I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được một số qui taéc cô baûn söû duïng an toaøn, tieát kieäm ñieän.
- Coù yù thöùc tieát kieäm naêng löôïng ñieän.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm :
+ Một vài dụng cụ , máy móc sử dụng pin như đèn pin , đồng hồ , đồ chơi , pin (một số pin tiểu và pin trung
+ Tranh ảnh , áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn .
- Chuẩn bị chung : Cầu chì .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
66 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tuần 18 đến tuần 35 - Trường TH Tân Hùng “A”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và an toàn .
Chuẩn bị chung : Cầu chì .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 46-47.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :THẢO LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT
-GV cho HS nêu một số biện pháp phòng tránh bị điện giật .
- GV bổ sung : Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt vào ổ lấy điện cũng có thể bị điên giật ; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện ( dù các vật đó cách điện ) , bẻ,xoắn dây điện ( vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện , vừa có thể bị điện giật ).
- HS làm việc theo nhóm :
+ Thảo luận các tình huồng dễ bị điện giật và các biện pháp đề phòng bị điện giật .
+ Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường , bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
- Từng nhóm trình bày kết quả .
Hoạt động 2 :THỰC HÀNH (nhóm tổ )
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn , nêu vai trò của công tơ điện.
- GV quan sát ,nhận xét.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ , thiết bị điện ( có ghi số vôn ).
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm : Khi dây chì bị chảy , phải mở cầu dao điện , tìm xem có chỗ nào bị chập , sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác . Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng .
- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99/SGK.
- Từng nhóm trình bày kết quả .
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
Hoạt động 3 :THẢO LUẬN VỀ VIỆC TIẾT KIỆM ĐIỆN ( nhóm đôi )
- GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện .
- GV nhận xét, bổ sung .
- GV yêu cầu HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà .
- GV cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến , nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện .
- GV đưa ra những câu hỏi :
+ Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện ?
+ Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị , máy móc gì sử dụng điện .Theo bạn thì việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lý hay còn có lúc lãng phí , không cần thiết ? Có thể làm gì để tiết kiệm , tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình bạn ?
- HS thảo luận theo cặp .
- Một số HS trình bày , cả lờp theo dõi, nhận xét.
- HS thảo luận theo cặp .
- 2-3 HS trình bày, cả lớp theo dõi , nhận xét.
- HS trả lời.
GV có thể cho HS laøm BT 4 – VBT/76
Dụng cụ, máy móc sử dụng điện
Đánh giá của bạn
Bằng chứng ( Nếu đaùnh giá của bạn là 2 hoặc 3 )
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm ,tránh lãng phí ?
1. Việc sử dụng hợp lí , không gây lãng phí
2. Thỉnh thoảng còn sử dụng khi không cần thiết,gây lãng phí.
3. Thường xuyên sử dụng không cần thiết , gây lãng phí
- Goïi 1soá em ñoïc baøi laøm cuûa mình - lôùp nhaän xeùt.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các nội dung trong bài và trình bày vào tiết Ôn tập.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 49-50 .
Tuaàn 25
Baøi 49+ 50 : ÔN TẬP : VAÄT CHAÁT VAØ NAÊNG LÖÔÏNG
I/ MỤC TIÊU : OÂn taäp về :
Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm .
Những kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công ):
+ Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày , lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+ Pin , bóng đèn , dây dẫn
+ Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh )
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 48.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
TIEÁT 1:
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG”
- GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi.
- GV cho Hs tiến hành chơi :
+ Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100,101/SGK .
+ Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại . Kết thúc cuộc chơi , nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
( Đối với câu hỏi 7 , GV cho các nhóm lắc chuông giành quyền trả lời câu hỏi )
GDHS:Bieát caùch söû duïng caùc duïng cuï baèng ñieän.
- HS chuẩn bị sẵn bộ thẻ có ghi sẵn các chữ cái : A ,B,C, D.
- HS tiến hành chơi.
Đáp án :
1 – d ; 2 – b ; 3 – c ; 4- b; 5- b; 6- c .
Câu 7 :
Nhiệt độ bình thường .
Nhiệt độ cao
Nhiệt độ bình thường
Nhiệt độ bình thường.
Hoạt động 2 : QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
-GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi trang 102 / SGK:
Các phương tiên , máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
- HS trả lời.:
a) Năng lượng cơ bắp của người.
b)Năng lượng chất đốt từ xăng.
c) năng lượng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
e) Năng lượng nước .
g) Năng lượng chất đốt từ than đá .
h) Năng lượng mặt trời.
TIEÁT 2:
Hoạt động 3:TRÒ CHƠI “ THI KỂ TÊN CÁC DỤNG CỤ, MÁY MÓC SỬ DỤNG ĐIỆN”
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bảng phụ.
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “tiếp sức”.
- HS theo dõi và tiến hành chơi .
- Mỗi nhóm cử từ 5-7 người , tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1 . Khi GV hô “ bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống ;tiếp đến HS 2 lên viết ,Hết thời gian , nhóm nào viết được nhiềt và đúng là thắng cuộc.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 51.
Tuaàn 26
Baøi 51 : CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I/ MỤC TIÊU:
Nhaän bieát hoa laø cô quan sinh saûn cuûa thöïc vaät coù hoa.
Chæ vaø noùi teân caùc boä phaän cuûa hoanhö nhò vaø nhuïy treân tranh veõ hoaëc hoa thaät.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 49-50.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 trang 104/SGK . Gọi một vài HS chỉ vào hình nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng ( còn gọi là khoai riềng , khoai đao ) và cây phượng .
- GV yêu cầu HS nói tên cơ quan sinh sản ở một số cây có hoa khác .Sau đó , GV giới thiệu : Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
- GV ghi tựa .
-HS dễ dàng nhận ra hoa dong riềng là cơ quan sinh sản của cây dong riềng; hoa phượng là cơ quan sinh sản của cây phượng .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :QUAN SÁT ( nhóm đôi )
- GV cho HS thực hiện theo yêu cầu trang 104/SGK:
+ Hãy chỉ vào nhị ( nhị đực ) và nhụy ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3,4 hoặc hoa thật (nếu có)
+ Hãy chỉ hoa nào là hoa mườp đực , hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật ( nếu có).
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-đáp án :
5a: hoa mướp đực
5b : hoa mướp cái
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH VỚI VẬT THẬT (nhóm bàn)
- GV cho HS làm việc theo nhóm phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ .
- GV nhận xét , đánh giá.
- Nhóm trửơng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị ( nhị đực ), đâu là nhụy ( nhị cái).
+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được , hoa nào có cả nhị và nhụy ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng sau vào vở:
Hoa có cà nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị ( hoa đực ) hoặc nhụy (hoa cái)
- Đại diện một số nhóm cầm bông hoa sưu tầm được của nhóm , giới thiệu với các bạn trong lớp từng bộ phận của bông hoa đó ( cuống, đài , cánh , nhị , nhụy ), đặc biệt chú ý đến nhị và nhụy . Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Đại diện các nhóm khác trình bày bảng phân loại hoa chỉ có nhị hoặc nhụy với hoa có cả nhị và nhụy . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy . Một số cây có hoa đực riên , hoa cái riêng . Đa số cây có hoa , tên cùng một hoa có cả nhị và nhụy .
Hoạt động 3 : THỰC HÀNH VỚI SƠ ĐỒ NHỊ VÀ NHỤY Ở HOA LƯỠNG TÍNH
- GV cho HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 /SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhự trên sơ đồ.
- Gọi một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy .
-> Tiết sau các em sẽ học về chức năng của nhị và nhụy trong quá trình sinh sản.
- HS làm việc cá nhân .
- HS lên bảng trả lời
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 52.
Baøi 52 : SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I/ MỤC TIÊU:
Keå ñöôïc teân moät soá hoa thuï phaán nhôø coân truøng, hoa thuï phaán nhôø gioù.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
Thông tin và hình trang 106 , 107 / SGK.
Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
Sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính ( giống như hình 2 trang 106 / SGK ) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích ( đủ dùng cho nhóm ).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 51.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : THỰC HÀNH LÀM BÀI TẬP 1 - SGK
( nhóm đôi )
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 / SGK và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về : Sự thụ phấn , sự thụ tinh , sự hình thành hạt và quả .
- GV cho HS trình bày kết quả.
- GV giảng lại , nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trang 106 / SGK và gọi một số HS lên chữa bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp , một số HS khác nhận xét , bổ sung .
- Đáp án: 1-a ; 2-b ; 3-b; 4-a; 5-b .
Hoạt động 2 : TRÒ CHƠI “GHÉP CHỮ VÀO HÌNH”( nhóm tổ)
- GV phát cho mỗi nhóm sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính ( hình 2 trang 106/ SGK ) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích . HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp . Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng .
- GV nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng.
- HS tiến hành chơi . Sau đó , từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình .
Hoạt động 3 : THẢO LUẬN ( nhóm bàn )
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107/ SGK :
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số câythụ phấn nhờ gió mà bạn biết .
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió ?
- GV cho đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 / SGK và các hoa thật hoặc tranh ảnh các hoa sưu tầm được , đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió , hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng .
- Thư kí ghi biên bản theo mẫu sau :
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
- Cả lớp theo dõi , bổ sung.
Đáp án :
* Hoa thụ phấn nhờ côn trùng :
Đặc điểm:Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm , mật ngọt , hấp dẫn côn trùng
- Tên cây :Dong riềng , phượng , bưởi , chanh,cam , mướp , bầu ,bí
* Hoa thụ phấn nhờ gió:
- Đặc điểm: Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có
- Tên cây :Các loại cây cỏ, lúa,ngô
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục sưu tầm một số tranh ảnh hay vật thật về hoa thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng .
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 53.
Tuaàn 27
Baøi 53 : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I/ MỤC TIÊU :
Chæ treân hình veõ hoaëc vaät thaät caáu taïo cuûa haït goàm: voû, phoâi, chaát dinh döôõng döï tröõ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
Hình trang 108 , 109 / SGK .
Chuẩn bị theo cá nhân :
Ươm một số hạt lạc ( hoặc đậu xanh , đậu đen ,) vào bông ẩm ( hoặc giấy tấm hay đất ẩm ) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 52.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :
- GV sử dụng câu hỏi trang 108 / SGK ñeå giôùi thiệu bài :
Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt , nhưng bạn có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây không ? Bài học này giúp chúng ta hieåu được cây mọc lên từ hạt như thế nào.
- GV ghi tựa.
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : THỰC HÀNH TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA HẠT( nhóm bàn)
- GV cho HS quan sát , mô tả cấu tạo của hạt.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ .
- GV nhận xét , đánh giá.
- HS làm việc teo nhóm.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc ( hoặc hạt đậu xanh, đậu đen ,) đã ươm ra làm đôi . Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ , phôi , chất dinh dưỡng . Tiếp theo , nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 / SGK để làm bài tập .
- Đại diện từng nhómtrình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- Kết luận : Hạt gồm : vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ .
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN
-GV yêu cầu HS:
+ Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
+ Giới thiệu kết quả tực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công.
-HS làm việc theo nhóm .
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc :
+ Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình . Trao đổi kinh nghiệm với nhau :
Nêu điều kiện để hạt nảy mầm .
Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình .
Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp ( không quá nóng , không quá lạnh ).
Hoạt động 3 : QUAN SÁT
- GV yêu cầu HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp .
- Kết thúc tiết học, GV dặn HS về nhà làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành trang 109 / SGK .
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 / SGK , chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo haït đến khi ra hoa , kết quả và cho hạt mới .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 54.
Baøi 54 : CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I/ MỤC TIÊU :
Keå ñöôïc teân moät soá caây coù theå moïc töø thaân, caønh, laù, reã cuûa caây meï.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
Hình trang 110 , 111 / SGK.
Chuẩn bị theo nhóm :
+ Vài ngọn mía , vài củ khoai tây , lá bỏng ( sống đời ) , củ gừng , riềng , hành, tỏi .
+ Một thùng giấy ( hoặc gỗ ) to đựng đất .
III/HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 53.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :QUAN SÁT( nhóm bàn )
- GV cho HS :
+ Quan sát , tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau .
+ Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ .
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
- GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
- HS làm việc theo nhóm .
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trang 110 /SGK . HS kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp :
+ Tìm chồi trên vật thật( hoặc hình vẽ ) : ngọn mía , củ khoai tây ,lá bỏng , củ gừng , hành , tỏi .
+ Chỉ vào từng hình trong hình 1trang 110/SGK và nói về cách trồng mía .
-Cả lớp theo dõi,bổ sung .
Đáp án :
Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía hình 1a.
+ Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm trong những rãnh sâu bên luống . Dùng tro ,trấu để lấp ngọn lại ( hình 1b) . Một thời gian sau ,các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía ( hình 1c)
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào . Mỗi chỗ lõm đó có một chồi .
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào .Mỗi chỗ lõm đó có một chồi .
+ Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên .
+ Đối với lá bỏng , chồi được mọc ra từ mép lá.
- Một số HS kể.
Kết luận : Ở thực vật , cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ .
Hoạt động 2 :THỰC HÀNH
- GV cho HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- Các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chaäu
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 55.
Tuaàn 28
Baøi 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I/ MỤC TIÊU:
Keå teân moät soá ñoäng vaät ñeû tröùng vaø ñeå con.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 54.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : THẢO LUẬN
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112/ SGK.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống ? Đó là những giống nào ?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh . Hợp tử phát triển thành gì ?
- HS đọc.
- HS làm việc.
Kết luận :
Đa số động vật chia thành hai giống : đực và cái . Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng . Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới , mang những đặc tính của bố và mẹ .
Hoạt động 2: QUAN SÁT ( nhóm đôi )
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi .
- GV gọi một số HS trình bày .
- 2 HS cùng quan sát các hình trang 112/ SGK , chỉ vào từng hình và nói với nhau : con nào được nở ra từ trứng ; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
- Cả lớp theo dõi , bổ sung .
Đáp án :
+ Các con vật được nở ra từ trứng : Sâu , thạch sùng, gà, nòng nọc.
+ Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con : voi , chó.
Kết luận : Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau : có loài đẻ trứng , có loài đẻ con.
Hoạt động 3 ( nhóm tổ ): TRÒ CHƠI
“ THI VIEÁT TÊN NHỮNG CON VẬT ĐẺ TRỨNG , NHỮNG CON VẬT ĐẺ CON”
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm . Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc .
-Kết thúc tiết học, nếu còn thời gian , GV cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà bạn thích.
- HS tiến hành chơi.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuaån bị bài 56.
Baøi 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I/ MỤC TIÊU:
Vieát sô ñoà chu trình sinh saûncuûa coân truøng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Söu taàm moät soá hình aûnh cuûa coân truøng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 55.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV yêu cầu HS kể về một số côn trùng . Tiếp theo , GV giới thiệu , ghi tựa bài học về sự sinh sản của côn trùng .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :LÀM VIỆC VỚI SGK ( nhóm bàn )
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2,3,4,5 trang 114/ SGK , mô tả quá trình phát triển của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng , sâu ,nhộng và bướm và trả lời các câu hỏi :
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của rau cải ?
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển , bướm cải gây thiệt hại nhất?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm bớt thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ?
-HS quan sát hình và thảo luận .
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình .
- Chú thích cho các hình trang 114/SGK :
H1: Trứng ( thường được đẻ vào đầu hè, sau 6-8 ngày, trứng nở thành sâu ).
H 2a,2b,2c : Sâu ( sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật , chúng lột xác và lớp da mới hình thành . Khoảng 30 ngày sau , sâu ngừng ăn ).
H3: Nhộng ( sâu leo lên tường , hàng rào hay bậu cửa . Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng ).
H4: Bướm ( trong vòng 2,3 tuần , một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén . Tiếp đến bướm xoè rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi ).
H5: Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải , bắp cải hay súp lơ .
Kết luận :
-Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới cuả lá rau cải . Trứng nở thành sâu . Sâu ăn lá rau để lớn . Hình 2a,2b,2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây nhiều thiệt hại nhất .
- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường aùp dụng các biện pháp : bắt sâu , phun thuốc trừ sâu, diệt bướm
Hoạt động 2:QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN(nhóm tổ)
- GV yêu cầu HS :
+ So sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu kì sinh sản của ruồi và gián .
+ Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng .
+ Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
GV chữa bài .
- HS làm việc theo nhóm .
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK . Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm theo mẫu sau:
Ruồi
Gián
So sánh chu kì sinh sản :
- giống nhau
- khác nhau
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
-> Đại diện từng nhóm trình bày kết quả .
So sánh chu kì sinh sản :
* Ruồi : - giống nhau: Đẻ trứng
- khác nhau : Trứng nở ra dòi ( ấu trùng). Dòi hoá nhộng . Nhộng nở ra ruồi.
- Nơi đẻ trứng :Nơi có phân, rác thải , xác chết động thực vật ,
* Gián :- giống nhau: Đẻ trứng
- khác nhau : Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
- Nơi đẻ trứng :Xó bếp , ngăn kéo , tủ bếp, tủ quần áo
Cách tiêu diệt:
- Giữ vệ sinh môi trường , nhà ở , nhà vệ sinh , chuồng trại chăn nuôi ,
- Phun thuốc diệt ruồi .
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở , nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp , tủ quần áo,
- Phun thuốc diệt gián .
Kết luận:Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng .
- Kết thúc tiết học , GV yêu cầu HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng vào vở .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 57.
Tuaàn 29
Baøi 57 : SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I/ MỤC TIÊU : Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Söu taàm tranh aûnh hoaëc con eách , tröùng eách thaät.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 56.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa bài học .
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH( nhóm bàn )
-GV cho HS thảoluận trả lời các câu hỏi trang 116,117/SGK:
+ Ếch thừơng đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu?
+ Trứng ếch nở thành gì ?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc .
+ Nòng nọc sống ở đâu ? Ếch sống ở đâu?
- GV gọi một số HS trả lời từng câu hỏi .
- GV gợi ý cho HS tự đặt thêm câu hỏi .VD:
+ Bạn thường nghe hấy tiếng ếch kêu khi nào ?
+ Tại sao chỉ những bạn sống gần ao , hồ mới nghe thấy tiếng ếch kêu ?
+ Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái ?
+Nòng nọc con có hình dạng như thế nào?
+Khi đã lớn , nòng nọc mọc chân nào trước , chân nào sau?
+ Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ?
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời .
- Cả lớp theo dõi , bổ sung .
Kết luận:
Ếch là động vật đẻ trứng . Trong quá trình phát triển ,con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước ,vừa trải qua đời sống trên cạn ( giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước ) .
- Cho HS xem hình aûnh hoaëc con eách, tröùng eách thaät ( neáu coù )
Hoạt động 2: VẼ SƠ ĐỒ CHU KÌ SINH SẢN CỦA ẾCH
- GV yêu cầu từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- GV đi đến từng HS hướng dẫn , góp ý.
- GV theo dõi và chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp .
- HS vẽ vào vở , HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 58.
Baøi 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I/ MỤC TIÊU :-Bieát chim laø ñoäng vaät ñeû trứng .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Söu taàm tranh aûnh veà caùc loaøi chim( neáu coù).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 57.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu , ghi tựa bài
-HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : QUAN SÁT ( nhóm bàn )
- GV yêu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Khoa hoc lop 5 K2.doc