1. Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, 4 cục pin (cho 4 tổ), dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, hình ảnh mạch điện dơn giản, Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây), hình ảnh minh họa SGK trang 94,95.
2. Học sinh: sách giáo khoa,
C. LÊN LỚP:
1.Khởi động: Hát (1p)
2.Kiểm tra bài cũ: (3p)
Sử dụng năng lượng điện.
- Kể tên một số đồ dùng bằng điện? (bóng đèn, bàn là, nồi cơm điện, máy tính, tivi, quạt máy, ) (Vấn đáp)
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tiết 46: Lắp mạch điện đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng Pin, bóng đèn, dây điện.
Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là Pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
Thái độ:
Có ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý
Sử dụng đèn led hoặc đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, 4 cục pin (cho 4 tổ), dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, hình ảnh mạch điện dơn giản, Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây), hình ảnh minh họa SGK trang 94,95.
Học sinh: sách giáo khoa,
LÊN LỚP:
1.Khởi động: Hát (1p)
2.Kiểm tra bài cũ: (3p)
Sử dụng năng lượng điện.
- Kể tên một số đồ dùng bằng điện? (bóng đèn, bàn là, nồi cơm điện, máy tính, tivi, quạt máy,) (Vấn đáp)
- Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? (Điện mà các đồ dùng máy móc sử dụng được lấy từ nhà máy phát điện, pin, ác quy, (trắc nghiệm)
- Vai trò của điện trong đời sống và sản xuất?
+ Điện là nguồn năng lượng cho các thiết bị trong đời sống và sản xuất, trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế giáo dục, văn hóa thể thao, gia đình,
+Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống con người văn minh hiện đại hơn. (Điền vào chỗ trống)
3. Bài mới:
*Phương pháp: Thảo luận nhóm (PP mảnh ghép) và cá nhân, thuyết trình, trực quan, kỉ thuật KLW
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
8’
13’
06’
Giới thiệu bài
Đố cả lớp, các thiết bị điện hoạt động được cần có gì?
GV nêu: Các thiết bị này đã được kết nối với nhau và với nguồn điện thành một hệ thống điện khá phức tạp người ta gọi chung là mạch điện. Hôm nay chúng ta sẽ dựa trên những hiểu biết về năng lượng điện đã học để lắp một mạch điện đơn giản nhé!
- GV ghi tên bài. Giới thiệu các hoạt động.
Các hoạt động
· Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của pin và bóng đèn (nguồn cung cấp năng lượng)
GV giới thiệu một số loại pin.
- Hãy quan sát thật kĩ đặc điểm của chiếc pin và các kí hiệu có trên thân pin. Con nhìn thấy gì?
- GV chốt: Pin là nguồn cung cấp năng lượng làm sáng bóng đèn. Trên mỗi chiếc pin có đầu lồi lên có kí hiệu (+) là cực dương và đầu có kí hiệu (-) là cực âm.
- Hãy đặt pin xuống và cầm bóng đèn lên, quan sát bóng đèn thật là kĩ chú ý bộ phận bên trong bóng đèn và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ.
- GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành vào phiếu học tập.
Trên mỗi bóng đèn có bóng chụp là phần thủy tinh, bên dưới người ta goi là phần đuôi đèn, có phần dây dẫn và dây tóc, bên dưới đuôi đèn có núm nhỏ kim loại người ta gọi là núm thiết.
- Đố các con, dây tóc bóng đèn nối với dây dẫn thì phần cuối của dây dẫn này được nối với phần nào nữa?
- Liệu phần dây dẫn có nối với núm thiết không? Các con hãy quan sát thật kĩ lần nữa bóng đèn của mình và dùng bút chì vẽ thêm đường dây dẫn vào bóng đèn nhé!
-Đèn sáng được là do đâu?
- GV mời HS nói lại
2. Các kết luận:
GV nhận xét và tổng kết các kết luận:
- Một đầu của dây tóc được nối với đuôi đèn, một đầu nói với phần núm thiết.
- Trên mỗi chiếc pin có đầu lồi lên có kí hiệu (+) là cực dương và đầu có kí hiệu (-) là cực âm.
GV chuyển ý: Tại sao đèn pin có thể sáng được? Để làm cho đèn pin sáng được chúng ta cần lắp một mạch điện trong đèn pin. Bây giờ chúng ta sẽ lắp mạch điển đề làm cho bóng đèn sáng được.
· Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản.
1. Nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm 4:
- Sử dụng pin, đèn, dây điện tìm cách thắp sáng và vẽ lại sơ đồ.
- Phải lắp như thế nào thì mới sáng?
2. Tổ chức
- GV hướng dẫn vẽ sơ đồ mạch điện vào phiếu học tập
Trong khi HS thực hành, GV hỗ trợ quan sát khi cần.
3. Trình bày
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên vẽ lại sơ đồ mạch và lắp lại mạch điện.
GV hỏi: Phải lắp như thế nào thì đèn mới sáng?
GV chốt ý: + Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
+ Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
* Chuyển ý: Bây giờ chúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm tìm còn cách lắp mạch điện nào khác.
Hoạt động 3: Thí nghiệm (10 phút)
1. Nêu yêu cầu
- GV nói: Các em hãy quan sát các mạch điện được mô tả trên bảng để dự đoán xem mạch điện nào có thể hoạt động được sau đó cùng nhau lắp thử kiểm chứng xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai nhé!
2. Tổ chức
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
- GV mời đại diện từng nhóm nêu ý kiến.
3. Kết luận
- Chỉ có trường hợp a và d là đèn sáng vì đã tạo thành một dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn.
- Trường hợp b: chỉ có 1 cực của pin đươc nối với thân pin nên không có dòng điện nào đi qua, bóng đèn không sáng.
- Trường hợp c: nối hai cực của pin với nhau sẽ làm hỏng pin (đoản mạch). Nối dây dẫn như hình tưởng là qua bóng đèn song lại không cho dòng điện đi vào bóng nên như vậy là sai.
- Trường hợp e: nối bóng đèn với 1 cực của pin thì không có dòng điện, đèn không sáng.
- GV hỏi: Như vậy, để đèn sáng khi lắp được mạch điện cần có điều kiện gì?
GV chốt ý: Đèn sáng đều có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
GV lưu ý cách mắc với đèn led: Khi chúng ta lắp 1 mạch điện với đèn led thì đầu vào ở chuôi đèn cần đấu với cực dương của pin qua đó rồi nối tiếp đến một cực âm của pin. Như vậy sẽ tạo một mạch thông suốt cho dòng điện lưu thông, đèn mới sáng.
- Điện, mạch điện
HS quan sát pin
_Học sinh quan sát bóng đèn
_1 học sinh đọc yêu cầu
HS trình bày và nhận xét.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ.
- 1 dây dẫn nối vào núm thiết, 1 dây dẫn nối vào đuôi đèn.
_Học sinh quan sát và đưa ra kết luận
-Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát ra ánh sáng.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS triển khai việc lắp mạch điện theo nhóm và vẽ lại sơ đồ mạch điện.
- Sau 5 đến 7 phút, HS dừng hoạt động và lần lượt báo cáo.
Cụ thể một quy trình tháo lắp mạch điện:
+ Sắp xếp theo trật tự các đồ dùng và dụng cụ cần thiết: pin (nguồn điện); 1 bóng đèn; dùng dây dẫn nối một chốt của bóng đèn với cực âm của nguồn điện. Nối chốt còn lại của bóng đèn với cực dương của nguồn điện. Mạch điện đã mắc xong.
+ Mạch kín, bóng đèn sáng; mạch hở, bóng đèn không sáng.
- Nhóm chưa thành công thực hiện lại theo sự giúp đỡ của nhóm khác.
- HS thực hiện theo nhiệm vụ nhóm.
- Làm thí nghiệm và trình bày kết luận từ thí nghiệm. Mỗi nhóm chỉ trình bày dự đoán và làm thí nghiệm cho một trường hợp. Các nhóm khác không trình bày trường hợp nhóm bạn đã làm thì quan sát và cho ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày dự đoán của nhóm.
- HS trả lời: Cần tạo một dòng điện đi qua bóng đèn.
Củng cố: trò chơi “Về đích”
- GV đưa ra các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, HS lần lượt giơ tay trả lời câu hỏi. Ai trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà, bạn nào trả lời sai, các bạn khác được quyền xung phung trả lời.
Họat động nối tiếp:
- GV nhận xét giờ học.
Nêu cấu tạo bên trong của bóng đèn sợi đốt?
Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
GV dặn các em về nhà ôn lại bài vừa học và xem trước bài tiếp theo “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”
- Rút kinh nghiệm:
Họ và tên: Cao Minh Hiếu (3112150055) Ngày dạy: 22/02/2019
Thực tập lớp 5/7 trường tiểu học Bông Sao (Q8)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4647 Lap mach dien don gian tiet1_12537850.docx