GV hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, nhẹ nhàng, trang trọng, kính cẩn, nhấn giọng ở các từ: sáng sớm, tề tựu, mừng thọ thầy, ngay ngắn, dâng biếu, sách quý, hỏi thăm, cảm ơn, đông đủ, bảo ban, mang ơn rất nặng : 1-2 hs đọc.- Nhận xét
+ Đoạn 2: Theo các em cần đọc như thế nào cho hay?
Đọc nhấn giọng ở các từ: đồng thanh, dạ ran, đi ngay sau thầy, có tuổi, ít tuổi, nhường bước, đơn sơ, sáng sủa, ấm cúng.Đọc giọng cụ: Đồ ôn tồn:1-2 HS đọc- Nhận xét.
+ Đoạn 3: Hãy thảo luận nhóm đôi để đọc hay đoạn 3.
- HS nêu giọng đọc: giọng chậm rãi : 1-2 HS đọc.
* Đọc diễn cảm cả bài: GV: toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng, nhấn vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện giọng thầy giáo Chu ôn tồn, thân mật với học trò thể hiện giọng kính cẩn khi nói với cụ đồ già.
* GV đọc mẫu lần 2
- HS thi đọc diễn cảm đoạn mình thích và giải thích vì sao:2-3 HS đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc cả bài: 1-2 HS đọc
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Nghĩa thầy trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC
Nghĩa thầy trò.
Theo Hà Ân
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài, giọng nhẹ nhàng trang trọng.
- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của bài:Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
2. Kĩ năng:
3: Thái độ:
II. Đồ dụng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Giáo án điện tử
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động:- Múa hát bài : Ngày đầu tiên đi học.
2. Kiểm tra bài cũ : (3- 5’)
- Gọi 1-2 HS đọc thuộc bài “Cửa sông”
- Hãy nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : (1-2’ )
Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đó là truyền thống 1tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Để giúp các em hiểu biết về truyền thống ấy. Bài tập đọc hôm nay cô sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử cao đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo qua bài : Nghĩa thầy trò.
- GV ghi tên bài.
b. Hướng dẫn đọc đúng :(10-12’)
*1 HS đọc bài- cả lớp đọc thầm theo và chia đoạn.
+ Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “...mang ơn rất nặng”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “...tạ ơn thầy”
Đoạn 3: Phần còn lại
* Cho HS đọc đoạn nối tiếp đoạn: 1 lượt
* Luyện đọc đúng :
- Đoạn 1:Yêu cầu HS TLN đôi để tìm ra từ khó đọc, từ cần giải nghĩa .
+ Giải nghĩa: HS nêu từ cần giải nghĩa :cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập:1 hs đọc chú giải - GV ghi bảng lớp: môn sinh, sập
GV giới thiệu về thầy Chu Văn AN:Cho HS xem ảnh, tượng thầy Chu Văn An và một số trường có mang tên thầy trên màn hình.
+ Đọc đúng: C1: đọc đúng từ: sáng sớm: 1 HS đọc
Lời của cụ giáo: Thầy cảm ơn các anh.// Bây giờ,/ nhân có đông đủ môn sinh,/thầy muốn tất cả các anh/ theo thầy tới thăm một người/ mà thầy mang ơn rất nặng.//:1 HS đọc
+ Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc to rõ ràng mạch lạc, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng, đúng dấu câu, đúng câu dài: 2-3 HS đọc.
- Đoạn 2: Đoạn 2 các em thấy khó khăn gì?
+ HS nêu:Giải nghĩa: vái : 1 HS đọc chú giải.
+ Đọc đúng: C4: cuối làng :1 HS đọc
+ Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc to rõ ràng mạch lạc, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng :2-3 HS đọc.
- Đoạn 3: Em thấy từ nào khó hiểu, khó đọc ?
HS nêu: từ khó hiểu:cụ đồ, vỡ lòng; từ khó đọc: lần lượt
+ Giải nghĩa: cụ đồ, vỡ lòng: 1 HS đọc chú giải.
Đ Đ:C 5: lần lượt:1 HS đọc
Hướng dẫn đọc đoạn 3: Đọc to rõ ràng mạch lạc, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng :2-3 HS đọc.
- Cho HS xem tranh SGK (đưa lên màn hình).
* Đọc nhóm đôi: 1 lượt
* Đọc cả bài :GV Hướng dẫn đọc bài :Toàn bài đọc rõ ràng mạch lạc, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng, đúng lời của nhân vật : 1-2 hs đọc.
* GV đọc mẫu lần 1
c. Tìm hiểu bài (10-12’)
- HS đọc thầm đoạn 1 -2 để trả lời câu hỏi 1
1. Câu chuyện kể về ai ?
- Câu chuyện kể về cụ giáo Chu.
2. Từ sáng sớm, các học trò đã đến nhà thầy để làm gì?
- Đến để mừng thọ thầy.
3. Em hiểu thế nào về nghĩa của cụm từ: mừng thọ thầy?
- Mừng thọ thầy là chúc mừng tuổi thọ của thầy.
4 .Tìm các chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
- Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là :Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quí. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng,” họ đã đồng thanh dạ ran...
-> GV: Những chi tiết trên thể hiện lòng kính yêu và tôn trọng của học trò đối với cụ giáo Chu, người thầy đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành. Còn tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như
thế nào các em hãy đọc thầm đoạn 2; 3 để trả lời câu hỏi 2 .
- HS đọc thầm đoạn 2; 3
5. Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng: Thầy giáo Chu tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa học vỡ lòng.
6. Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm đó?
- Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ:“Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy....
7. Em hiểu thế nào là cung kính?
- Cung kính là cử chỉ tỏ ra hết sức kính trọng.
8. Từ các chi tiết trên em thấy cụ giáo Chu là người như thế nào?
- Cụ giáo Chu là người luôn ghi nhớ và kính trọng người thầy đã dạy mình.
-> GV: Các em ạ, người Việt Nam chúng ta rất hiếu học và cũng luôn ghi nhớ và kính trọng người thầy đã dạy mình. Đó cũng là một truyền thống tôn sư trọng đạo từ ngàn xưa mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Truyền thống đó được thể hiện qua nhưỡng câu thành ngữ, tục ngữ nào, em hãy đọc thầm toàn bài để trả lời câu hỏi 3.
- Đọc thầm toàn bài và thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi 3.
9. Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
- Đại diện HS trình bày: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sự trọng đạo.
Nhất tử vi sư, bán tự vi sư.
- HS nhận xét
* Gọi 1 HS lên chia sẻ và điều hành
( VD: 1. Bạn hiểu thế nào là:Uống nước nhớ nguồn ?
- Theo tôi: “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống, đạo lí của người VN luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
2. Tôi muốn giao lưu với các bạn: Bạn hãy cho tôi biết: “Tôn sự trọng đạo” là như thế nào?
- Tôn sự trọng đạo là tôn trọng thầy cô giáo, biết lễ phép vâng lời người đã có công dạy dỗ ta nên người.
- Còn bạn nào muốn giao lưu với tôi.
3. Bạn có thể cho tôi biết: “Nhất tử vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì?)
- Nhất tử vi sư, bán tự vi sư có nghĩa : Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Cảm ơn các bạn, em mời cô giáo cho ý kiến.
GV: Cô thấy các em đã hiểu các câu thành ngữ, tục ngữ trên nhưng cô giải thích thêm về câu thành ngữ “Nhất tử vi sư, bán tự vi sư” có nguồn gốc Hán- Việt: nhất là một, tự là chữ, vi là là, sư là thầy, bán là nửa được dich ra là: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, muốn nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người dạy dỗ, dìu dắt mình dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất.
Còn câu thành ngữ : Tiên học lễ hậu học văn cũng là câu thành ngữ có nguồn gốc Hán- Việt các em cần hiểu: tiên là trước, hậu là sau, lễ là đạo đức lễ nghĩa còn văn là kiến thức văn hóa. Câu thành ngữ khuyên ta phải học lễ nghĩa đạo đức trước, học kiến thức văn hóa sau như Bác Hồ nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài là người bỏ đi. Chính vì vậy các em phải học đạo đức, lễ nghĩa đi đôi với học kiến thức.
10. Ngoài những câu thành ngữ, tục ngữ trên,em còn biết thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung tương tự ?
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Sống sao cho bõ những ngày ước ao.
-> Qua phần tìm hiểu bài, nội dung bài này muốn nói lên điều gì ?
Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
d. Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
- HSTLN để tìm giọng đọc.
- HS nêu: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
Lời thầy Chu nói với học trò: ôn tồn, thân mật.
Lời thầy nói với cụ đồ già: ôn tồn, cung kính.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, nhẹ nhàng, trang trọng, kính cẩn, nhấn giọng ở các từ: sáng sớm, tề tựu, mừng thọ thầy, ngay ngắn, dâng biếu, sách quý, hỏi thăm, cảm ơn, đông đủ, bảo ban, mang ơn rất nặng : 1-2 hs đọc.- Nhận xét
+ Đoạn 2: Theo các em cần đọc như thế nào cho hay?
Đọc nhấn giọng ở các từ: đồng thanh, dạ ran, đi ngay sau thầy, có tuổi, ít tuổi, nhường bước, đơn sơ, sáng sủa, ấm cúng...Đọc giọng cụ: Đồ ôn tồn:1-2 HS đọc- Nhận xét.
+ Đoạn 3: Hãy thảo luận nhóm đôi để đọc hay đoạn 3.
- HS nêu giọng đọc: giọng chậm rãi : 1-2 HS đọc.
* Đọc diễn cảm cả bài: GV: toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng, nhấn vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện giọng thầy giáo Chu ôn tồn, thân mật với học trò thể hiện giọng kính cẩn khi nói với cụ đồ già.
* GV đọc mẫu lần 2
- HS thi đọc diễn cảm đoạn mình thích và giải thích vì sao:2-3 HS đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc cả bài: 1-2 HS đọc
3. Củng cố - dặn dò (2- 4’)
- Nội dung bài tập đọc muốn nói lên điều gì ?
GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
- Em hãy tìm TN,TN, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung ca ngợi tình thầy trò ?
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
.....
.........
_______________________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Nghia thay tro_12538582.doc