Giáo án lớp 5 năm 2017 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 27

HĐCB

1. Chơi trò chơi “Đổi số đo thời gian”.

- Đố nhau trong nhóm đổi số đo thời gian:

2. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán :

3. Đọc kĩ nhận xét và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn:

4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán :

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2017 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA BÀ, MẸ, CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI (Tiết 2) NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I/ MỤC TIÊU: - Học sinh luyện tập tích cực theo các nội dung đã lựa chọn để chuẩn bị tham gia thi theo chủ đề Chúc mừng ngày hội của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái. - Giáo dục tình cảm yêu quý bà, mẹ, cô giáo, tôn trọng chị em gái, bạn gái. Và giáo dục bình đẳng giới. - Học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm trong tuần qua. - Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau - GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tập luyện của các nhóm. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ “CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA BÀ, MẸ, CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI” 2, HĐTH: + Nhắc lại nội dung, hình thức, thể lệ cuộc thi? - Lưu ý: lựa chọn các nội dung của phần thi năng khiếu phải theo chủ đề Chúc mừng ngày hội của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái. - GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tập luyện của các nhóm. - GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tập luyện của các nhóm. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. B. NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 1. Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét, đánh giá hoạt động tuần qua - HS đóng góp ý kiến 2. GVCN đánh giá lại các hoạt động tuần qua + Học tập: - Các em có ý thức chuẩn bị bài. - Hăng hái phát biểu, xây dựng bài: ......................................................... - Có ý thức luyện chữ viết: ......................................................................... - Tỷ lệ chuyên cần đạt 99%. + Nền nếp - Ra vào lớp đúng giờ quy định - Duy trì tốt các nền nếp: tập thể dục, truy bài, hát đầu giờ, vệ sinh trường lớp,... thực hiện tốt. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 3. Phướng hướng tuần tới - Đi học đầy đủ, duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần. - Trong lớp hăng hái phát biểu, chia sẻ, hợp tác, tương tác với các bạn trong nhóm, trong lớp. - Mua đủ đồ dùng học tập. - Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản và các ban đã thành lập. TUẦN 27 Ngày soạn: 19/03/2017 Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN BÀI 91: VẬN TỐC (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi “Tìm quãng đường đi được mỗi giờ”. - Mỗi nhóm nhận được các bộ phiếu bài tập. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn. 3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán cho thích hợp: 4. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Một người đi xe máy đi được quãng đường 90km hết 3 giờ. Trung bình mỗi giờ người đó đi được 30km. Một người đi xe đạp đi được quãng đường 60km hết 4 giờ. Trung bình mỗi giờ người đó đi được 15km. Bài giải: Vận tốc của người đi xe máy là: 160 : 5 = 32 (km/giờ) Đáp số: 32 km/giờ. a) Một tàu hỏa đi được quãng đường 180km hết 4 giờ. Vậy vận tốc của tàu hỏa là 45km/giờ. b) Con ong bay được quãng đường 10m trong 4 giây. Vậy vận tốc của con ong là 2,5m/giây. c) Con đà điểu chạy được quãng đường 3150m trong 3 phút. Vậy vận tốc chạy của đà điểu là 1050m/phút. Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 27A: NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY (TIẾT 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Quan sát các bức tranh (trang 143) và trả lời câu hỏi: - Mỗi bức tranh vẽ gì? - Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? 2. Nghe thầy cô (hoặc) bạn đọc bài: Tranh làng Hồ. 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: 4. Cùng luyện đọc. 5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: 1) Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt nam? 2) Nêu những đặc điểm của kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ. 3) Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. 4) Nêu lí do vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ. 5) Mỗi bạn chọn một đoạn mình thích và đọc trước nhóm, giải thích vì sao mình thích đoạn đó. - HS quan sát và trả lời. - HS theo dõi. - HS thực hiện - Đọc câu - Đọc đoạn, bài - Thi đọc + Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh vẽ tố nữ. - Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước,... + Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí + Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, và vui tươi. - Nội dung: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. - HS thực hiện. Tiết 4 : LỊCH SỬ Bài 11: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh thực hiện được các yêu cầu 5, 6 (HĐCB) và yêu cầu 1, 2 (HĐTH) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB 5. Tìm hiểu giờ phút đầu hàng của chính quyền Sài Gòn 6. Đọc và ghi vào vở HĐTH 1. Thảo luận và ghi vào vở các câu trả lời đúng. - Hãy chọn ý đúng và ghi vào vở: 2. Quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi (ghi vào vở) ` - Hs đọc thông tin và tổ chức đóng vai - Hs thực hiện. - Hs quan sát, suy nghĩ và nêu. - Hs thảo luận và ghi vào vở. - Hs thực hiện. Ngày soạn: 12/03/2017 Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 91: VẬN TỐC (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Viết vào ô trống (theo mẫu): 2. Giải bài toán 3. Giải bài toán 4. Giải bài toán s 130km 200km 450m 62m t 4 giờ 8 giờ 5 phút 4 giây v 32,5km/giờ 25km/giờ 90m/phút 15,5m/giây Bài giải: Vận tốc của máy bay Bô-ing là: 2850 : 3 = 950 (km/giờ) Đáp số: 950km/giờ. Bài giải: Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5m/giây. Bài giải: Vận tốc chạy của con báo đó là: 1080 : 6 = 180 (m/phút) Đáp số: 180m/phút. Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 27A: NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY (TIẾT 2+3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. a) Nhớ –viết: Cửa sông (4 khổ thơ đầu). b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi. 2. Tìm các tên riêng có trong đoạn trích (Trang 146) và viết vào vở: 3. Trao đổi về cách viết hoa các tên riêng trong đoạn trích. 4. a) Chọn câu ca dao/ tục ngữ ở cột B nêu được truyền thống quý báu của dân tộc ta ở cột A. b) Trao đổi nội dung, ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ/ca dao. 5. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong các câu (Trang 147) cho thích hợp: - HS nhớ - viết - Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi. - Đáp án: Tên riêng: + Tên người: Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay. + Tên địa lí: E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân. - Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. - Đáp án: a - 3; b - 4; c - 1; d - 2. - HS thực hiện. - Đáp án: 1. cầu kiều; 2. khác giống; 3. thương; 4. cá ươn; 5. ăn cơm. Tiết 4 : GD LỐI SỐNG ( Đ/c Tới soạn - dạy) Ngày soạn: 21/03/2017 Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 92: QUÃNG ĐƯỜNG (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi “Đổi số đo thời gian”. - Đố nhau trong nhóm đổi số đo thời gian: 2. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán : 3. Đọc kĩ nhận xét và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn: 4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán : 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Chẳng hạn: 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút. 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ. 45 phút = 0,75 giờ. Bài giải: Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là: 40 × 4 = 160 (km) Đáp số: 160km. Bài giải: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ Quãng đường người đó đã đi được là: 6 × 1,5 = 9 (km) Đáp số: 9km. a) Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ trong 3 giờ. Như vậy máy bay đã bay được quãng đường là: 800 × 3 = 2400 (km) b) Một ô tô đi với vận tốc 60km/giờ trong 1,2 giờ. Như vậy ô tô đã đi được quãng đường là: 60 × 1,2 = 72 (km) c) Một con thỏ chạy với vận tốc 14m/giây trong 1 phút. Như vậy con thỏ đã chạy được quãng đường là: 14 × 60 = 840 (m) Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 27B: ĐẤT NƯỚC MÙA THU (TIẾT 1+2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Quan sát bức tranh (Trang 148) và trả lời câu hỏi: - Tranh vẽ những gì? - Những cảnh trong tranh thuộc vùng miền nào của đất nước? 2. Nghe thầy cô đọc bài sau: Đất nước. 3. Thay nhau đọc chú thích và lời giải nghĩa từ ngữ: 4. Cùng luyện đọc 5. Thảo luận và trả lời câu hỏi: 1) Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào? 2) Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba. 3) Nêu một, hai từ ngữ, hình ảnh/ câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm. 6. Chọn đọc một khổ thơ em thích và nói cho bạn biết vì sao em thích khổ thơ đó. HĐTH: 1. Đọc bài văn (Trang 151) và trả lời câu hỏi: a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào khác? b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào khác? c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng để tả cây chuối. 2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân). - HS quan sát và trả lời. - Cảnh phố xá, làng mạc, - Thuộc vùng nông thôn và cả thành phố. - HS theo dõi. - HS thực hiện - Đọc câu - Đọc đoạn, bài. - Thi đọc. - Trong hai khổ thơ đầu: Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy,... + Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới ; trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha. - Đáp án: + Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua các từ ngữ được lặp lại: đây, của chúng ta + Lòng từ hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua các từ ngữ: chưa bao giờ khuất,... - Nội dung: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. - HS thực hiện: VD: Em thích khổ thơ thứ ba vì là hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới khi cách mạng giành chiến thắng. a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây: cây chuối non -> cây chuối to -> - Còn có thể tả từ bao quát đến bộ phận. b) Cây chuối được tả theo cảm nhận của thị giác – thấy hình dáng của cây, lá, hoa, - Còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác. c) Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác/ Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn/ Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. - Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc../ chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại./ Vài chiếc lá....đánh động cho mọi người biết.../ các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn/ Khi cây mẹ bận đơm hoa.../ Lẽ nào nó đành để mặc....đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó/ Cây chuối mẹ khẽ khàng nở hoa... - VD: Đoạn văn tả cây phượng: Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, cánh mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống như quả bồ kết nhưng dài và to hơn. Tiết 4 : HĐGD ÂM NHẠC ( Đ/c Trang soạn - dạy) Ngày soạn: 14/03/2017 Thứ năm ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 92: QUÃNG ĐƯỜNG (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Viết vào ô trống (theo mẫu): 2. Giải bài toán 3. Giải bài toán 4. Giải bài toán v 24,5km/giờ 15m/giây 14cm/phút 900km/giờ t 4 giờ 9 giây 5 phút 40 phút s 98km 135m 70cm 600km Bài giải: Quãng đường tàu đánh cá đi được là: 20 × 2,5 = 50 (km) Đáp số: 50km. Bài giải: Đổi: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Con ngựa đó chạy được quãng đường là: 32 × 1,25 = 40 (km) Đáp số: 40km. Bài giải: Đổi: 2 phút 10 giây = 130 giây Con chuột túi di chuyển được quãng đường là: 14 × 130 = 1820 (m) Đáp số: 1820m. Tiết 2: TIẾNG VIỆT BÀI 27B: ĐẤT NƯỚC MÙA THU (TIẾT 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 3. Kể cho các bạn nghe một kỉ niệm về thầy (cô) giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy (cô). 4. Thi kể chuyện trước lớp. - Có thể kể theo trình tự sau: a) Nhớ lại và chọn kỉ niệm: - Ngày đầu đến trường, những hình ảnh, ấn tượng mới là, - Sự chăm sóc ân cần, động viên, khuyến khích học sinh của thầy/cô, b) Tập kể theo trình tự. - Giới thiệu. - Thuật lại nội dung câu chuyện: + Câu chuyện bắt đầu như thế nào? + Diễn biến của câu chuyện ra sao? - HS thi kể chuyện trước lớp. Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 27: SINH SẢN CẢU THỰC VẬT CÓ HOA (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS khá, giỏi thực hiện được các yêu cầu 1, 2. - HS trung bình thực hiện được các yêu cầu 1a, 1c, 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * Hoạt động cơ bản 1. Thực hành với vật thật a. Lấy từ góc học tập một bông hoa tươi và quan sát bên ngoài bộ phận sinh sản của bông hoa. b. Sờ vào nhị hoa và nhụy hoa rồi chia sẻ cảm giác khác biệt khi sờ vào nhị và nhụy. c. Chỉ và nói tên các bộ phận sinh sản của bông hoa. 2. Quan sát và phân loại a. Quan sát từ hình 14 – 22 (hoặc vật thật) b. Lấy phiếu bài tập từ góc học tập và thực hiện theo yêu cầu - Quan sát hình/ vật thật sau đó đánh dấu X vào cột a, b, c cho phù hợp c. Chia sẻ kết quả làm phiếu bài tập với các bạn trong nhóm - HS quan sát - HS thực hành - HS thực hiện - HS quan sát Tên loài hoa Hoa a b c Hoa bưởi X Hoa thu hải đường X Hoa bầu (đực) X Hoa bầu (cái) X Hoa bướm X Hoa đu đủ (đực) X Hoa sim X Hoa đu đủ (cái) X (Đ/c Thương soạn - dạy) Ngày soạn: 16/03/2017 Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN ÔN BÀI 93: THỜI GIAN (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Học sinh trung bình thực hiện được yêu cầu 1, 2, 3, 4, 5(a) (HĐCB). - Học sinh khá, giỏi (Long, Lò Hương, Hùng, Thim, Vinh, Cường) thực hiện được các yêu cầu 1, 2, 3, 4, 5 (HĐCB). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi “Đố tìm vận tốc hoặc quãng đường”. - Các bạn thay phiên nhau đố trong nhóm. 2. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán : 3. Đọc kĩ nhận xét và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn: 4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán : 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: HĐTH 1. Viết vào ô trống (theo mẫu): - Chẳng hạn: Bạn A cho biết quãng đường là 56km, thời gian đi là 2 giờ. Vậy vận tốc là 28km/giờ. Bạn B cho biết vận tốc là 10m/giây, thời gian chạy là 32 giây. Vậy quãng đường là 320m. Bài giải: Thời gian ô tô đi là: 160 : 40 = 4 (giờ) Đáp số: 4 giờ. Bài giải: Thời gian đi của bác An là: 3 : 6 = 0,5 (giờ) 0,5 giờ = 30 phút. Đáp số: 30 phút. a) Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ được quãng đường 2000km. Như vậy thời gian máy bay bay được quãng đường đó là: 2000 : 800 = 2,5 (giờ) b) Một xe máy đi được quãng đường 80km với vận tốc 40km/giờ. Như vậy thời gian xe máy đi được quãng đường đó là: 80 : 40 = 2 (giờ) c) Một con ong bay được 2000m với vận tốc 2,5m/giây. Như vậy thời gian con ong bay được quãng đường đó là: 2000 : 2,5 = 800 (giây) s 300km 45m 108,5km 162m v 60km/giờ 15m/giây 62km/giờ 36m/phút t 5 giờ 3 giây 1,75 giờ 4,5 phút Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 27C: LIÊN KẾT CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI (TIẾT 1+2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Trò chơi: Ai nhanh ai đúng? 2. Tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. So sánh hai câu văn ở hoạt động 1 với hai câu văn (trang 154) và trả lời câu hỏi: a) Đoạn văn nào thể hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao? b) Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào? HĐTH 1. Thảo luận và nêu tác dụng của mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau: 2. Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui (trang 156): 3.a) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối. b) Trao đổi bài với bạn để nhận xét về cách sử dụng từ ngữ nối trong đoạn văn. 4. Viết bài văn tả cây cối. Chọn một trong các đề sau: 1) Mỗi loài hoa đều có một vẻ riêng. Em hãy chọn một loài hoa mà em thích nhất và viết bài văn miêu tả để bạn em cũng thấy rằng loài hoa ấy thật là đẹp. 2) Tả một loại trái cây mà em thích. 3) Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy. - Đáp án: Từ thay thế từ Vì vậy là: tuy nhiên, nhưng, ngoài ra, mặt khác,... - Đoạn văn ở hoạt động 1 thể hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu. Vì có sử dụng từ ngữ nối. - VD: nhưng, tuy nhiên, thập chí, ngoài ra,... - Đáp án: + Từ ngữ có tác dụng nối các câu với nhau là: nhưng, rồi, rồi thì. + Từ ngữ có tác dụng nối các đoạn văn với nhau là: vì thế, nhưng. - Đáp án: Các từ nối phù hợp: Vậy ( vậy thì, nếu vậy thì, thế thì, nếu thế thì) - VD: Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu tươi mát cho cây. Vì thế, dường như tuổi xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. - HS chọn đề bài và viết vào vở. Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 27: SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA (Tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐTH 1. Thực hành với vật thật a. Lấy từ góc học tập một bông hoa tươi và quan sát bên ngoài bộ phận sinh sản của bông hoa. b. Sờ vào nhị hoa và nhụy hoa rồi chia sẻ cảm giác khác biệt khi sờ vào nhị và nhụy. c. Chỉ và nói tên các bộ phận sinh sản của bông hoa. 2. Quan sát và phân loại a. Quan sát từ hình 14 – 22 (hoặc vật thật) b. Lấy phiếu bài tập từ góc học tập và thực hiện theo yêu cầu - Quan sát hình/ vật thật sau đó đánh dấu X vào cột a, b, c cho phù hợp c. Chia sẻ kết quả làm phiếu bài tập với các bạn trong nhóm - HS quan sát - HS thực hành - HS thực hiện - HS quan sát Tên loài hoa Hoa a b c Hoa bưởi X Hoa thu hải đường X Hoa bầu (đực) X Hoa bầu (cái) X Hoa bướm X Hoa đu đủ (đực) X Hoa sim X Hoa đu đủ (cái) X

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 27 sáng.doc