Giáo án lớp 5 môn Lịch sử (cả năm)

I. Mục tiêu :

 Giúp HS biết:

- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930.

- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Hình trong SGK.

 - Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học :

 

doc57 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Lịch sử (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩa của những sự kiện đó qua bài Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau: + Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì ? + Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858-1945. + Hãy kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất. + Nêu sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian. 1585 1930 1945 - Treo bản đồ hành chính, yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, treo bảng thống kê và chốt lại ý đúng. * Hoạt động 2 - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : - Sau hơn 80 chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, tinh thần đấu tranh kiên cường và dũng cảm của quân dân ta đã chiến thắng thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặc mới cho đất nước: Một đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh; một dân tộc Việt Nam độc lập, tự do. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Vượt qua tình thế hiểm nghèo - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng . - Đại diện nhóm chỉ bản đồ và trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - Nhận xét, góp ý. BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) ------------- Tuần 12 Bài 12 Vượt qua tình thế hiểm nghèo ***** Ngày dạy : 11/11/2010 I. Mục tiêu : Giúp HS biết: - Sau CMT8 nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK. - Các tư liệu về phong trào "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt". - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta trở thành một nước độc lập. Song thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Từ cuối năm 1945 đến năm 1946, nhân dân ta đã đấu tranh để bảo vệ và xây dựng chế độ mới trong tình thế vô cùng hiểm nghèo. Chính quyền non trẻ vừa phải khắc phục hậu quả của chế độ cũ, bước đầu xây dựng đất nước, vừa tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ và Nam trung Bộ. Trong tình thế "nghìn cân treo sợi tóc", hết sức hiểm nghèo, chính quyền ta làm thế nào để vượt qua. Các em cùng tìm hiểu bài Vượt qua tình thế hiểm nghèo. - Ghi bảng tựa bài. - Chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu thảo luận . + Nhóm 1: . Tại sao Bác Hòa gọi đói và dốt là "giặc" ? . Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra ? + Nhóm 2: . Để thốt khỏi hiểm nghèo, Bác Hòa đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì ? . Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản ? + Nhóm 3: . Nêu ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế "nghìn cân treo sợi tóc". . Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, thực hiện ấy chứng tỏ điều gì ? . Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hòa ra sao ? - Yêu cầu trình bày kết quả - Nhận xét, chốt ý. 4. Củng cố : - Yêu cầu đọc nội dung chính của bài. - Cho HS xem ảnh và nêu tội ác của chế độ thực dân trước cách mạng cũng như sự chăm lo đời sống nhân dân ta từ cái ăn đền việc học của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Bác Hòa. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” - Hát vui. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động dựa vào SGK. . Nạn đói đã cướp đi hơn hai triệu dân ta, nạn dốt đã làm cho dân ta nghèo nàn, lạc hậu. . Đất nước ta sẽ không đủ sức chống giặc ngoại xâm. . Chống "giặc đói" và "giặc dốt". . Bằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo, ta đã đẩy được quân Tưởng, hòa hỗn với quân Pháp. . Đẩy lùi "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm". . Nhân dân ta thông minh, kiên trì, đồn kết. . Uy tín của Chính phủ và Bác Hòa được nâng lên tầm cao, tầm quốc tế. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 13 Bài 13 “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” ***** Ngày dạy : 18/11/2010 I. Mục tiêu : Giúp HS biết thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, tồn dân kháng chiến chống Pháp. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu câu HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. + Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” ? - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Tuy nhiều lần Chính phủ ta đã nhân nhượng với Pháp nhưng cũng không ngăn được âm mưu xâm lược của chúng. Trong lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, Bác Hòa nói “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. Đó cũng là bài học hôm nay. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Nêu thống kê các sự kiện: Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội; ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm sốt Hà Nội cho chúng. Nếu không, chúng sẽ nổ súng tấn công; bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội. - Nêu trả lời câu hỏi: Em có nhạân xét gì về thái độ của thực dân Pháp ? - Nhận xét, kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên. * Hoạt động 2 - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau: + Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào ? + Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ? + Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : - Yêu cầu đọc nội dung chính của bài. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Thu - đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp" -Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Chú ý lắng nghe. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Nhận xét, bổ sung. - Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng . + Quyết hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. + Nổ súng vào các vị trí của địch đóng quân. + Nhất quyết không để đất nước rơi vào tay giặc Pháp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 14 Bài 14 Thu - đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” ***** Ngày dạy : 25/11/2010 I. Mục tiêu : Giúp HS biết: - Trình bày sơ lược diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ. - Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK. - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu câu HS trả lời câu hỏi: + Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. + Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì ? - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Treo bản đồ, chỉ một số địa danh thuộc căn cứ Việt Bắc và giới thiệu: Sau khi đánh chiếm các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu tấn công lên căn cứ Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hòa Chí Minh, trung ương Đảng đã họp và quyết định: phải phá tan cuộc tấn công của giặc. Các em sẽ tìm hiểu qua bài Thu- đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp" - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi. PHIẾU HỌC TẬP - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ? + Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của giặc Pháp ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận: * Hoạt động 2 - Sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. - Nêu trả lời câu hỏi: + Để tấn công lên Căn cứ Việt Bắc, thực dân Pháp chuẩn bị lực lượng như thế nào ? + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ? + Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta thu được kết quả ra sao ? + Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : - Yêu cầu đọc nội dung chính của bài. - Với quyết tâm "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", quân dân ta đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. + Tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc. + Việt Bắc là cơ quan đầu não của kháng chiến. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát và chú ý lắng nghe. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: + Tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại. + Tiến tới đâu bị quân ta chặn đánh tới đó, cả đường rút lui cũng bị chặn đánh không đường về. + Tham khảo SKG và trả lời. + Khích lệ tinh thân chiến đấu của quân dân cả nước. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 15 Bài 15 Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ***** Ngày dạy : 02/12/2010 I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK. - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu câu HS trả lời câu hỏi: + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? + Chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ? - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Treo bản đồ, chỉ đường bên giới Việt Trung và giới thiệu: Từ năm 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong thình hình đó, thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khố chặt biên giới Việt Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Vì vậy, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Yêu cầu xác định biên giới Việt Trung trên bản đồ, xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khố biên giới tại Đường số 4. - Giải thích: Cụm cứ điểm là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau. - Yêu cầu thảo luận và trình bày câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta ra sao? - Nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 2 - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi. PHIẾU HỌC TẬP - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hòa đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì ? + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? + Nêu điểm khác biệt giữa chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : - Yêu cầu đọc nội dung chính của bài. - Chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt-Trung để mở rộng liên lạc với quốc tế và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Quan sát bản đồ và lược đồ, thực hiện theo yêu cầu. - Chú ý lắng nghe. - Thảo luận và tiếp nối nhau trình bày: Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại. - Nhận xét, bổ sung. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. + Quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chủ động đánh địch. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 16 Bài 16 Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới ***** Ngày dạy : 09/12/2010 I. Mục tiêu : Giúp HS biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu câu HS trả lời câu hỏi: + Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục đích gì "? + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Sau chiến thắng chiến dịch Biên giới 1950, hậu phương ta ngày càng vững mạnh để góp phần cùng tiền tuyến góp phần đánh Pháp. Thế nên, quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Các em sẽ cùng tìm hiểu bài Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. - Ghi bảng tựa bài. - Chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu thảo luận: + Nhóm 1: . Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào ? . Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? Điều kiện để Hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì ? + Nhóm 2: . Đại hội ciến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu tàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào? . Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến ? + Nhóm 3: . Nêu tinh thần kháng chiến của nhân dân ta qua các mặt kinh tế, văn hố giáo dục. . Em có nhận xét gì về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới ? . Bước tiến của hậu phương có tác động như thế nào đối với tiền tuyến ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : - Yêu cầu đọc nội dung chính của bài. - Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II đã khích lệ nhân dân ta đẩy mạnh lao động sản xuất. Vai trò của hậu phương đã làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Xem lại các bài đã học. - Chuẩn bị Ôn tập học kì I. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. . Ngày 1-5 - 1952. . Để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. . Thực dân Pháp đẩy mạnh tiến công quân sự trên đất nước ta. . Cổ vũ tinh thần lao động của nhâu dân ta, khẳng định những đóng góp to lớn của cá nhân và tập thể cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. . Thi đua trong sản xuất lao động, trong học tập, trong chiến đấu. . Hăng hái tham gia học tập và lao động sản xuất. . Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I ***** Ngày dạy : 16/12/2010 I. Mục đích yêu cầu : Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 16) - Bản đồ Hành chính Việt Nam. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? + Nêu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu tồn quốc. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố những mốc thời gian, sự kiện lịch sử từ bài 1 đến bài 16. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi. PHIẾU HỌC TẬP + Nêu những sự kiện lịch sử ứng với mốc thời gian từ năm 1858 đến năm 1952. + Nêu ý nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858-1952. + Kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất. * Hoạt động 2 - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhâïn xét, treo bản đồ kết hợp với bảng thống kê các sự kiện từ bài 1 đến bài 16 chốt lại ý đúng. 4. Củng cố : Nắm vững mốc thời gian ứng với những sự kiện, những nhân vật lịch sử, các em sẽ biết được lịch sử dân tộc qua đó thêm yêu đất nước với những con người kiên cường, bất khuất, yêu tự do. 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Xem lại các bài đã học. - Chuẩn bị Kiểm tra học kì I. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. Tuần 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I ***** Ngày dạy : 23/12/2010 Tuần 19 Bài 17 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ***** Ngày dạy : 03/01/2013 I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ. - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.Không yêu cầu HS tường thuật,chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Sửa chữa và nhận xét bài kiểm tra HKI. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Thực dân Pháp đã xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đồn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất ở chiến trường Đông Dương. Hôm nay ta sẽ thấy qua bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953-1954 + Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ + Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. + Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 2: - Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận các câu hỏi sau: + Căn cứ vào các đợt tấn công, nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ. + Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ - Treo lược đồ, yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận. 4. Củng cố: - Ghi bảng nội dung bài. - Chiến thắng lịch sử Điện Biện Phủ đã gây tiếng vang khắp thế giới, ghi trang sử vàng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem bài đã học. - Chuẩn bị bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) - Hát vui. - Chú ý. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo sự phân công. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tham khảo SGK, thảo luận. - Tiếp nối nhau trình bày kết quả kết hợp chỉ lược đồ. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Tuần 20 Bài 18 Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) ***** Ngày dạy : 10/01/2013 I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Sau CMT8 nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ hành chính Việt Nam - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng. + Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới : - Giới thiệu: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập hệ thống lại kiến thức đã học trong chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc 1945-1954. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu mỗi nhóm Hoàn thành phiếu của nhóm. + Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng Tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào ? Em hãy kể tên ba loại "giặc" mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945. + Nhóm 2: Chín năm làm một Điện Biên nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng! Em hãy cho biết: chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? + Nhóm 3: Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của chủ tịch Hòa Chí Minh đã khẳng định điều gì ? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( đã học ở lớp 4 ) ? + Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhấy trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, sửa chữa. * Hoạt động 2 - Treo bản đồ, tổ chức trò chơi "Tìm địa chỉ đỏ" - Phổ biến trò chơi: trên các phiếu nhỏ có ghi các địa danh, em nào bốc được địa danh nào thì gắn vào bản đồ và kể lại sự kiện, nêu nhân vật lịch sử gắn với sự kiện đó. - Yêu cầu thực hiện trò chơi. - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: Chín năm gian khổ với biết bao hi sinh của quân dân ta, cuối cùng dân tộc ta đã vẽ nên trang sử hào hùng khiến bọn giặc phải khiếp sợ, cả thế giới phải cảm phục. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Xem lại bài học. - Chuẩn bị Nước nhà bị chia cắt. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo sự phân công. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Chú ý nghe phổ biến. - Tham gia trò chơi. - Nhận xét, bổ sung. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1975) ------------- Tuần 21 Bài 19 Nước nhà bị chia cắt ***** Ngày dạy : 17/01/2013 I/ Mục tiêu : Giúp HS: - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ. II/ Đồ dùng dạy học : - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh tư liệu. III/ Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu từ năm nào đến năm nào ? + Kể một số sự kiện tiêu biểu trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới : - Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về chương 3 “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước” (1954-1975) với bài đầu tiên là bài: Nước nhà bị chia cắt. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: - Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và yêu cầu xem tranh. - Yêu cầu thảo luận câu hỏi: Hãy nêu điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne- vơ ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận: Chấm dứt chiến tranh, lập hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. * Hoạt dộng 2: - Nêu câu hỏi gợi ý: + Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm đất nước ta sẽ thống nhất, gia đình sẽ xum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực không ? Tại sao? + Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm được thể hiện qua những hành động nào? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 3: - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: + Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ? + Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ? + Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận: Sau hiệp định Giơ-ne- vơ, nhân dân ta chờ mong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLICH SU.doc
Tài liệu liên quan