Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Nghe - Viết: Ai là thủy tổ loài người

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

- GV: Tiết trước chúng ta học chính tả bài gì?

 

- Gọi 1 HS lên bảng viết từ khó, dễ sai trong bài chính tả Núi non hùng vĩ: hiểm trở, chọc thủng, buốt óc, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, thẳng ruổi. Các bạn dưới lớp viết vào bảng con.

- Chọn 2 bài viết vào bảng con cho HS nhận xét và nhận xét bài của bạn trên bảng.

- GV nhận xét

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Nghe - Viết: Ai là thủy tổ loài người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/02/2018 Giáo án: Chính tả - TV Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Thương Lớp 5 TIẾNG VIỆT – CHÍNH TẢ Tuần 25 Nghe - viết: Ai là thủy tổ loài người? I/ Mục tiêu: - Giúp HS nghe - viết đúng, đẹp bài chính tả: Ai là thủy tổ loài người? - HS tìm được các tên riêng trong truyện dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. - Rèn luyện tư thế ngồi ngay ngắn, viết đúng, đẹp. II/ Đồ dùng dạy học - HS: sách giáo khoa, đồ dùng học tập. - GV: bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ - GV: Tiết trước chúng ta học chính tả bài gì? - Gọi 1 HS lên bảng viết từ khó, dễ sai trong bài chính tả Núi non hùng vĩ: hiểm trở, chọc thủng, buốt óc, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, thẳng ruổi. Các bạn dưới lớp viết vào bảng con. - Chọn 2 bài viết vào bảng con cho HS nhận xét và nhận xét bài của bạn trên bảng. - GV nhận xét III. Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu ghi tựa - GV: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết bài Ai là thủy tổ của loài người và thực hành viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - GV cho HS nhắc lại tên bài. GV ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 2: Luyện viết - Gọi 1 HS đọc đoạn văn a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - GV hỏi: Bài này nói về điều gì? - HS và GV nhận xét. b) Hướng dẫn viết từ khó có - Cho HS đọc thầm bài, và tìm các từ khó có trong bài (nêu được từ khó viết ở chỗ nào). GV ghi bảng. - GV: Em có nhận xét gì về cách viết các từ này? - GV nhận xét. Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa. - Gọi HS đọc quy tắc - GV đọc từ khó cho HS viết vào bảng. - Gọi HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng, đọc lại những từ khó viết. - Gọi HS đọc lại toàn bài. - GV đọc toàn bài. Hướng dẫn cách viết toàn bài. c) Viết chính tả - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi khi viết chính tả, và yêu cầu cả lớp đóng sách lại. - GV đọc cho HS viết theo đúng quy trình: đọc chậm vừa phải, đọc hết câu → đọc từng cụm từ (lặp lại 2,3 lần)→đọc lại cả câu. - GV đọc bài cho HS dò lại. d) Soát lỗi và chấm bài. - GV thu vở của 5-7 bạn chấm bài. - GV nhận xét * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài tập 2 SGK. - Cho 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. - GV giải thích thêm: Cửu Phủ là tên một loại tiền ở Trung Quốc thời xưa. - Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? - GV cho HS đọc thầm bài và dùng bút chì gạch chân các tên riêng có trong bài và giải thích cách viết hoa tên riêng đó. - Gọi HS trình bày cá nhân. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. - GV đính bảng phụ có ghi sẵn các tên riêng có trong mẩu truyện lên bảng. - GV hỏi: Những tên riêng đó được viết như thế nào? Vì sao lại viết như vậy? - GV nhận xét. - Cho HS đọc thầm bài trong vòng 2 phút và trả lời câu hỏi: em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ? - GV giáo dục cho HS: Con người ta sống cần phải biết kiên định, đừng vì đam mê một thứ vật chất nào đó, mà trở nên mù quáng, trở thành công cụ cho người khác lợi dụng. IV. Củng cố - Gọi HS nhắc lại tên bài học hôm nay. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý. - GV mời HS tự nhận xét tiết học. GV nhận xét V. Dặn dò - Dặn dò về nhà học thuộc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý. - Chuẩn bị: Nghe-viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. - HS: Tiết trước chúng ta học chính tả bài nghe viết: Núi non hùng vĩ. - 1 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con các từ khó. - HS nhận xét bài của bạn - HS nhắc lại - 1 HS đọc - HS trả lời: Nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ của loài người và cách giải thích khoa học về điều này. - HS nhận xét. - HS đọc thầm bài, và tìm từ: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Bra-hma, thế kỉ XIX, Sác-lơ Đác-uyn, + Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành chữ đó, những từ có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. - HS nhận xét - 1 HS đọc, các bạn khác chú ý lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS lên bảng viết, các bạn dưới lớp viết vào bảng con. - HS nhận xét. 2 HS đọc lại từ khó. - 1 HS đọc - HS lắng nghe. Nêu cách viết. - HS lắng nghe - HS viết vào vở - HS dò bài - Các bạn khác đổi chéo vở dò bài cho bạn. - HS nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc - 1 HS đọc - HS lắng nghe. - HSTL - HS làm việc cá nhân, đọc thầm và gạch chân các tên riêng có trong mẩu truyện. - Các tên riêng có trong mẩu truyện là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công. - HS nhận xét. - HS: Những tên riêng đó được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng bởi vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo phiên âm Hán Việt. - HS nhận xét - HS đọc thầm và trả lời: anh chàng mê đồ cổ là một kẻ gàn dở, mù quáng, nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì tật mê chơi đồ cổ đến nỗi trắng tay phải đi ăn xin mà anh ngốc vẫn không xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu. - HS nhận xét - HS lắng nghe - Hôm nay chúng ta học chính tả nghe-viết: Ai là thủy tổ loài người? - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý. - HS nhận xét tiết học - HS lắng nghe. 1 phút 3 phút 1 phút 20 phút 10 phút 3 phút 2 phút

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 25 Ngheviet Ai la thuy to loai nguoi_12300494.doc
Tài liệu liên quan