Giáo án lớp 5 môn Kĩ thuật - Tuần 19 đến tuần 32

1. Quan sát nhận xét mẫu.

- Quan sát kĩ từng bộ phận trên mẫu rô-bốt lắp sẵn và trả lời câu hỏi:

+ Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? (bộ phận: Chân, thân, đầu, tay, ăng-ten, trục bánh xe).

 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a. Chọn các chi tiết.

- Chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng kê và xếp vào nắp hộp theo từng loại.

b. Lắp từng bộ phận.

* Lắp chân rô-bốt (H.2-SGK)

* Lắp thân rô-bốt (H.3-SGK)

* Lắp đầu rô-bốt (H.4-SGK)

* Lắp ráp các bộ phận khác (Tay, ăng-ten, trục bánh xe)

c. Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK).

- Giáo viên lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK và lưu ý thêm:

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Kĩ thuật - Tuần 19 đến tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 20: NUÔI DƯỠNG GÀ. I. MỤC TIÊU. - Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà. - Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn, uống ở gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Hình ảnh minh họa cho bài học theo nội dung SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - Đọc nội dung mục 1 SGK. + Em hiểu thế nào là nuôi dưỡng gà ? + Điều gì sẽ xảy ra nếu gà được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp lí ? 2. Cách cho gà ăn, uống. - Đọc nội dung mục 2a SGK và trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm ? + Cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min ? - Đọc nội dung mục 2b SGK và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 2, hãy cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào ? + Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, hợp vệ sinh ? 3. Đọc nội dung sau. - Đọc kĩ nội dung ghi nhớ trong SGK. Báo cáo thầy/cô những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Tham gia cùng người thân và gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng gà. TUẦN 20 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 22: CHĂM SÓC GÀ. I. MỤC TIÊU. - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một số tranh ảnh minh họa trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1 Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Đọc mục 1 SGK thảo luận trả lời câu hỏi. + Hãy nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ? 2. Tìm hiểu cách chăm sóc gà. - Đọc nội dung mục 2 SGK. + Hãy nêu tên các công việc chăm sóc gà ? + Vì sao phải sưởi ấm cho gà con, nhất là gà con không có mẹ ? + Hãy nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình ? + Quan sát hình 2 SGK, hãy kể tên những loại thức ăn gây ngộ độc cho gà ? 3. Đọc kĩ nội dung sau. - Đọc ghi nhớ trong SGK. Báo cáo thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 21 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 21: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ. I. MỤC TIÊU. - Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết lien hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Một số tranh ảnh minh họa theo nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. + Gà thường mắc phải những bệnh gì nếu không được vệ sinh tốt ? + Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà ? 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. a. Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống. - Đọc mục 2a SGK và thảo luận. + Vì sao phải vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống ? + Theo em, vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống có tác dụng gì ? b. Vệ sinh chuồng nuôi. - Đọc mục 2b trong SGK. + Nếu không thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào ? + Vì sao cần phun thuốc sát trùng vào chuồng nuôi ? c. Tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà. - Đọc mục 2c kết hợp quan sát tranh và thảo luận trả lời các câu hỏi. + Gà thường mắc những bệnh gì ? + Hãy cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch cho gà ? 3. Đọc nội dung ghi nhớ. - Đọc kỹ nội dung ghi nhớ trong SGK. + Gia đình em đã thực hiện những công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà như thế nào? Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Tham gia vệ sinh phòng bệnh cho gà cùng với người thân và gia đình. TUẦN 22 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 22: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Quan sát nhận xét mẫu. - Quan sát mô hình xe cần cẩu lắp sẵn và trả lời câu hỏi: + Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu tên các bộ phận đó. 2. Thao tác kĩ thuật. a. Chọn các chi tiết. - Chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn theo từng loại. b. Lắp từng bộ phận. - Quan sát hình minh họa và thao tác theo các bước. + Để lắp giá đỡ cần cẩu, em phải chọn những chi tiết nào ? + Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hằng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ ? c. Lắp ráp xe cần cẩu. - Hướng dẫn lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK. Báo cáo thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 23 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 22: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Nhắc lại các bước lắp xe cần cẩu. - Nêu lại cấu tạo của xe cần cẩu, quy trình lắp. - Giáo viên nhắc thêm những điểm cần lưu ý khi lắp. 2. Thực hành lắp xe cần cẩu. a. Chọn các chi tiết. - Chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn theo từng loại. b. Lắp từng bộ phận. - Quan sát hình minh họa và thao tác theo các bước. c. Lắp ráp xe cần cẩu. - Hướng dẫn lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK. - Giáo viên quan sát, uốn nắn kịp thời những nhóm lắp còn lúng túng. 3. Đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm và đánh giá theo các tiêu chí: + Xe lắp chắc chắn, không xộc xệch. + Xe chuyển động được. + Khi quay tay quay, dây tời được cuốn vào và nhả ra dễ dàng. Báo cáo thầy/cô những việc em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Lắp ghép lại mô hình tại nhà. TUẦN 24 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 27: LẮP XE BEN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN. 1. Quan sát nhận xét mẫu. - Quan sát xe ben đã lắp sẵn và trả lời câu hỏi: + Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? - Giáo viên có thể tháo rời các bộ phận để tiện cho việc quan sát. 2. Thao tác kĩ thuật. a. Chọn các chi tiết. - Tiến hành lựa chọn các chi tiết như trong SGK và sắp xếp vào nắp hộp theo từng loại. - Giáo viên quan sát, nhắc nhở thêm. b. Lắp từng bộ phận. * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK) * Lắp sàn cabin và các thanh đỡ (H.3 – SGK) * Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh sau (H.4 – SGK) * Lắp trục bánh xe trước (H.5a – SGK) * Lắp cabin (H.5b – SGK) - Quan sát và chọn các chi tiết. - Tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự hướng dẫn. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 25 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 27: LẮP XE BEN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. B. HOẠT ĐÔNG THỰC HÀNH. 1. Chọn các chi tiết lắp xe ben. - Tiến hành lựa chọn các chi tiết như trong SGK và sắp xếp vào nắp hộp theo từng loại. - Giáo viên quan sát, nhắc nhở thêm. 2. Thực hành lắp xe ben. - Tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự hướng dẫn. - Giáo viên lưu ý thêm nếu cần. * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK) * Lắp sàn cabin và các thanh đỡ (H.3 – SGK) * Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh sau (H.4 – SGK) * Lắp trục bánh xe trước (H.5a – SGK) * Lắp cabin (H.5b – SGK) Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 26 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 27: LẮP XE BEN (Tiết 3) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. B. HOẠT ĐÔNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành lắp xe ben. - Tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự hướng dẫn. * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK) * Lắp sàn cabin và các thanh đỡ (H.3 – SGK) * Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh sau (H.4 – SGK) * Lắp trục bánh xe trước (H.5a – SGK) * Lắp cabin (H.5b – SGK) - Giáo viên theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm lắp sai hoặc còn lúng túng. 2. Đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Đọc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm (mục III-SGK) và đánh giá sản phẩm của nhau theo các tiêu chuẩn trên. - Giáo viên đánh giá chung và nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp vào hộp đúng vị trí. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 27 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 28: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Quan sát, nhận xét mẫu. - Học sinh quan sát mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn và trả lời câu hỏi. + Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? (Cần lắp 5 bộ phận) + Hãy kể tên các bộ phận đó ? (Các bộ phận gồm: thân và đuôi máy bay; sàn cabin và giá đỡ; cabin; cánh quạt; càng máy bay). 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a. Chọn chi tiết. - Chọn các chi tiết theo bảng kê trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại. b. Lắp từng bộ phận. * Lắp thân và đuôi máy bay (H.2 - SGK). - Quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi: + Để lắp được thân và đuôi máy bay, cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu ? (Chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ; 2 thanh thẳng 5 lỗ; 1 thanh thẳng 3 lỗ; 1 thanh chữ U ngắn). - Hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng thao tác chậm để HS quan sát. (Lưu ý: phân biệt mặt phải, mặt trái của thân và đuôi máy bay). * Lắp sàn cabin và giá đỡ (H.3 - SGK). - Quan sát hình minh họa và trả lời các câu hỏi: + Để lắp sàn cabin và giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào ? (Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài). - Giáo viên thực hiện các bước lắp chậm để HS quan sát. * Lắp cabin (H.4 - SGK) - Giáo viên hướng dẫn lắp theo các bước trong hình minh họa. * Lắp cánh quạt (H.5 - SGK). * Lắp càng máy bay (H.6 - SGK). c. Lắp ráp máy bay trực thăng. - Giáo viên hướng dẫn ráp theo các bước lắp trong SGK. d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 28 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 28: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Chuẩn bị lắp máy bay trực thăng. - Học sinh đọc lại phần ghi nhớ và quan sát kĩ hình minh họa trong SGK. + Để lắp máy bay trực thăng ta cần lắp những bộ phận nào ? ( thân và đuôi máy bay; sàn cabin và giá đỡ; cabin; cánh quạt; càng máy bay). - Chọn các chi tiết lắp máy bay trực thăng (Chọn theo bảng kê trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại) 2. Thực hành lắp máy bay trực thăng. a. Lắp từng bộ phận. - Trong quá trình lắp cần lưu ý: + Lắp thân và đuôi máy bay cần lắp thanh thẳng 3 lỗ vào giữa hai thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài hai thanh thẳng 5 lôc chéo nhau. + Lắp cánh quạt phải đủ số vòng hãm. + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. - Giáo viên cần theo dõi, uốn nắn kịp thời những nhóm lắp sai hoặc còn lúng túng. b. Lắp ráp máy bay trực thăng. - Giáo viên hướng dẫn ráp theo các bước lắp trong SGK. - Khi lắp ráp cần lưu ý: + Bước lắp thân máy bay vào sàn cabin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. + Bước lắp giá đỡ sàn cabin và càng máy bay phải lắp thật chặt. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 29 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 16: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành lắp máy bay trực thăng. - Các nhóm tiếp tục thực hiện các công đoạn đang thực hiện ở tiết 2. a. Lắp từng bộ phận. - Trong quá trình lắp cần lưu ý: + Lắp thân và đuôi máy bay cần lắp thanh thẳng 3 lỗ vào giữa hai thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài hai thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. + Lắp cánh quạt phải đủ số vòng hãm. + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. - Giáo viên cần theo dõi, uốn nắn kịp thời những nhóm lắp sai hoặc còn lúng túng. b. Lắp ráp máy bay trực thăng. - Giáo viên hướng dẫn ráp theo các bước lắp trong SGK. - Khi lắp ráp cần lưu ý: + Bước lắp thân máy bay vào sàn cabin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. + Bước lắp giá đỡ sàn cabin và càng máy bay phải lắp thật chặt. 2. Đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm và đánh giá theo các tiêu chuẩn (mục 3-SGK). - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. - Tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí trong hộp. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Nhớ lại các bước và thực hiện lắp máy bay trực thăng tại nhà. TUẦN 30 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 29: LẮP RÔ-BỐT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu rô-bốt lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Quan sát nhận xét mẫu. - Quan sát kĩ từng bộ phận trên mẫu rô-bốt lắp sẵn và trả lời câu hỏi: + Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? (bộ phận: Chân, thân, đầu, tay, ăng-ten, trục bánh xe). 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a. Chọn các chi tiết. - Chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng kê và xếp vào nắp hộp theo từng loại. b. Lắp từng bộ phận. * Lắp chân rô-bốt (H.2-SGK) * Lắp thân rô-bốt (H.3-SGK) * Lắp đầu rô-bốt (H.4-SGK) * Lắp ráp các bộ phận khác (Tay, ăng-ten, trục bánh xe) c. Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK). - Giáo viên lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK và lưu ý thêm: + Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ. + Lắp ăng-ten vào thân rô-bốt phải dựa và hình 1b (SGK) d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp - Giáo viên hướng dẫn như đối với cách tháo các bài đã học. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 31 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 29: LẮP RÔ-BỐT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu rô-bốt lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành lắp rô-bốt. a. Chọn chi tiết. - Chọn đúng, đủ chi tiết theo SGK và xếp vào từng loại vào nắp hộp. - Giáo viên kiểm tra việc chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận. - Quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Giáo viên lưu ý thêm: + Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc thanh đỡ thân rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau. + Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H.5a – SGK và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau. c. Lắp ráp rô-bốt (H.1 - SGK) - Lắp theo các bước trong SGK. 2. Đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III – SGK. - Đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm. TUẦN 32 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 29: LẮP RÔ-BỐT (Tiết 3) I. MỤC TIÊU. - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Mẫu rô-bốt lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành lắp rô-bốt. a. Chọn chi tiết. - Chọn đúng, đủ chi tiết theo SGK và xếp vào từng loại vào nắp hộp. - Giáo viên kiểm tra việc chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận. - Quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Giáo viên lưu ý thêm: + Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc thanh đỡ thân rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau. + Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H.5a – SGK và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau. c. Lắp ráp rô-bốt (H.1 - SGK) - Lắp theo các bước trong SGK. 2. Đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III – SGK. - Đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm TUẦN 33 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ THUẬT. (Lớp 5A1) Bài 30: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Chọn được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn. - Lắp được một mô hình tự chọn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Chọn mô hình lắp ghép. - Trao đổi, lựa chọn một mô hình lắp ghép đã học trong chương trình SGK hoặc tự sưu tầm. - Nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ sưu tầm. 2. Thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. a. Chọn chi tiết. - Chọn đúng, đủ các chi tiết lắp ghép cho sản phẩm đã chọn và xếp theo từng loại vào nắp hộp. b. Lắp từng bộ phận. - Phân chia cho các bạn trong nhóm đảm trách lắp một bộ phận. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ thêm nếu học sinh còn lúng túng. Báo cáo với thầy/cô những việc em đã làm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docga Kĩ thuật 5.doc