Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Phân môn Tập đọc - Phong cảnh đền hùng

- Lần lượt mời 2 HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

HS1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

HS2: Đọc phần còn lại và nêu nội dung chính của bài.

- GV nhận xét. - HS đoạn bài và trả lời câu hỏi của GV.

+ Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.

+ Ca ngợi chú Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

- HS cho ý kiến.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Phân môn Tập đọc - Phong cảnh đền hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG GIÁO ÁN Môn: Tập đọc 5 Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG GVHD: Thầy Nguyễn Lộc Sinh viên: Võ Bùi Thanh Bình Năm học 2017 - 2018 Tuần 23 KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giải thích đúng nghĩa của các từ khó có trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất Tổ, - Miêu tả được phong cảnh đền Hùng. - Nêu được nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và khu vực đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 2. Kĩ năng - Đọc đúng các tiếng , từ khó của phương ngữ: uy nghiêm, sừng sững, - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, tha thiết. 3. Thái độ - Nhớ về cội nguồn của dân tộc, biết ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. - GDMT: Có ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử: Không xả rác , viết vẽ bậy vào các công trình kiến trúc,.. II. Đồ dùng dạy học 1. Hình ảnh minh họa phong cảnh đền Hùng. 2. Bảng phụ 3. Bài giảng điện tử III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Mong muốn ở học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Lần lượt mời 2 HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. HS1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? HS2: Đọc phần còn lại và nêu nội dung chính của bài. - GV nhận xét. - HS đoạn bài và trả lời câu hỏi của GV. + Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng. + Ca ngợi chú Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. - HS cho ý kiến. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài (4 phút) - Tuần này, chúng ta sẽ bước vào một chủ điểm mới, chủ điểm Nhớ nguồn, em có biết một câu tục ngữ nào tương ứng với chủ điểm này không? - GV hỏi: “Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?” Chủ điểm Nhớ nguồn với các bài học sẽ cung cấp cho các em những truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng và nhắc nhở chúng ta luôn ghi nhớ về cội nguồn. Cho học sinh xem video về lễ hội ở đền Hùng và yêu cầu HS quan sát để cho biết video nói về điều gì? - GV yêu cầu: Hãy kể những điều em biết gì về các vua Hùng. - Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 trứng, nở ra 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu. GV chuyển ý: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng, bài văn sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất Tổ để tìm hiểu về vẻ đẹp của đền Hùng. + Uống nước nhớ nguồn. + Nhắc nhở chúng ta nhớ về tổ tiên, cội nguồn. - Video nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương. + Vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm. + Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương. - HS lắng nghe. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 2.2.1 Hướng dẫn luyện đọc (15 phút) - GV đọc mẫu toàn bài. - GV chia đoạn: Đoạn 1: Đền Thượng... chính giữa. Đoạn 2: Lăng của các vua Hùng... đồng bằng xanh mát. Đoạn 3: Trước đền Thượng... rửa mặt, soi gương. - Hướng dẫn cách đọc: toàn bài các em đọc to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết: chú ý nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng và niềm thành kính đối với đất Tổ. - Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 1. - Yêu cầu HS nhận xét phát hiện một số từ khó phát âm trong mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc từ: uy nghiêm, sừng sững. - Treo bảng phụ câu có chứa từ khó, GV đọc mẫu yêu cầu HS cách ngắt nhịp các câu dài sau: + Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm / đề ở bức hoành phi / treo chính giữa. + Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. - Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2. - GV kết hợp giải nghĩa từ khó. - Cho HS luyện đọc theo nhóm 3 trong thời gian 3 phút. - Kiểm tra số lượt mà HS đọc được. Gọi 2 nhóm đọc thi đua trước lớp. 3HS trong nhóm đọc nối tiếp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - GV đọc mẫu toàn bài. Để biết thêm về đền Hùng cùng vẻ đẹp cổ kính của đền Hùng, chúng ta hãy cùng đi vào phần Tìm hiểu bài. 2.2.2 Tìm hiểu bài (10 phút) * Câu hỏi 2: GV yêu cầu 1 học sinh đọc to toàn bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời: Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. - Yêu cầu HS gạch chân những từ ngữ mà các em tìm được sau đó trình bày trước lớp. LGBVMT: Giáo dục giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp phong cảnh đền Hùng, ý thức về cội nguồn dân tộc, ý thức bảo vệ di tích, ý thức khi tham quan các danh lanh thắng cảnh. * Câu hỏi 3: - GV hỏi: Trong bài này, có những địa danh nào thuộc đền Hùng được nhắc đến? - Cho HS xem một số hình ảnh các địa điểm trên. - GV hỏi: Các địa điểm đó đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết dựng nước và giữ nước nào của dân tộc? Em hãy kể tên. - Mời HS cho ý kiến. GV nhận xét. - GV yêu cầu HS về nhà kể lại ngắn gọn một truyền thuyết để chuẩn bị kể ở tiết kể chuyện cho cả lớp cùng nghe. Câu hỏi 4: - Treo tranh lễ hội đền Hùng. - Hằng năm, ở đền Hùng thường tổ chức lễ hội còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. - GV hỏi: Vậy em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” - GV chốt lại: Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc. Ca ngợi truyền thống thủy chung của người Việt Nam. - Theo truyền thuyết, vua Hùng Vương thứ 6 đã hóa thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10/3 âl. Nên hằng năm người Việt tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày này nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc - GV hỏi: Bài văn ca ngợi điều gì? - GV hỏi: Bài văn còn thể hiện tình cảm gì của tác giả hay mỗi người khi thăm đền Hùng? - Đó chính là nội dung chính của bài học ngày hôm nay. GV treo bảng phụ nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. - Mời 2 Hs nhắc lại. - HS lắng nghe. - 3HS đọc nối tiếp. - HS trả lời. - HS ngắt nhịp, luyện đọc câu dài có chứa từ khó. - 3HS đọc nối tiếp. - Lắng nghe. - Luyện đọc theo nhóm. - Đọc. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc. - Lớp đọc thầm. + Đoạn 1: những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn. + Đoạn 2: bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn bên trái, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, đồng bằng xanh mát. + Đoạn 3: những cánh hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh. - Lắng nghe. - Đền Thượng, Lăng các vua Hùng, đỉnh Ba Vì, dãy Tam Đảo, núi Sóc Sơn, Ngã Ba Hạc, đền Trung, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Giếng, giếng Ngọc. - Quan sát. - Núi Ba Vì: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; núi Sóc Sơn: truyền thuyết Thánh Gióng; đền Trung: sự tích bánh chưng, bánh giầy; đền Hạ: sự tích trăm trứng; cột đá thề: An Dương Vương. - HS cho ý kiến. - Lắng nghe. - Ghi chép lại yêu cầu. - Quan sát. - Nhắc nhở mọi người dù đi đâu, làm gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ. - Lắng nghe. - Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của ddeeenf Hùng. - Thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với các vua Hùng. - HS nhắc lại. 2.2 Hướng dẫn đọc diễn cảm (8 phút) - GV treo bảng phụ có ghi đoạn đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu và yêu cầu học sinh lắngng he để ngắt nhịp đoạn văn. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải / là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sững chắn ngang bên trái / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp vua Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt / là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn / tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. - Cho HS xác định cách đọc. - Mời 1 HS lên bảng - Mời HS cho ý kiến.GV nhận xét. - Cho HS đọc trong nhóm đôi thời gian 2 phút.Gọi HS đọc thi đua trước lớp. - Gọi HS nhận xét, bình chọn em đọc hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe và ngắt nhịp. - HS xác định cách đọc - 1 HS lên bảng. - HS cho ý kiến - GV nhận xét. - HS đọc diễn cảm theo nhóm. 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. 3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Mời 2HS nhắc lại nội dung bài học. LHGD: Ngày 18/09/1954, trước đền Hạ, Bác Hồ đã nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị về tiếp quản thủ đô Hà Nội: “Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước.” Vậy, còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trườngt hì các em phải làm gì để giữ lấy nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Cửa sông - Nhắc lại. - HS trả lời. - Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 25 Phong canh den Hung_12535189.doc