thức 2. Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động cả lớp Mục tiêu :HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp “Ô tô” tải. Lắp được từng bộ phận và lắp ráp “Ô tô” tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. a. Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV yêu cầu HS chọn các chi tiết theo SGK để vào nắp hộp theo từng loại. - Một vài chi tiết cần lăp cái “ Ô tô” là gì? b. Lắp từng bộ phận : * Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin + Để lắp được bộ phận này cần phải lắp mấy phần ? + GV yêu cầu HS lên lắp. * Lắp ca bin (H3-SGK) - Hãy nêu các bước lắp ca bin ? - GV lắp theo thứ tự các bước trong SGK. * Lắp thùng sau của thành xe và lắp trục bánh xe (H4 ; H5 -SGK) - Yêu cầu HS lên lắp. - GV nhận xét, uốn nắn, bổ sung cho hoàn chỉnh. Lắp rắp “Ô tô” tải. - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận. Khi lắp tấm 25 lỗ, GV nêu thao tác chậm để HS nhớ. - Cuối cùng kiểm tra sự chuyển động của ô tô tải. c. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận ,tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp. 3. Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi - Cả lớp hát bài hát - Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động và chia sẻ kết quả trước lớp - HS hoạt động và trả lời câu hỏi của Gv - Mời Gv đánh giá, nhận xét - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận và chia sẻ kết quả - HS hoạt động và trả lời câu hỏi của Gv - Mời Gv đánh giá, nhận xét - HS lên lắp. - 2 HS lên lắp. - Cả lớp làm theo. - Chắc chắn, không xộc xệch; chuyển động được. - HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp - HS lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------------------------------------------- THỂ DỤC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI “ CON SÂU ĐO ” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, Chuyền cầu theo nhóm hai người. - Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng) - Bước đầu biết cách nhảy dây tập thể, biết phối hợp với bạn để nhảy dây. - Trò chơi “ Con sâu đo ”. Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường, sạch sẽ, chuẩn bị một còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản - Đá cầu. + Ôn tâng cầu bằng đùi. Chia tổ tập luyện theo khu vực đã qui định do tổ trưởng điều khiển. + Ôn chuyền cầu theo nhóm ba người. - Ném bóng. Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích. * Thi ném bóng trúng đích. - Trò chơi "Con sâu đo". GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức. 3. Phần kết thúc - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - Trò chơi"Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12333794.docx
Tài liệu liên quan