Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tiết 37: Bài dung dịch

Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu

- Mời đại diện các nhóm lên bốc thăm và chọn 2 chất bất kì trong các chất trên để tạo ra một hỗn hợp.

- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nêu dự đoán ban đầu của mình về đặc điểm của hỗn hợp sẽ tạo ra.(ghi lại dự đoán bằng hình vẽ, sơ đồ, hoặc bằng lời, vào bảng phụ)

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

Bước 3: Đề xuất các câu hỏi thắc mắc:

- Hướng dẫn học sinh nêu câu hỏi thắc mắc.

- GV ghi bảng các câu hỏi thắc mắc của HS

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 4098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tiết 37: Bài dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5 TIẾT 37 – BÀI DUNG DỊCH (Phương pháp Bàn tay nặn bột) Người soạn : Lê Thị Kim Phượng Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Nguyễn Như Hạnh Mục tiêu: * Về kiến thức: HS nắm: -Thế nào là dung dịch. - Kể được tên một số dung dịch. - một số cách tách các chất trong dung dịch. *Kĩ năng: HS biết: - Tạo ra một dung dịch. - Tách một số dung dịch. *Thái độ: - Qua bài học giáo dục HS biết quý trọng người lao động. - HS ham thích tìm hiểu khoa học. - Giáo dục HS ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. *Các năng lực được hình thành: - Phán đoán, phân tích, tổng hợp. - Hợp tác nhóm; nghiên cứu, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số chất và dụng cụ làm thí nghiệm: đường, muối, cát, nước lọc, nước ngọt, dầu ăn; li, muỗng và một số dụng cụ khác. - Hình trang 77 SGK, một số hình ảnh về làm muối, nước cất pha tiêm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động GV Hoạt động HS Kiểm tra bài cũ: (2’) Trò chơi rung chuông vàng - GV phổ biến cách chơi: Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Hỗn hợp là gì? Là nhiều chất trộn lẫn với nhau, mỗi chất hòa vào nhau không còn giữ nguyên tính chất của nó. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới. Câu 2: Để tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng, ta dùng phương pháp nào là thích hợp nhất? Sàng, sảy Lọc Làm lắng - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Khởi động: (2’) Trò chơi pha sữa - GV hướng dẫn cách chơi và yêu cầu HS làm theo các động tác. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) - Các em vừa tạo ra một dung dịch sữa thật thơm ngon và bổ dưỡng. Để hiểu hơn về dung dịch, cô cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay: Dung dịch. - GV ghi bảng tên đề bài. * Hoạt động 1: (17’) Tìm hiểu về dung dịch và cách tạo ra một dung dịch *Mục tiêu: -HS biết thế nào là dung dịch và cách tạo ra một dung dịch. Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề. - Giáo viên cho HS quan sát 3 chén gồm: muối, đường, cát và 2 chai: nước lọc, nước ngọt. - GV hỏi: + Muối, đường, cát là những chất tồn tại ở thể gì? + Nước lọc, nước ngọt tồn tại ở thể gì? -GV: Nếu ta tạo một hỗn hợp gồm 2 chất bất kì trong hai nhóm chất trên thì điều gì sẽ xảy ra. Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu - Mời đại diện các nhóm lên bốc thăm và chọn 2 chất bất kì trong các chất trên để tạo ra một hỗn hợp. - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nêu dự đoán ban đầu của mình về đặc điểm của hỗn hợp sẽ tạo ra.(ghi lại dự đoán bằng hình vẽ, sơ đồ, hoặc bằng lời, vào bảng phụ) - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi thắc mắc: - Hướng dẫn học sinh nêu câu hỏi thắc mắc. - GV ghi bảng các câu hỏi thắc mắc của HS Bước 4: Đề xuất các phương án và tổ chức thí nghiệm: - Yêu cầu HS đề xuất các phương án giải quyết. - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm: (thời gian 3 phút). + GV yêu HS kết quả thí nghiệm theo mẫu: Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên và đặc điểm của hỗn hợp được tạo ra - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Yêu cầu HS kiểm chứng kết quả với dự đoán ban đầu của mình. Bước 5: Kết luận và kiến thức mới - GV hỏi: + Qua thí nghiệm, chất nào không hòa tan trong nước? + Trộn lẫn cát và nước mà không hòa tan vào nhau thì người ta gọi là gì? + Qua thí nghiệm ta thấy muối hoặc đường hòa tan và phân bố đều trong nước, hay nước ngọt cũng hòa tan trong nước. Những hỗn hợp đó người ta gọi là Dung dịch. + Vậy dung dịch là gì? + Kết luận: Hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch. - Qua thí nghiệm, các em đã tạo ra được những dung dịch nào? - Vậy để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện nào? -GV l lấy 1 li nước lọc, đổ một ít dầu ăn vào li nước, khuấy đều, giơ lên cho HS xem và hỏi: Đây có phải là dung dịch không? Vì sao? - Kết luận: Để tạo ra một dung dịch cần có 2 chất trở lên, 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó. - GV chuyển ý qua hoat động 2. *Hoạt động 2: (10’) Một số cách tách các chất trong dung dịch. *Mục tiêu: HS biết được một số cách tách các chất trong dung dịch. -GV nêu tình huống: Có một li nước muối nóng, làm thế nào để tách nước ra khỏi dung dịch này? -GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm: (thời gian 2 phút) Nước trong ly Nước đọng trên đĩa Vị - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. + Chúng ta đã tách nước ra khỏi dung dịch nước muối nhưng chỉ được một số ít, còn nhiều nước vẫn ở trong li. Vậy làm thế nào để tách nước và muối ra khỏi nhau hoàn toàn? -GV giới thiệu phương pháp chưng cất qua hình 77 SGK. - GV giới thiệu nước cất pha tiêm, phương pháp chưng cất hiện đại. + Người ta tách muối ra khỏi dung dịch nước biển để làm muối bằng cách nào? -GV giới thiệu cách làm muối: -Giáo dục HS biết quý trọng người lao động. + Vậy để tách các chất ra khỏi dung dịch, người ta có thể sử dụng các phương pháp nào? *Hoạt động củng cố: (4’) Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng * Mục tiêu: HS kể được một số chất có thể kết hợp với nhau tạo thành dung dịch. -Nêu cách chơi và luật chơi: (Thời gian: 1 phút) -Tổ chức cho HS chơi dưới hình thức tiếp sức. -GV nhận xét, tuyên dương các đội chơi. *Dặn dò: (1’) -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài Sự biến đổi hóa học. - HS chuẩn bị bảng con Câu 1: b Câu 2: c - HS làm theo các động tác. -HS quan sát - HS trả lời +Thể rắn +Thể lỏng -Các nhóm bốc thăm và nêu kết quả bốc thăm. -HS thảo luận ghi vào bảng nhóm. - Các nhóm lên trình bày - HS nêu câu hỏi thắc mắc. -HS nêu các phương án - HS làm thí nghiệm và ghi kết quả. - Các nhóm lên trình bày - Cát và nước. -Hỗn hợp HS rút ra kết luận về dung dịch - 2 HS nhắc lại -HS nêu -HS nêu -HS nêu 2 HS nhắc lại -HS nêu -Các nhóm quan sát và ghi kết quả vào phiếu. -Đại diện các nhóm trình bày -HS quan sát và lắng nghe -HS quan sát tranh -HS nêu -HS quan sát và lắng nghe - Phương pháp chưng cất hoặc phơi nắng. - HS tham gia trò chơi tích cực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 37 Dung dich_12521608.doc