Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt s hay x; yê/ya.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

 

doc72 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 15 Hạt Gạo Làng Ta - Buôn Chư Lênh ... I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt tr hay ch; dấu hỏi/ dấu ngã. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a. “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy ...” b) “Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột.” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Điền vào chỗ trống tr hay ch: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi ...ăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm ...ên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – ...iếc lược ...ải vào mây xanh Đáp án Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Bài 2. Điền thanh hỏi hay thanh ngã vào những tiếng in đậm trong đoạn thơ sau: Cái trống trường em Mùa hè cung nghi Suốt ba tháng liền Trống nằm ngâm nghi. Buồn không ha trống Trong nhưng ngày hè Bọn mình đi vắng Chi còn tiếng ve? Đáp án Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ. Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve? Bài 3. Điền vào chỗ nhiều chấm (ch hay tr;); chỗ in đậm (thanh hỏi hay thanh ngã): Thuyền ơi ...ầm ...ậm chờ ta nhé Chim hót ...ên đầu ta lắng nghe Một lần đa tới, ôi Ba-bê Muốn ở đây thôi ...ăng muốn về. Đáp án Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhé Chim hót trên đầu ta lắng nghe Một lần đã tới, ôi Ba-bề Muốn ở đây thôi chẳng muốn về. c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 16 Anh Về Cùng Mùa Hoa - Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt d/v/gi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a. “Rớt xuống trang thơ tôi Cánh hoa đào phớt đỏ Chiều Sơn La lặng gió Tôi nghe hoa thì thầm Tôi nghe nụ nảy nầm Từ kẽ tường nhà ngục” b) “Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó.” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Điền vào chỗ trống r hay d: a) Mỗi sớm mai thức ậy Lũy tre xanh ì ào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao. b) Tiếng các em íu an Còn đọng trên vòm lá Nắng ập ềnh ruộng mạ Buổi chiều vàng thơ ngây. Đáp án a) Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao. b) Tiếng các em ríu ran Còn đọng trên vòm lá Nắng dập dềnh ruộng mạ Buổi chiều vàng thơ ngây. Bài 2. Điền r hay d hay gi: - ...ây mơ rễ má. - ...út dây động rừng. - ...ấy trắng mực đen. - ...ương đông kích tây. - ...eo gió gặt bão. - ...ãi gió dầm mưa. - ...ối rít tít mù. - ...ốt đặc cán mai. - ...anh lam thắng cảnh. Đáp án - Dây mơ rễ má. - Rút dây động rừng. - Giấy trắng mực đen. - Giương đông kích tây. - Gieo gió gặt bão. - Dãi gió dầm mưa. - Rối rít tít mù. - Dốt đặc cán mai. - Danh lam thắng cảnh. Bài 3. Tìm những từ ngữ có chứa tiếng rong, dong, giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... Đáp án Ví dụ: - Rong rêu, rong chơi. - Củ dong, dong dỏng. - Giong ruổi, trống giong cờ mở. c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 17 Dậy Sớm - Ngu Công Xã Trịnh Tường I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo của tiếng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a) “Tinh mơ em thức dậy Rửa mặt rồi đến trường Em bước vội trên đường Núi dăng hàng trước mặt Sương trắng viền quanh núi Như một chiếc khăn bông.” b) “Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về.” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Chép vần của từng tiếng tong khổ thơ sau vào bảng: Ơi chích chòe ơi Chim đừng hót nữa Bà em ốm rồi Lặng cho bà ngủ. Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Đáp án Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối ơi ơ i chích i ch chòe o e Bài 2. Gạch dưới những tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ dưới đây: Nửa vòng trái đất rẽ tầng mây Anh đến Cu-ba một sáng ngày Nắng rực trời tơ và biển ngọc Đảo tươi một dải lụa đào bay Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường Lúa xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương Đáp án Nửa vòng trái đất rẽ tầng mây Anh đến Cu-ba một sáng ngày Nắng rực trời tơ và biển ngọc Đảo tươi một dải lụa đào bay Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường Lúa xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương Bài 3. Gạch dưới những âm chính trong các tiếng ở khổ thơ dưới đây: Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ Đáp án Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. Nhận xét tiết học.Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 18 Ca Dao ...- Rừng Phương Nam I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt c/k/q; s/x; d/v/gi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a. “Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.” b) “Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe tiếng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ?” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Điền c / k / q vào chỗ nhiều chấm: ...ì ...ọ ...iểu ...ách ...uanh ...o ...èm ...ặp ...ì ...uan ...ẻ ...ả ...ập ...ênh ...uy ...ách ...im ...ương ...ính ...ận ...ảm ...úm ...o ...éo ...uả ...uyết ...ảnh ...uan Đáp án kì cọ kiểu cách quanh co kèm cặp kì quan kẻ cả cập kênh quy cách kim cương kính cận cảm cúm co kéo quả quyết cảnh quan Bài 2. Tìm tiếng có vần s hoặc x điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: Đêm ...... nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? ...... vỗ dưới thân tàu đâu phải ...... quê hương! Trời từ đây chẳng ...... màu ...... ......, ...... nước rồi, càng hiểu nước đau thương. Đáp án Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương Bài 3. Điền d hay v hay gi vào chỗ nhiều chấm: ...ó theo lối ...ó, mây đường mây, ...òng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng ...ề kịp tối nay? Đáp án Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay? c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 19 Nói Với Em - Viên Kẹo Can Đảm I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt r/d/v/gi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a) “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm cô Tấm rất hiền ?” b) “Tôi lấy ra ba viên kẹo gừng và nói: - Đây là ba viên kẹo can đảm. Chỉ có điều kẹo hơi cay. Ăn nhiều cay nhiều. Nếu cháu ăn được viên đầu tiên thì bắt đầu có sự can đảm. Viên thứ hai thì sự can đảm tăng dần. Viên thứ ba thì cháu hoàn toàn can đảm. Cháu có sợ cay không?” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Điền r hay d hay gi: a) Quả bầu bắt chước bóng bay Muốn lên trời cứ loay hoay ...ưới ...àn Bờ ao, cây ...áy, cây khoai Suốt ngày chân ngứa bởi hay ...ẫm bùn. b) ...ưới chân ...ào chú nhái Nhảy ...a tìm ...un ngoi Bụi tre ...à không ngủ Đưa võng ...u măng non ...ừa đuổi muỗi cho con Phe phẩy tàu lá quạt Đáp án a) Quả bầu bắt chước bóng bay Muốn lên trời cứ loay hoay dưới giàn Bờ ao, cây ráy, cây khoai Suốt ngày chân ngứa bởi hay dẫm bùn. b) Dưới chân rào chú nhái Nhảy ra tìm giun ngoi Bụi tre già không ngủ Đưa võng ru măng non Dừa đuổi muỗi cho con Phe phẩy tàu lá quạt Bài 2. Điền vào chỗ trống d, r hoặc gi để có nội dung câu đố rồi đi tìm lời giải cho câu đố này: Mẹ ở ...ương ...an Sinh con âm phủ Lắm kẻ ở ...ừng ở ...ú Nhiều kẻ ở ...uộng, ở vườn ...a đen xấu xí, ....uột trong nõn nà Đáp án Mẹ ở dương gian Sinh con âm phủ Lắm kẻ ở rừng ở rú Nhiều kẻ ở ruộng, ở vườn Da đen xấu xí, Ruột trong nõn nà (Củ mài) Bài 3. Tìm những từ ngữ chứa các tiếng sau: rẻ; dẻ; giẻ; rây; dây; giây; ra; da; gia. ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... Đáp án Ví dụ: - rẻ mạt; ... - da dẻ; ... - giẻ rách; ... c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 20 Người Công Dân Số Mộtt - Đêm Nay Bác Không Ngủ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt r/d/v/gi; o/ô. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a. “Mai : – (Với anh Lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin cho anh một chân phụ bếp. Thành : – Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện ? Mai : – Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội. Có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi "A-lê hấp !", cho phăng xuống biển là rồi đời.” b) “Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.” b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Điền v hay d hay gi: Chào em cô gái, nữ ...ân quân Súng ...ác trên ...ai, đẹp tuyệt trần Lóng lánh mắt đen nhìn biển biếc Trưa hè đứng gác, ...ữ ngày xuân ! Trông em mà tưởng nhớ quê nhà Cô gái Hòn Gai canh biển xa Nhớ chị miền Nam lùng đuổi ...ặc ...ữa lau Đồng Tháp, mía Tuy Hòa. Đáp án Chào em cô gái, nữ dân quân Súng vác trên vai, đẹp tuyệt trần Lóng lánh mắt đen nhìn biển biếc Trưa hè đứng gác, giữ ngày xuân ! Trông em mà tưởng nhớ quê nhà Cô gái Hòn Gai canh biển xa Nhớ chị miền Nam lùng đuổi giặc Giữa lau Đồng Tháp, mía Tuy Hòa. Bài 2. Điền vào chỗ trống o hay ô: Mầm n...n mắt lim dim C... nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay h...i hả, Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây tr...ng thưa thớt Như chỉ c...i với cành Đáp án Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả, Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành Bài 3. Tìm những tiếng có chứa o hay ô; âm v hay d hay gi điền vào chỗ nhiều chấm trong khổ thơ sau: Hai chiếc ...ường ướt m...t Ba b... c...n nằm chung ...ẫn thấy tr...ng phía tr...ng Nằm ấm mà thao thức Đáp án Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. - Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Chính tả tuần 21 Qua Đèo Ngang - Trí Dũng Song Toàn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt r/d/v/gi; thanh hỏi/thanh ngã. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết - 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. a. “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới nuí tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mâý nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta.” b) “Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu : – Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói : – Từ nay trở đi, nước ngươi không phải gó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIENG VIET 5_12412323.doc