Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Bài: Ai là thủy tổ loài người

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước chúng ta học chính tả bài gì?

- GV đọc một số tên riêng cho HS viết: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa.

- GV nhận xét bảng con.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam?

- Giáo viên nhận xét.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Bài: Ai là thủy tổ loài người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Anh Đào MSSV: 1421402020004 Lớp: D14TH01 Khối 5 - Tuần 25 Phân môn: Chính tả (Nghe – viết) Bài: Ai là thủy tổ loài người I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả và thực hành tốt các kỹ năng viết chữ. - Tìm được các tên riêng trong mẩu chuyện vui ( BT2); làm đúng bài tập chính tả viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: giáo án và giáo án điện tử. - Học sinh: Sgk và đồ dùng học tập. III. Thiết kế bài dạy: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước chúng ta học chính tả bài gì? - GV đọc một số tên riêng cho HS viết: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa. - GV nhận xét bảng con. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết trước, các em đã được luyện viết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết chính tả hôm nay các em sẽ cùng nhau viết bài Ai là thủy tổ loài người để củng cố lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết Trao đổi về nội dung đoạn văn - GV yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn văn. - Gv hỏi: + Bài văn nói về điều gì? + Hãy kể những truyền thuyết về thủy tổ loài người mà trong đoạn văn có nhắc đến? - Cho HS xem một số hình ảnh. - Vậy theo sự giải thích của khoa học thì con người ta có nguồn gốc từ đâu? - GV kết luận: Vào giữa thế kỉ XIX, từ công trình nghiên cứu của nhà bác học người Anh Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành qua nhiều năm từ một loài vượn cổ. - Cho HS xem hình ảnh. Hướng HS tập viết - Nêu những từ cần viết hoa trong bài. - Tại sao em phải viết hoa những từ đó? - Ngoài những từ cần viết hoa, còn từ nào mà em cho là dễ viết sai? - HS nêu - GV chốt.(A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Bra-ha, Sác-lơ Đác-uyn,..) - GV phân tích từ khó. - Yêu cầu 1 HS đọc lại. - Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con. - GV đọc lại bài. - GV đọc bài cho HS viết. - GV đọc bài cho HS soát lỗi lần 1. - GV đọc bài cho HS soát lỗi lần 2 kết hợp sgk. - GV thu 5 vở. HS còn lại trao đổi chéo bài để rà soát lỗi. - GV tổng hợp lỗi sai. - GV chấm và nhận xét 5 vở, sửa 1 số lỗi sai phổ biến của HS. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Nội dung của câu chuyện là gì? - GV: Câu chuyện thật thú vị phải không các em. Bây giờ các em hãy thảo luận nhóm đôi(3’) để tìm các tên riêng trong bài và giải thích về cách viết ấy. GV gợi ý HS: dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa tên riêng đó. - Gọi đại diện nhóm nêu và giải thích cách viết hoa từng tên riêng. - GV kết luận: Các tên riêng trong bài là Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt. - Sau khi nghe truyện Dân chơi đồ cổ thì em có suy nghĩ gì về anh chàng trong truyện? - Các em có học tập theo anh ta không? - GV kết luận: Ai cũng có một niềm đam mê. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá mù quáng, sa đà vào nó mà lãng quên những thứ khác. Vậy nên các em nên biết cân bằng giữa việc chơi và việc học, không nên quá mải mê chơi điện tử, xem tivi hay là đọc truyện quá nhiều dẫn đến chểnh mảng việc học. Các em có đồng ý với cô không nào? 4. Củng cố, dặn dò. - Hôm nay chúng ta học chính tả bài gì? - Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao Động. - Hát - Nghe-viết: Núi non hùng vĩ. - HS viết bảng con. - HS lắng nghe. - Viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - Một truyền thuyết cho rằng Chúa Trời đã tạo ra loài người, trong đó ông A-đam và bà Ê-va là thủy tổ loài người. + Ở Trung Quốc có chuyện Nữ Oa dùng đất thó nặn người. + Ở Ấn Độ thì vị thần tạo ra con người là Bra-hma - HS trả lời. - HS tìm và nêu - Các chữ này viết hoa vì đây là danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí. - HS tìm và nêu từ khó: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-ha, XIX, Sác-lơ Đác-uyn. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS viết vào bảng con. - HS lắng nghe. - HS viết bài chính tả. - HS lắng nghe và soát lỗi. - HS chấm chéo vở. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu BT2. - HS đọc chú giải. - Câu chuyện kể về một anh chàng mê đồ cổ một cách mù quáng. Chỉ cần có người đem một vật gì tới và bảo đó là đồ cổ thì anh ta lập tức mua liền mà không cần đắn đo suy nghĩ, không cần thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh vẫn không bao giờ chịu xin cơm, xin gạo mà chỉ xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu. - HS làm bài. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - Hôm nay chúng ta học bài chính tả Ai là thủy tổ loài người. - 1 HS nhắc lại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Ngheviet Ai la thuy to loai nguoi_12304876.docx
Tài liệu liên quan