Lần lượt các HS trả lời
Câu 1: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”.
Câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được nói trong thời điểm lịch sử: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM 1946.
Câu 2: Trong thời gian 1946 - 1954, Pháp bắt hang ngàn cán bộ, chiến sĩ CM của huyện Hòa Vang và một số địa phương thuộc tỉnh QN_ĐN (cũ) về nơi đây để tra tấn, đánh đập; hàng trăm người trong số đó đã bị chúng thủ tiêu, rồi chôn vào những hố tập thể. Để ghi ơn đồng bào và các chiến sĩ vô danh đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, người dân Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây lập nên “Văn bia chứng tích đầu cầu Cẩm Lệ”.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Lịch sử - Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ (Tiết 21): NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU :
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH.
+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm: thực hiện chính sách “ tố cộng” , “ diệt cộng”, “ thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Biết và chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Rèn tính tích cực, chủ động, sáng tạo người học.
- GD HS tinh thần yêu nước, căm thù giặc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Ôn bài cũ: (5’)
- GV củng cố với các nội dung liên quan đến đất nước ta giai đoạn 1945 – 1954.
- GV đặt câu hỏi – HS lần lượt trả lời:
Câu 1: Điền từ còn thiếu, trong câu sau: “Chúng ta thà.. tất cả, chứ không chịu ..”.
Hỏi thêm : Câu nói này của ai? Được nói trong thời điểm lịch sử nào?
Câu 2: Tấm bia gợi em nhớ đến sự kiến lịch sử nào?
Câu 3 : Cho sinh quan sát các hình ảnh có hình ảnh sau đó hỏi : Những hình ảnh vừa qua cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào? Xảy ra vào năm bao nhiêu?
Nhận xét, đánh giá
- Cho HS quan sát lại 4 hình ảnh và hỏi:
+ Sau thất bại nặng nề ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp đã làm gì?
II. Bài mới: (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)- GV ghi bảng.
- Lần lượt các HS trả lời
Câu 1: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”.
Câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được nói trong thời điểm lịch sử: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM 1946.
Câu 2: Trong thời gian 1946 - 1954, Pháp bắt hang ngàn cán bộ, chiến sĩ CM của huyện Hòa Vang và một số địa phương thuộc tỉnh QN_ĐN (cũ) về nơi đây để tra tấn, đánh đập; hàng trăm người trong số đó đã bị chúng thủ tiêu, rồi chôn vào những hố tập thể. Để ghi ơn đồng bào và các chiến sĩ vô danh đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, người dân Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây lập nên “Văn bia chứng tích đầu cầu Cẩm Lệ”.
- Sự kiện: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Xảy ra năm 1954
- Nhận xét
+ Sau thất bại nặng nề ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
b) Hoạt động 1( 8’): Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Y/c HS đọc 3 chú thích SGK.
? Vì sao gọi là Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- Y/c 1 HS đọc phần chữ nhỏ sgk/41 từ “Sau thất bại nặng nề thống nhất đất nước”.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm lại thông tin chữ nhỏ, thảo luận nhóm đôi và trả lời 3 câu hỏi:
- HS đọc, lớp theo dõi.
- Vì Hiệp định này được kí tại thành phố Giơ-ne-vơ của Thụy Sĩ.
- HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
+ Tại sao Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
+ Hiệp định được kí vào thời gian nào?
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải ký với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ.
+ Hiệp định ký 21-7-1954.
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến
+ GV giới thiệu một vài hình ảnh về hội nghị Giơ-ne-vơ sau khi học sinh trình bày câu hỏi 2.
+ GV giới thiệu tỉnh Quảng Trị, Sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ VN sau khi HS trình bày câu hỏi 3
-GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt ý.
+ Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời hai miến Nam – Bắc.
+ Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam.
+ 7 – 1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước
+ Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta ?
+ Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập, tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến
- HS trình bày, HS khác theo dõi và bổ sung
-GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt ý.
- Cho HS xem đoạn phim tư liệu về toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ
- Lắng nghe
- HS xem phim
c) Hoạt động 2 (18’): Âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm
- Mời 1 HS đọc phần chú thích
- Mời 1 HS đọc đoạn “ Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định phải cầm sung đứng lên”
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6 trả lời 3 câu hỏi trong thời gian 5 phút.
+ Mỹ có âm mưu gì ? Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mỹ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Làm việc theo nhóm
+ Phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ
+ Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
+ Ra sức chống phá lực lượng cách mạng
+ Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
+ Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”
+ Những việc làm của đế quốc Mỹ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta ?
+ Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài.
+ Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì ?
+ Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.
Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” dã man.
Hiệp định Giơ-ne-vơ bị phá hoại. Nước ta bị chia cắt lâu dài.
Mỹ
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. GV ghi câu trả lời của HS thành sơ đồ sau:
- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
- GV giới thiệu hình ảnh Ngô Đình Diệm bắt tay tổng thống Mỹ Ai – xen – hao sau khi HS trả lời câu hỏi 1.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về tội ác của chính quyền Mĩ – Diệm (bắt bớ người dân, những vụ thảm sát, máy chém)
- GV giới thiệu Đài tưởng niệm Chợ Được sau khi HS trả lời câu hỏi 2
+ Bạn nào đã được thăm quan khu di tích này rồi?
- Mời 1 HS kể theo hiểu biết của mình về vụ thảm sát ở Chợ Được.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Mĩ – Diệm sau khi HS trả lời câu hỏi 3
- GV gọi HS nêu lại sơ đồ tổng kết hoạt động 2
? Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ tình hình đất nước ta như thế nào?
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk/42
III. Củng cố, dặn dò ( 3’):
- GV cung cấp 1 số hình ảnh cho HS về cụm di tích Hiền Lương – Bến Hải (Quảng Trị), hình ảnh mẹ Diệm vá cờ và cuộc chiến sắc màu diễn ra trên cây cầu.
- GDHS: Qua những hình ảnh trên các em có suy nghĩ gì?
- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bến Tre đồng khởi
- 1 HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS trả lời
- 1 HS kể
- Quan sát
- HS nêu lại
- HS trả lời
- HS đọc
- Xem
- Lắng nghe, nêu cảm tưởng: Nhân dân ta đã chiến đấu rất kiên cường, anh dũng với mong muốn là thống nhất đất nước, gia đình sẽ được sum họp. Là một HS em nghĩ chúng ta nên .
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 19 Nuoc nha bi chia cat_12526263.doc