Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Lắp mạch điện đơn giản

1. Nêu yêu cầu

- GV nói: Các em hãy quan sát các mạch điện được mô tả trên bảng để dự đoán xem mạch điện nào có thể hoạt động được sau đó cùng nhau lắp thử kiểm chứng xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai nhé!

2. Tổ chức

- GV lưu ý học sinh thực hiện thí nghiệm theo dự đoán đúng trước

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Lắp mạch điện đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG GIÁO ÁN Môn: HĐNGLL CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ “ LÀM THIỆP CHÚC MỪNG TẶNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI VÀ BẠN GÁI” GVHD: Thầy Nguyễn Lộc Sinh viên: Võ Bùi Thanh Bình Rcom H’ Bích Năm học 2017 - 2018 Tuần 23 KẾ HOẠCH BÀI HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Chỉ ra đúng cực dương và cực âm của pin. - Miêu tả đúng cấu tạo của bóng đèn sợi đốt. - Nêu được điều kiện để đèn sáng khi lắp mạch đơn giản. 2. Kĩ năng - Lắp 1 mạch điện đơn giản cho việc thắp sáng: sử dụng pin, đèn, dây dẫn. KNS: Không tự ý tháo lắp các thiết bị điện trong gia đình 3. Thái độ GDMT: Sử dụng tiết kiệm điện Sử dụng đèn led hoặc đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt. II. Đồ dùng dạy học 1. Hình ảnh minh họa 2. Dụng cụ thực hành theo nhóm (HS chuẫn bị - GV hỗ trợ): 1 cục pin 1,5V, dây đồng vỏ bọc nhựa, đèn pin, bóng đèn sợi đốt 60V, pin 9V, đèn led, 3. Bảng nhóm III. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Mong muốn ở HS Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức qua Trò chơi truyền điện và giới thiệu bài mới Hoạt động nhóm chia theo tổ (5 phút) 1. Nêu yêu cầu: Lớp mình sẽ chia làm 4 nhóm, mỗi tổ là một nhóm. Các nhóm sẽ có thời gian là 3 phút, lần lượt mỗi bạn lên bảng nhóm viết tên các thiết bị, đồ dùng sử dụng điện. Nhóm nào tìm đươc nhiều nhất là thắng. Lưu ý đồ dùng điện lặp lại không được tính điểm. 2. Tổ chức - GV kẻ bảng thành 4 phần và hô to “Bắt đầu”. - Sau 3 phút thì yêu cầu dừng và tổng kết. 3. Giới thiệu bài mới: - Đố cả lớp, các thiết bị điện này hoạt động được cần có gì? - GV nêu: Các thiết bị này đã được kết nối với nhau và với nguồn điện thành một hệ thống điện khá phức tạp người ta gọi chung là mạch điện. Hôm nay chúng ta sẽ dựa trên những hiểu biết về năng lượng điện đã học để thực hành lắp một mạch điện đơn giản nhé! - GV ghi tên bài. Giới thiệu các hoạt động. - HS lắng nghe. - Chia nhóm chơi. - HS chơi. - Điện, mạch điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của pin và bóng đèn (12 phút) Hoạt động nhóm và cá nhân 1. Tổ chức quan sát vật thật - GV giới thiệu một số loại pin. - Hãy quan sát thật kĩ đặc điểm của chiếc pin và các kí hiệu có trên thân pin. Con nhìn thấy gì? - GV chốt: Trên mỗi chiếc pin có đầu lồi lên có kí hiệu (+) là cực dương và đầu có kí hiệu (-) là cực âm. - Hãy đặt pin xuống và cầm bóng đèn lên, quan sát bóng đèn thật là kĩ chú ý bộ phận bên trong bóng đèn và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ. - GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu. - Mời HS lên bảng hoàn thành sơ đồ cấu tạo bóng đèn sợi đốt. Trên mỗi bóng đèn có bóng chụp là phần thủy tinh, bên dưới người ta goi là phần đuôi đèn, có phần dây dẫn và dây tóc, ben dưới đuôi đèn có núm nhỏ kim loại người ta gọi là núm thiết. - Đố các con, dây tóc bóng đèn nối với dây dẫn thì phần cuối của dây dẫn này được nói với phần nào nữa? - Liệu phần dây dẫn có nối với núm thiết không? Các con hãy quan sát thật kĩ lần nữa bóng đèn của mình và dùng bút chì vẽ thêm đường dây dẫn vào bóng đèn nhé! - GV tách phần bóng chụp và cho HS xem phần dây dẫn bị che khuất bởi đuôi đèn. - GV mời HS vẽ lại cho chính xác. 2. Các kết luận: GV nhận xét và tổng kết các kết luận: - Một đầu của dây tóc được nối với đuôi đèn, một đầu nói với phần núm thiết. - Trên mỗi chiếc pin có đầu lồi lên có kí hiệu (+) là cực dương và đầu có kí hiệu (-) là cực âm. GV chuyển ý: Tại sao đèn pin có thể sáng được? Để làm cho đèn pin sáng được chúng ta cần lắp một mạch điện trong đèn pin. Bây giờ chúng ta sẽ lắp mạch điển đề làm cho bóng đèn sáng được. - Kí hiệu (+) và kí hiệu (-). - HS lắng nghe. - HS quan sát bóng đèn. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS trình bày và nhận xét. - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ. - 1 dây dẫn nối vào núm thiết, 1 dây dẫn nối vào đuôi đèn. - HS quan sát và vẽ thêm phần dây dẫn vào bóng đèn. - HS quan sát và đưa ra kết luận - HS vẽ lại nếu chưa đúng. Hoạt động 3: Thực hành lắp mạch điện (14 phút) Hoạt động nhóm 4 1. Nêu yêu cầu Thảo luận nhóm 4: - Sử dụng pin, đèn, dây điện tìm cách thắp sáng và vẽ lại sơ đồ. - Phải lắp như thế nào thì mới sáng? 2. Tổ chức - GV hướng dẫn vẽ sơ đồ mạch điện. Trong khi HS thực hành, GV hỗ trợ quan sát khi cần. 3. Trình bày - GV yêu cầu đại diện nhóm lên vẽ lại sơ đồ mạch và lắp lại mạch điện. GV hỏi: Phải lắp như thế nào thì đèn mới sáng? * Chuyển ý: Bây giờ chúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm tìm còn cách lắp mạch điện nào khác. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS triển khai việc lắp mạch điện theo nhóm và vẽ lại sơ đồ mạch điện. - Sau 5 đến 7 phút, HS dừng hoạt động và lần lượt báo cáo. Cụ thể một quy trình tháo lắp mạch điện: + Sắp xếp theo trật tự các đồ dùng và dụng cụ cần thiết: pin (nguồn điện); 1 bóng đèn; dùng dây dẫn nối một chốt của bóng đèn với cực âm của nguồn điện. Nối chốt còn lại của bóng đèn với cực dương của nguồn điện. Mạch điện đã mắc xong. + Mạch kín, bóng đèn sáng; mạch hở, bóng đèn không sáng. - Nhóm chưa thành công thực hiện lại theo sự giúp đỡ của nhóm khác. Hoạt động 4: Thí nghiệm (10 phút) Hoạt động nhóm 4 1. Nêu yêu cầu - GV nói: Các em hãy quan sát các mạch điện được mô tả trên bảng để dự đoán xem mạch điện nào có thể hoạt động được sau đó cùng nhau lắp thử kiểm chứng xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai nhé! 2. Tổ chức - GV lưu ý học sinh thực hiện thí nghiệm theo dự đoán đúng trước. - GV mời đại diện từng nhóm nêu ý kiến. 3. Kết luận - Chỉ có trường hợp a và d là đèn sáng vì đã tạo thành một dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn. - Trường hợp b: chỉ có 1 cực của pin đươc nối với thân pin nên không có dòng điện nào đi qua, bóng đèn không sáng. - Trường hợp c: nối hai cực của pin với nhau sẽ làm hỏng pin (đoản mạch). Nối dây dẫn như hình tưởng là qua bóng đèn song lại không cho dòng điện đi vào bóng nên như vậy là sai. - Trường hợp e: nối bóng đèn với 1 cực của pin thì không có dòng điện, đèn không sáng. GV lưu ý cách mắc với đèn led: Khi chúng ta lắp 1 mạch điện với đèn led thì đầu vào ở chuôi đèn cần đấu với cực dương của pin qua đó rồi nối tiếp đến một cực âm của pin. Như vậy sẽ tạo một mạch thông suốt cho dòng điện lưu thông, đèn mới sáng. - GV hỏi: Như vậy, để đèn sáng khi lắp được mạch điện cần có điều kiện gì? - HS thực hiện theo nhiệm vụ nhóm. - Làm thí nghiệm và trình bày kết luận từ thí nghiệm. Mỗi nhóm chỉ trình bày dự đoán và làm thí nghiệm cho một trường hợp. Các nhóm khác không trình bày trường hợp nhóm bạn đã làm thì quan sát và cho ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày dự đoán của nhóm. - HS trả lời: Cần tạo một dòng điện đi qua đèn. Hoạt động 5: Tổng kết bài học và dặn dò (1 phút) 1. Tổng kết - GV nói: Ở đầu tiết của bài hôm nay chúng ta đã được tìm hiểu mạch điện qua những nội dung gì? 2. Dặn dò - Tiết học sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về mạch điện để phân biệt được vật dẫn điện và vật cách điện. - Nhắc HS xem bài trước. - HS trả lời: Chúng ta đã biết lắp một mạch điện đơn giản để thắp sáng đèn. Qua đó chúng ta biết được để lắp cho đèn sáng cần điều kiện gì? Ý kiến của GVHD . . . . . . . . PHIẾU HỌC TẬP Nhiệm vụ : Nối tên các bộ phận tương ứng của bóng đèn. ĐUÔI ĐÈN DÂY TÓC DÂY DẪN DÂY DẪN NÚM THIẾT BÓNG CHỤP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 4647 Lap mach dien don gian_12535188.docx
Tài liệu liên quan