Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

1. Ổn định tổ chức:

Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- “ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”

- Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: câu “ Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái chào thầy” từ “cung kính” có thể thay thế bằng từ nào sau đây:

a. Hiếu thảo

b. Kính cẩn

c. Kính trọng

d. Lễ độ

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Luyện từ và câu Bài dạy: Mở rộng vốn từ : Truyền thống I.MỤC TIÊU * Kiến thức: - Hiểu được nghĩa của từ truyền thống. - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. * Kỹ năng: - Thực hiện được bài tập 1, 2, 3 trong SGK . - Thực hành sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm khi nói và viết. * Thái độ: - Gíao dục HS có thái độ yêu quý, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, giáo án, giấy khổ to kẻ sẵn 2 bảng HS: SGK, xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động GV Hoạt động HS Ổn định tổ chức: Hát Kiểm tra bài cũ: “ Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ” Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: câu “ Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái chào thầy” từ “cung kính” có thể thay thế bằng từ nào sau đây: Hiếu thảo Kính cẩn Kính trọng Lễ độ Câu 2: Những cặp từ nào sau đây có thể thay thế cho nhau ? Thầy – trò Lễ phép – kiên trì Môn sinh – học sinh Cha mẹ - ông bà GV nhận xét, Bài mới: GV nêu: Tiết luyện từ và câu hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc qua bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống GV mời 2-3 HS nhắc lại tựa bài và ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1: Giải nghĩa từ “ truyền thống” : GV hỏi học sinh hiểu thế nào là “truyền thống”? Học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét và chốt: từ truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa: “trao lại, để lại cho đời sau” tiếng thống có nghĩa là: “ nối tiếp nhau không dứt” đó các em! Để làm rõ hơn nữa về nghĩa của từ truyền thống cô mời vài bạn đặt câu có sử dụng từ truyền thống GV nhận xét, tổng kết các ví dụ của HS: Qua các ví dụ các em vừa tìm, cô nhận thấy các em đã hiểu rõ được nghĩa của từ truyền thống và để hệ thống hóa vốn từ truyền thống sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập 2 trang 82 Hoạt động 2: Bài tập 2 ( sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2 trang 82: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu em làm gì? TRÒ CHƠI TIẾP SỨC: Gv chia lớp thành 2 đội, các bạn không họp thành đội của mình mà họp theo nhóm đôi để xếp các từ vào các nhóm trong thời gian 1 phút. Sau đó thành viên của 2 đội lần lượt lên bảng xếp các từ vào nhóm cho phù hợp. + đội chiên thắnglà đội nhanh nhất và có kết quả đúng nhiều nhất. GV gọi học sinh nhận xét kết quả của mỗi đội. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Hát 2 HS làm trên bảng lớp b.Kính cẩn c. Môn sinh – học sinh 2 – 3 HS nhắc lại tựa bài Truyền thống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. HS nhận xét Hs lắng nghe 1 – 2 HS đặt câu với từ truyền thống. Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước rất hào hùng. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Học sinh thảo luận nhóm đôi Học sinh tham gia trò chơi Nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. Học sinh lắng nghe Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác( thường thuộc thế hệ sau ). Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết. Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người. Truyền máu, truyền nhiễm. Giáo viên hỏi học sinh có từ nào không hiểu không ? Giáo viên đưa ra một số từ cho học sinh giải nghĩa và đặt câu: + truyền ngôi : trao lại ngôi báo mình đang nắm giữ cho con hay người khác. + truyền bá: phổ biến rộng rãi cho mọi người + Truyền máu: đưa máu vào cơ thể người. + Truyền hình: truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng ra-đi-ô hoặc đường dây. + Truyền tụng: truyền miệng cho nhau. + Truyền nhiễm: lây GV nhận xét từng câu trả lời của HS, tuyên dương HS có ví dụ hay. GV chốt lại: Các em vừa được tìm hiểu về các nhóm nghĩa của từ truyền thống, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành xác định các từ ngữ có liên quan đến truyền thống qua bài tập 3 trang 82 Hoạt động 3: Bài tập 3 (sgk tiếng việt 5 tập 2 trang 82 ) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. GV hỏi: Yêu cầu của bài tập 3 là gì vậy các em? Yêu cầu HS :Các em dùng bút chì gạch một gạch ngang dưới từ chỉ người, hai gạch ngang dưới từ chỉ sự vật. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 8 trình bày kết quả ra bảng nhóm trong thời gian 3 phút. Giáo viên gọi 2 nhóm nhanh nhất trình bày kết quả Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét và đưa ra kết quả của mình, Học sinh trả lời + Ông là người truyền nghề nấu bánh đúc cho cả làng. + Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. + Ông tư truyền bá nghề nuôi tôm cá cho bà con trong xóm.”. + Bác sĩ đang truyền máu cho bệnh nhân. + HIV là một căn bệnh truyền nhiễm. HS lắng nghe Gọi 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm. Yêu cầu bài tập 3 là tìm những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. HS làm bài cá nhân. 1 HS làm trên giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm). Học sinh thảo luận nhóm 8 Học sinh trình bày kết quả thảo luận Học sinh nhận xét bài làm của bạn Học sinh lắng nghe Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc. Các Vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản. Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc. Nắm tro bếp thưở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản. GV liên hệ thực tế: hỏi học sinh đã làm gì để phát huy truyền thống. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò * Củng cố: Cho HS chơi trò chơi“ Ai tin mắt thế ”. GV cho học sinh quan sát tranh của các địa danh và nhân vật đoán tên. Hình ảnh của cụ giáo Chu – truyền thống gì? Gọi học sinh đọc ca dao tục ngữ liên quan đến truyền thống hiếu học. Gv: các bạn sẽ được học thêm nhiều ca dao tục ngữ qua bài sau nữa. GV nhận xét tiết học. * Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Đặt câu với các từ mở rộng vừa học Chuẩn bị: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu. Hs trả lời: tết về quê thăm ông bà, nhớ ơn thầy cô. HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV. Truyền thống hiếu học HS lắng nghe. Cả lớp nhận xét. HS lắng nghe, tuyên dương đội thắng cuộc. HS lắng nghe. HS nghe và ghi nhớ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 2627 MRVT Truyen thong_12313717.doc
Tài liệu liên quan