Giáo án lớp 5 môn Tin học - Trường TH Liệp Tuyết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học về chương trình Paint.

2. Kỹ năng: Thao tác thành thạo với chuột. Rèn tính sáng tạo, tư duy lôgíc.

3. Thái độ: Học sinh tò mò, ham mê học tập

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy.

2. Học sinh: Kiến thức đã học.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Ổn định tổ chức:

- GV kiểm tra phòng tin học.

- HS xếp hàng trật tự lên phòng tin học.

B. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên nhắc nhở quán triệt học sinh thực hiện theo đúng nội quy.

- Kiểm tra các thiết bị điện lần cuối

C. Nội dung luyện tập:

- Gv phô tô phiếu học tập cho hs gồm 8 bài và làm luyện tập theo các đề bài đó

- Hs làm bài theo phiếu tập (ở phần dưới giáo án)

 

doc92 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tin học - Trường TH Liệp Tuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát hình ảnh SGK (61, 62, 63) để nhớ lại cách luyện gõ phím ở các hàng phím. - Muốn luyện gõ từ thuộc hàng phím cơ sở em cần thực hiện những bước nào? Gv giảng giải kết hợp làm mẫu: (Lesson \ Home Row Only \ Khung tranh số 2). - Quan sát hình SGK ( 51)- luyện gõ từ thuộc hàng cơ sở và hàng trên gồm những bước nào? Gv làm mẫu: (Lesson\ Add Bottom Row \ Khung tranh số 2). - Các bước để luyện gõ hàng phím dưới? Gv làm mẫu: (Lesson \ Home Row Only \ Khung tranh số 2). - Các bước để luyện gõ hàng phím số? Gv làm mẫu: (Lesson\Add Number\ Khung tranh số 2). - Y/c 1 Hs thực hiện lại những thao tác trên, Hs dưới lớp quan sát. GV chốt ý. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách gõ phím Shift và dấu cách? Hai phím này do các ngón tay nào phụ trách? - Gv chốt kiến thức bài học và y/c về nhà học bài cũ và làm bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK (52). - Thực hành thêm ở nhà ( nếu có Mt). 5. Ôn luyện. Xem hình sgk (61, 62, 63). Hs xem hình và trả lời. Hs lắng nghe và quan sát gv làm mẫu. 1 Hs thực hiện lại trên Mt. *************************************************** TUẦN 14 Tiêt 28 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 2 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Bài 1: NHỮNG GÌ EM Đà BIẾT (Thực hành) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết gõ và gõ chính xác những từ đơn giản trong phần mềm luyện gõ Mario. 2. Kỹ năng: Hs sử dụng được phần mềm Mario, tự tiến hành các bài luyện gõ phím bằng 10 ngón ở mức 1 và mức 2. 3. Thái độ: Hs hiểu và có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc. II. Đồ dùng, phương tiện: 1. Giáo viên: Phòng Mt, Giáo án, SGK, sách Gv và đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Kiến thức cũ, SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu quy định gõ bàn phím? - Phím cách và phím Shift được gõ như thế nào? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1:Thực hành luyện gõ với Mario: - GV chia Hs ngồi theo nhóm để thực hành. - Y/c các nhóm thực hành luyện gõ bằng phần mềm Mario các hàng phím đã học. 1 Hs trả lời 1 Hs nhận xét 1. Thực hành luyện gõ với Mario: Hs ngồi theo nhóm đôi. Mở phần mềm Mario để luyện tập. - Lưu ý Hs: Nếu gặp một cụm từ Tiếng Anh ( không dấu), em có thể sử dụng phím CapsLock hoặc Shift trong khi gõ. - Nhấn tắt đèn ở phím CapsLock khi không sử dụng. - Nhắc nhở Hs ngồi học đúng tư thế và chú ý: Gõ một dấu cách sau khi gõ xong một từ. - Quan sát Hs thực hành, sửa những lỗi hay sai trong các thao tác: đặt tay trên bàn phím, gõ chữ in hoa. 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu quy tắc đặt tay trên bàn phím để luyện gõ? - Nêu quy định gõ phím Shift và phím cách? - Y/c học bài cũ ở nhà, thực hành thêm (nếu có Mt) và đọc trước bài 2: “ Luyện gõ các ký tự đặc biệt ”. Ghi nhớ. Hs bật tắt đèn CapsLock và quan sát. Thực hành luyện gõ với Mario. *************************************************** TUẦN 15 Tiêt 29 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 9 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 Bài 2: LUYỆN GÕ CÁC KÝ TỰ ĐẶC BIỆT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs hiểu, nhận biết được vị trí và cách gõ các ký tự đặc biệt trên bàn phím bao gồm các ký tự trên của hàng phím số và các ký tự đặc biệt trong khu vực bên phải bàn phím. 2. Kỹ năng: - Hs ban đầu biết cách gõ các ký tự đặc biệt và gõ chính xác các phím này. - Hs thao tác được với phần mềm Mario để thực hiện các bài tập gõ tương ứng với bài học này. 3. Thái độ: Hs nghiêm túc luyện gõ bằng 10 ngón, có thái độ tích cực luyện tập. II. Đồ dùng, phương tiện: 1. Giáo viên: Bàn phím, phòng Mt, giáo án, SGK, sách Gv và đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Kiến thức cũ, SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định. 2. Bài cũ: - Em hãy cho biết quy định gõ bàn phím? - Quy tắc gõ phím cách và phím Shift? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Cách gõ các ký tự đặc biệt: Gv giới thiệu bài trực tiếp. - Y/c Hs đọc mục 1 SGK ( 53). - Thế nào là ký tự đặc biệt? Gv chốt ý. Gv cho Hs quan sát bàn phím Mt, hỏi: - Chỉ ra các khu vực trên bàn phím có chứa các ký tự đặc biệt? Gv chốt ý. - Nhắc lại chức năng của phím Shift? Gv chốt: Ngoài ra, phím Shift còn - Sử dụng phím Shift để gõ các ký tự đặc biệt trên hàng phím số. - Khu vực ký tự đặc biệt bên phải bàn phím do ngón út phụ trách. 1 Hs trả lời 1 Hs nhận xét. Hs lắng nghe, ghi vở. 1 Hs đọc bài. 1 Hs TL, 1 Nx. Ghi nhớ. Hs quan sát bàn phím. 1, 2 Hs chỉ. 1, 2 Hs nhận xét. Ghi nhớ. 1 Hs trả lời. Ghi nhớ. - Y/c nhấn đúp chuột vào biểu tượng Word và thực hành luyện gõ các ký tự trong phần luyện gõ SGK ( 53). Mở Word để luyện gõ. Hoạt động 2: Cách gõ ký tự đặc biệt với phím Shift: Gv làm mẫu cách gõ một vài ký tự trên hàng phím số và ký tự bên phải bàn phím có sử dụng và không sử dụng phím Shift. Gv chốt, nhấn mạnh: - Muốn gõ ký tự trên hàng phím số, em phải gõ cùng phím Shift. - Em cũng nhấn phím Shift cùng với các ký tự bên phải bàn phím để có ký tự trên của phím. Gv gõ mẫu một vài ký tự trên bên phải bàn phím để Hs quan sát lại lần nữa. - Y/c Hs lên bảng tập gõ một vài ký tự đặc biệt. Hs quan sát sự thay đổi trên màn hình. Ghi nhớ. Hs quan sát và ghi nhớ. 2, 3 Hs lên thực hiện. 2, 3 Hs nhận xét . - Y/c mở Word gõ các ký tự trong phần luyện gõ SGK (54). Mở Word để luyện gõ. Hoạt động 3: Luyện gõ bằng phần mềm Mario: - Y/c Hs quan sát hình minh hoạ SGK. Gv làm mẫu thực hiện luyện gõ từng ký tự và l luyện gõ nhóm ký tự: + Nháy chuột tại mục Lesson\ Symbol. + Nháy vào khung tranh số 1 ( để luyện gõ từng ký tự), hoặc nháy vào khung tranh số 2 (để gõ nhóm ký tự). + Gõ các ký tự trên đường đi của Mario. Gv làm lại một lần nữa, và y/c Hs lên thực hiện trên Mt. - Y/c Hs thực hiện trên Mt. - Khi đã thành thạo, em có thể luyện gõ các ký tự tổng hợp bằng cách: + Nháy chuột tại mục Lesson\ AllKeyboatd. + Gõ các ký tự trên đường đi của M. Gv thực hiện lại, y/c Hs lên bảng làm lại các bước trên. Gv chốt ý. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nêu câu hỏi củng cố bài học: ? Trong bài học này, em đã được học những nội dung gì? ? Nêu cách gõ ký tự đặc biệt? ? Em sử dụng phím Shift để gõ các ký tự đặc biệt như thế nào? - Gv chốt kiến thức, nhận xét tiết học. - Y/c học bài cũ ở nhà. Xem hình minh hoạ. Hs quan sát. 2 Hs thực hiện. Hs thực hiện trên Mt của mình. Hs lên bảng làm lại. Cả lớp thực hành trên Mt của mình. *************************************************** TUẦN 15 Tiêt 30 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 9 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017 BÀI 2: LUYỆN GÕ CÁC KÝ TỰ ĐẶC BIỆT (THỰC HÀNH) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết gõ các ký tự đặc biệt trên bàn phím, đặc biệt biết gõ các ký tự bên phải bàn phím. 2. Kỹ năng: Hs gõ chính xác các ký tự đặc biệt và biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ. 3. Thái độ: Hs hiểu, nghiêm túc luyện gõ và coi đây là nhiệm vụ học tập. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Phòng Mt có cài đủ phần mềm Mario, Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Kiến thức cũ, SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Em hãy nêu cách gõ các ký tự đặc biệt trên bàn phím? - Em sử dụng phím Shift để gõ các ký tự đặc biệt như thế nào? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành luyện gõ với Mario: - GV chia Hs ngồi theo nhóm để thực hành. - Nhắc lại cách gõ từng ký tự riêng biệt bằng phần mềm Mario? Gv chốt ý. - Y/c mở Mario và thực hiện luyện gõ chủ yếu ở mức 1( khung tranh số 1) - Khi Hs gõ tương đối thành thạo ở mức 1, y/c luyện gõ ở mức 2 và 3 (khung tranh số 2, số 3). - Gv quan sát Hs thực hành, chỉnh sửa tư thế ngồi học, những thao tác Hs còn lúng túng. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu các bước luyện gõ từng ký tự riêng biệt với Mario? - Em đã gõ các ký tự trên của phím như thế nào? - Gv chốt bài, nhận xét tiết học. - Y/c học bài cũ, thực hành thêm ở nhà ( nếu có Mt) và đọc trước bài 3: “Luyện gõ từ và câu ” SGK (68). 1, 2 Hs trả lời 1, 2 Hs nhận xét. Hs ngồi theo nhóm đôi. 1 Hs trả lời. Mở Mario và luyện gõ. - HS trả lời - HS thực hiện *************************************************** TUẦN 16 Tiêt 31 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017 BÀI 3: LUYỆN GÕ TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs hiểu được khái niệm về từ và nắm được nguyên tắc để gõ đúng một từ. Hs biết được những khái niệm: chữ, từ, câu và đoạn văn bản. 2. Kỹ năng: Hs bước đầu có kỹ năng gõ các từ có độ dài bất kỳ trên bàn phím. 3. Thái độ: Hs hiểu được rằng cần học và rèn luyện học gõ 10 ngón theo các phần mềm khác nhau và tiếp tục học trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. II. Đồ dùng dạy - học: 1. Giáo viên: Bàn phím Mt, phòng Mt, Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Kiến thức cũ, SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Em hãy nêu cách gõ các ký tự đặc biệt trên bàn phím? - Em sử dụng phím Shift để gõ các ký tự đặc biệt như thế nào? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Thế nào là một từ, một câu, một đoạn văn bản? - Y/c đọc mục 1 SGK ( 57). - Em hiểu thế nào là một từ, cho ví dụ? - Thế nào là một câu, cho ví dụ? - Thế nào được gọi là một đoạn văn bản? - Gv chốt: + Một từ gồm vài ký tự viết liền nhau. + Một câu: gồm một hay nhiểu từ. + Đoạn văn bản: gồm một số câu hoàn chỉnh. 1, 2 Hs trả lời 1, 2 Hs nhận xét. 3 Hs đọc bài. 3 Hs trả lời. 3 Hs nhận xét. Ghi nhớ. Hoạt động 2. Cách gõ một từ: - Y/c đọc mục 2 SGK ( 57). - Khi gõ một từ, em cần chú ý đến điều gì? - Giữa các từ em gõ phím nào để phân biệt? - Có nên dùng nhiều phím cách giữa các từ không? Vì sao? - Gv chốt ý. 1 Hs đọc bài. 3 Hs trả lời. 3 Hs nhận xét. Ghi nhớ. Hoạt động 3. Cách gõ phím Enter: - Gv cầm bàn phím chỉ cho Hs quan sát phím Enter. - Phím này dùng để làm gì? - Ngón tay nào phụ trách phím Enter? - Y/c mở Word và luyện gõ không dấu bài thơ trong phần thực hành ở mục 3 SGK ( 57). Hs quan sát phím Enter. 2 Hs trả lời. 2 Hs nhận xét. Mở Word thực hành luyện gõ. Hoạt động 4. Luyện gõ bằng phần mềm Mario: - Y/c Hs quan sát hình minh hoạ các bài luyện gõ trong phần mềm Mario. - Y/c Hs đọc mục 4 SGK ( 58). - Nhắc lại cách gõ từ tổng quát tại hàng phím cơ sở với phần mềm Mario? (Lesson\Home Row Only\ khung tranh số 3). - Các bước thực hiện gõ từ tổng quát tại hàng phím cơ sở và hàng phím trên? ( Lesson \ Add Top Row \ khung tranh số 3). - Nêu cách gõ từ tổng quát tại hàng phím dưới? (Lesson\ Add Bottom Row\ khung tranh số 3). - Cách gõ từ tổng quát tại hàng phím số? ( Lesson \ Add Number \ khung tranh số 3). - Gv chốt ý. 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu cách gõ một từ? - Phím Enter được gõ như thế nào? - Y/c về nhà làm bài tập: 1, 3, 4, 5 SGK ( 59). - Y/c học bài cũ và thực hành thêm ở nhà. Xem hình minh hoạ SGK ( 58, 59). 4 Hs đọc bài. 4 Hs trả lời. 4 Hs nhận xét. Ghi nhớ. *************************************************** TUẦN 16 Tiêt 32 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017 BÀI 4: ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GÕ BÀN PHÍM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết gõ đúng và chính xác một từ, một câu hay một đoạn văn bản. 2. Kỹ năng: Hs biết sử dụng phần mềm Mario và Word để luyện gõ bằng 10 ngón. 3. Thái độ: Hs hiểu và có thái độ tích cực học gõ, nghiêm túc học tập. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: phòng Mt có cài đủ phần mềm Mario, giáo án, SGK, sách Gv và đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Kiến thức cũ, SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy HĐ của trò 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách để gõ một từ? - Phím Enter được gõ như thế nào? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Ôn luyện toàn bàn phím bằng phần mềm Mario. - Gv làm mẫu kết hợp giảng giải các bước ở từng mức cho Hs quan sát ( 3 mức). - Y/c thực hiện lại các bước luyện gõ từng ký tự với Mario? ( Lesson\ All Keyboard \ khung tranh số 1 ). - Thực hiện lại các bước mức gõ các từ đơn giản? (Lesson\All Keyboard\ khung tranh số 2) - Y/c thực hiện mức gõ các từ tổng quát? ( Lesson \ All Keyboard \ khung tranh số 3). - Gv chốt ý. 1, 2 Hs trả lời 1, 2 Hs nhận xét. Hs quan sát. 5, 6 Hs thực hiện trên Mt. 5, 6 Hs nhận xét. Ghi nhớ. Hoạt động 2. Đánh giá kỹ năng gõ bàn phím. - Giảng: “ Để đánh giá kỹ năng gõ bàn phím”, em cần chú ý 2 giá trị sau: - Tỉ lệ chính xác được tính bằng tỉ số giữa các ký tự gõ đúng trên tổng số các phím đã gõ. - Giá trị WPM: Số từ gõ chính xác trong 1 phút. + Vd: Chỉ số WPM của em là: 10, điều đó có nghĩa gì? - Yêu cầu luyện gõ đối với Hs tiểu học: — Tỉ lệ chính xác: 80%. — WPM: 10. - Y/c Hs quan sát H.59 SGK ( 62) và hướng dẫn Hs nhận biết các giá trị. - Mở Mario, GV sau khi đã gõ một số ký tự, chỉ cho Hs thấy được: giá trị WPM đạt được, số lượng ký tự đã gõ và số lượng ký tự gõ sai. - Y/c Hs mở phần mềm Mario luyện gõ, quan sát và chỉ ra được các giá trị trên. 4. Củng cố, dặn dò. a. Củng cố: - Em hãy cho biết, tên bài học hôm nay là gì? - Em đã được học những nội dung gì trong bài học này? - Nêu các bước để mở Mario ôn luyện gõ toàn bàn phím? - Em đã biết cách đánh giá kỹ năng gõ bàn phím như thế nào? - Gv chốt kiến thức bài học. b. Dặn dò: - Nhận xét tiết học, khuyến khích những Hs hăng hái xây dựng bài. - Y/c làm bài tập 1, 2 SGK ( 63 ). - Y/c về nhà học bài cũ để chuẩn bị cho tiết thực hành sau. HS lắng nghe. 1 Hs trả lời. Ghi nhớ. Xem hình và Hs lắng nghe. Mở Mario luyện gõ, đọc được các giá trị đạt được. - HS trả lời - HS nghe - HS thực hiện *************************************************** TUẦN 17 Tiêt 33 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 23 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học. 2. Kỹ năng: Sử dụng chuột, bàn phím. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong thực hành. Ham tìm tòi khám phá môn học. II. Đồ dùng dạy - học : 1. GV: GA, máy tính, các phần mềm đã học. 2. HS: Kiến thức, vở ghi, SGK. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp, ktra sĩ số. 2. Kiểm tra: KT trong quá trình ôn tập. 3. Nội dung ôn tập: Hoạt động 1. Nội dung ôn tập GV cho HS ôn tập theo các nội dung: ? Từ đầu năm học đến giờ ta đã học tập những nội dung gì- GV cho từng HS nêu. Hoạt động 2. Hệ thống hóa kiến thức - Các nội dung cần ôn tập: 1. Khám phá máy tính. 2. Em tập vẽ. 3. Học và chơi cùng máy tính. 4. Em tập gõ bàn phím. GV cho HS hệ thống lại kiến thức và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu lại những gì em đã biết ở phần khám phá máy tính? 2. Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào? 3. Tổ chức thông tin trong máy tính ra sao? 4. Phần mềm dùng để vẽ có tên là gì? Em có thể vẽ được những gì ở phần mềm này? 5. Công cụ và cách thực hiện: Sử dụng bình phun màu, Viết chữ lên hình vẽ, Trau chuốt hình vẽ 6. Nêu cách lật và quay hình vẽ? 7. Trong phần chơi cùng máy tính em đã được chơi cùng phần mềm nào? Phần mềm này giúp ích cho em điều gì? 8. Phần mềm cùng học toán 5 luyện tập các bài tập toán ở đâu? 9. Hãy mở các bài luyện gõ bằng 10 ngón mà em đã được học để học gõ 10 ngón. 4. Củng cố, về nhà: - Xen kẽ bài - HS ôn luyện theo nội dung đã ôn ở lớp. - Chuẩn bị kiến thức giờ sau ôn tập tiếp. - HS trả lời câu hỏi: + 1 HS nêu, 1 HS nhận xét, GV chốt ý. + dưới dạng tệp và thư mục + HS trả lời + Paint. Em có thể vẽ, tô, sao chép, di chuyển các hình. Đặc biệt em có thể phun màu, trau chuốt hình vẽ hoặc viết chữ lên hình vẽ + 1 HS nêu lại + 2 trò chơi: Sand Castle Builder, The Monkey Eyes. Giúp em rèn luyện tư duy và óc sáng tạo. + Luyện làm toán trong sgk toán lớp 5 + HS nêu cách mở và thực hành trên máy TUẦN 17 Tiêt 34 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 23 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS tiếp tục ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong thực hành. Ham tìm tòi khám phá môn học. II. Đồ dùng dạy - học : 1. GV: GA, máy tính, các phần mềm đã học. 2. HS: Kiến thức, vở ghi, SGK. III. Hoạt động dạy - học: Nội dung Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò I. Ổn định trật tự - Xếp hàng lên phòng tin học - Cùng kiểm tra phòng tin học với học sinh - Xếp hàng trật tự lên phòng tin học - Mang skg tin học II. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên nhắc nhở quán triệt học sinh thực hiện theo đúng nội quy. - Kiểm tra các thiết bị điện lần cuối cùng. - Hs thực hiện theo yêu cầu của gv III. Nội dung luyện tập Gv cho HS thực hành trên máy tính các phần mềm đã học với các nội dung đã học Hs làm thực hành trên máy V. Dặn dò Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ I. - Học sinh lắng nghe *************************************************** TUẦN 18 Tiêt 35& 36 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 30 tháng 12 năm 2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I * Đề bài: Trường TH Liệp Tuyết Họ và tên: Lớp 5 KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn Tin học khối 5 Năm học: 2017- 2018 Điểm Lời phê của GV . ... GV coi – chấm . A. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (mỗi câu 0,5 điểm) 1. Bộ phận nào của máy tính thực hiện các lệnh của chương trình: A. Đĩa cứng B. Bộ xử lý C. Màn hình D. Chuột 2. Đĩa cứng của máy tính dùng để làm gì? A. Chỉ lưu các chương trình B. Chỉ lưu kết quả làm việc như văn bản, hình vẽ C.Tất cả đều sai D. Lưu cả chương trình và kết quả làm việc 3. Muốn tạo một thư mục riêng, em thực hiện: A. Nháy nút phải chuột, chọn New à Folder à Gõ tên à Enter B. Nháy nút phải chuột, chọn New à Gõ tên àEnter C. Nháy nút trái chuột, chọn New à Gõ tên à Enter 4. Trong MS Windows, biểu tượng của thư mục thường có màu gì? A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Màu vàng D. Màu hồng 5. Một thư mục có thể chứa: A. Chứa các tệp B. Không chứa gì. C. Chứa thư mục khác. D. Cả A, B, C đều đúng 6. Gõ phím bằng 10 ngón tay có lợi? A. Gõ nhanh và không chính xác. C. Gõ chậm, chính xác. B. Gõ nhanh và chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức. D. Không có lợi gì cả 7. Em gõ phím Cách bằng ngón tay nào? A. Gõ bằng hai ngón út C. Gõ bằng hai ngón trỏ B. Gõ bằng hai ngón cái D. Gõ bằng hai ngón áp út 8. Khi gõ phím em cần lấy hàng phím nào làm chuẩn để xác định vị trí đặt các ngón tay? A. Hàng phím trên. B. Hàng phím cơ sở. C. Hàng phím số. D. Hàng phím dưới. 9. Khi sao chép hình, em nhấn giữ phím nào trong lúc kéo thả chuột? A. Phím Shift B. Phím ctrl C. Phím enter D. Phímcách 10. Lệnh sau đây dùng để làm gì: Start --> Turn off computer --> Turn off. A. Tắt máy B. Khởi động máy C. Mở chương trình D. Tất cả đều sai B. Phần tự luận: (2 điểm) 1. Em hãy điền các từ sau (vị trí, gai, cơ sở, gõ phím) vào chỗ thích hợp để được đoạn văn hoàn chỉnh: (1 điểm) Hàng phím ............................. bao gồm các phím bắt đầu là A, S, D. Các phím F, J trên hàng phím này là hai phím có .................. Khi ................................... em cần đặt các ngón tay đúng ........................... trên bàn phím. 2. Em hãy nối mỗi cụm từ ở cột bên trái với cụm từ thích hợp ở cột bên phải để được câu đúng. ( 1 điểm) ( Nối bằng dấu ) Thực hiện các lệnh của chương trình Dùng để soạn thảo văn bản Giúp em gõ nhanh và chính xác hơn. Được dùng để lưu cả chương trình và kết quả làm việc Dùng để tập vẽ Giúp em điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện. Là những lệnh do con người viết và được lưu trên các thiết bị lưu trữ Là những hình vẽ nhỏ trên màn hình của máy tính Chuột máy tính Đĩa cứng Bộ xử lý Chương trình máy tính Biểu tượng Chương trình Word Chương trình Paint Gõ phím bằng 10 ngón tay C. Thực hành: (3 điểm) Sử dụng tất cả các công cụ em đã học trong phần mềm đồ hoạ Paint, vẽ một trong các đề tài sau: Đề tài 1: Phong cảnh, thiên nhiên Đề tài 2: Bảo vệ môi trường Đề tài 3: Trường, lớp ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIN HỌC LỚP 5 A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) - Đáp án từ câu 1 đến câu 10 là: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B D A C D B B B B A - Khoanh mỗi câu đúng được 0,5 điểm. B. Phần tự luận: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Thứ tự điền đúng các từ là: Hàng phím cơ sở bao gồm các phím bắt đầu là A, S, D. Các phím F, J trên hàng phím này là hai phím có gai. Khi gõ phím em cần đặt các ngón tay đúng vị trí trên bàn phím. - Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm. Câu 2: (1 điểm) - Đáp án ghép đúng của cột I và cột II là: Chuột máy tính Đĩa cứng Bộ xử lý Chương trình máy tính Biểu tượng Chương trình Word Chương trình Paint Gõ phím bằng 10 ngón tay Thực hiện các lệnh của chương trình Dùng để soạn thảo văn bản Giúp em gõ nhanh và chính xác hơn. Được dùng để lưu cả chương trình và kết quả làm việc Dùng để tập vẽ Giúp em điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện. Là những lệnh do con người viết và được lưu trên các thiết bị lưu trữ Là những hình vẽ nhỏ trên màn hình của máy tính - Mỗi ý ghép đúng theo mũi tên được 0,125 điểm. C. Thực hành: (3 điểm) Vẽ hình đẹp, phối màu vẽ và màu nền hài hòa hợp lý với từng đề tài yêu cầu. *************************************************** TUẦN 19 Tiêt 37 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 6 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2018 Chương 5: EM TẬP SOẠN THẢO Bài 1: NHỮNG GÌ EM Đà BIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs ôn lại nội dung về trình bày cỡ chữ, căn lề, sao chép và di chuyển văn bản. 2. Kỹ năng: Hs ôn tập cách dùng những công cụ trong Word để sao chép và di chuyển văn bản. 3. Thái độ: Hs hiểu và có thái độ tích cực luyện tập, nghiêm túc học tập. II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: Máy tính, giáo án, SGK, sách Gv và đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách mở Mario để ôn luyện gõ toàn bàn phím? - Hãy cho biết cách đánh giá kỹ năng gõ bàn phím như thế nào? - Gv nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Màn hình soạn thảo của Word. - Bật Mt kết hợp quan sát trên màn hình Word. - Vị trí các thanh công cụ của Word? - Đâu là vị trí của vùng soạn thảo? - Gv chốt ý. Hoạt động 2: Trình bày chữ trong văn bản. “ Ở lớp 4 em đã được học các thao tác trình bày cỡ chữ như: Chọn phông, chọn cỡ chữ và các kiểu chữ đậm, nghiêng, gạch chân”. - Hãy trả lời bài tập 1, 2 SGK - Gv chốt ý. Hoạt động 3: Căn lề. - Nhớ lại công cụ căn lề cho văn bản để làm bài tập 3 SGK (81). - GV chốt cách căn lề văn bản. Hoạt động 4: Sao chép, di chuyển văn bản. - Nhớ lại công cụ sử dụng sao chép, di chuyển văn bản để trả lời bài tập 4 SGK ( 81). - Y/c 1 Hs đọc phần chú ý SGK (81) - Gv chốt ý. - GV mở rộng: “Ngoài các thao tác đã học ở trên, em có thể thay đổi màu chữ văn bản của mình cho đẹp mắt”. - Gv thực hiện các bước đổi màu chữ: j Chọn văn bản muốn đổi màu. k Nháy chuột vào nút mũi tên bên phải chữ l Nháy chuột chọn màu chữ. - Y/c 1 Hs thực hiện lại các bước trên Hoạt động 5: Thực hành. - Y/c mở Word làm bài tập thực hành T1 SGK - Căn lề cho đoạn thơ vừa gõ ở bài thực hành T1 theo mẫu như ở bài tập T2 SGK ( 81). 4. Củng cố- dặn dò: - Nội dung bài học hôm nay là gì? - Nêu các kiểu chữ trình bày trong văn bản? - Gv chốt kiến thức bài học. - Nhận xét tiết học, khuyến khích những Hs hăng hái xây dựng bài. - Y/c về nhà học bài cũ để chuẩn bị cho tiết thực hành sau. Hs quan sát trên Mt. 1 Hs thực hiện trên Mt. 1 Hs nhận xét. Bật máy và quan sát. 1 Hs trả lời. 1 Hs trả lời. Hs đọc bài tập 1. Hs trả lời. Hs nhận xét. Cả lớp làm bài tập 3. 1 Hs trả lời. 1 Hs nhận xét. 1 Hs đọc bài tập 4. Cả lớp àm bài tập 4. 1 Hs trả lời, 1 Hs Nx. 1 Hs đọc Chú ý. Ghi nhớ. Hs lắng nghe. Hs quan sát Gv làm mẫu. Hs thực hiện lại các bước thay đổi màu chữ. 1 Hs Nx. Mở Word để thực hành. Làm theo y/c. *************************************************** TUẦN 19 Tiêt 38 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 6 tháng 1 năm 2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2018 Bài 1: NHỮNG GÌ EM Đà BIẾT (THỰC HÀNH) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết sử dụng các công cụ thích hợp để trình bày một văn bản hoàn chỉnh theo mẫu. 2. Kỹ năng: Hs sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản. 3. Thái độ: Hs hiểu được sự quan trọng của soạn thảo trong cuộc sống, có thái độ tích cực luyện tập. II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: Phòng máy, giáo án, SGK, sách Gv và đồ dùng dạy học. 2. Học sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12421004.doc