Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 4 năm 2015

HĐCB

6. Tìm hiểu về từ trái nghĩa:

6.1 So sánh nghĩa của hai từ in đậm: giữ gìn – phá hoại

 

6.2 Tìm từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

6.3 Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ có tác dụng gì?

* HĐTH

1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở:

2. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn nhỉnh các thành ngữ, tục ngữ:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 4 năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Ngày soạn: 11/9/2016 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN BÀI 10: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 4(HĐCB). Đọc kĩ và nghe thầy cô giáo hướng dẫn. 5(HĐCB). Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thiện bài giải của bài toán sau. Cách 1: Bài giải: Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 24000 : 3 = 8000 (đồng) Mua 9 quyển vở hết số tiền là: 8000 × 9 = 72000 (đồng) Đáp số: 72000 đồng. Cách 2: Bài giải: 9 quyển vở gấp 3 quyển vở số lần là: 9 : 3 = 3 (lần) Mua 9 quyển vở hết số tiền là: 24000 × 3 = 72000 (đồng) Đáp số: 72000 đồng. Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1. Quan sát bức tranh minh họa cho chủ điểm Cánh chim hòa bình và trả lời câu hỏi bức tranh vẽ cảnh gì ? 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Những con sếu bằng giấy. 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. 4. Cùng luyện đọc 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: - Các em thiếu nhi đang vây quanh chú bộ đội. Tất cả cùng nhìn lên những cánh chim hòa bình trên bầu trời xanh. - Đọc tên riêng - Đọc câu - Đọc đoạn - Thi đọc. 1) Chọn ý b. 2) Chọn ý b. 3) Các bạn nhỏ đã thể hiện mong ước thiết tha cho Xa-xa-cô được sống bằng cách: gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-xa-cô. Các bạn nhỏ đã bày tỏ nguyện vọng hòa bình bằng cách: Khi Xa-xa-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình. 4) Em sẽ nói: Chúng tôi căm ghét chiến tranh; Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh... * Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. Tiết 4 HĐGD LỐI SỐNG Bài 3: EM ĐẾN BƯU ĐIỆN (Tiết 2) ( Đ/c Hoàng Bắc soạn giảng) Ngày soạn: 12/9/2016 Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: TOÁN ÔN TẬP BÀI 10: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN (Tiết 3) Nội dung Gợi ý (Bài giải) * HĐTH 1. Giải toán. 2. Giải toán. 3. Giải toán. Cách 1: Bài giải: 1 ngày đào được số mét mương là: 46 : 2 = 23 (m) 10 ngày đào được số mét mương là: 23 × 10 = 230 (m) Đáp số: 230m mương. Cách 2: Bài giải: 10 ngày gấp 2 ngày số lần là: 10 : 2 = 2 (lần) 10 ngày đào được số mét mương là: 46 × 5 = 230 (m) Đáp số: 230m mương. Bài giải: 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần) Sau 1 năm số dân của xã đó tăng thêm là: 17 × 4 = 68 (người) Đáp số: 68 người. Bài giải: Mua 1 cái bút hết số tiền là: 75000 : 5 = 15000 (đồng) Mua 7 cái bút hết số tiền là: 15000 × 7 = 105000 (đồng) Đáp số: 105000 đồng. Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT BÀI 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI (Tiết 2+3) Nội dung Gợi ý (Bài giải) * HĐCB 6. Tìm hiểu về từ trái nghĩa: 6.1 So sánh nghĩa của hai từ in đậm: giữ gìn – phá hoại 6.2 Tìm từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau: 6.3 Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ có tác dụng gì? * HĐTH 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở: 2. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn nhỉnh các thành ngữ, tục ngữ: 3. Trò chơi: Thi tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: 4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa ở HĐ 3 6. a. Ghi vần của các tiếng in đậm vào mô hình cấu tạo vần. b. Tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống và khác nhau về cấu tạo. 7. Thảo luận nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên. - giữ gìn: giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại.  - phá hoại: làm cho hỏng, cho thất bại. - Các từ trái nghĩa nhau: chết- sống; vinh- nhục. - Câu tục ngữ muốn nói: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người khác khinh bỉ. - Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản, làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta. a. đục – trong b. đen – sáng c. rách- lành; dở - hay a. Hẹp nhà rộng bụng. b. Xấu người đẹp nết. c. Trên kính dưới nhường. a. Hòa bình >< chiến tranh, xung đột b. Thương yêu >< căm ghét, căm hận, căm thù, ghét bỏ, thù hận, thù hằn,... c. Đoàn kết >< chia rẽ, bè phái, xung khắc,... Chúng em yêu thích hòa bình. Chúng em căm ghét chiến tranh. Tiếng Vần  đệm  chính  cuối nghĩa ia Chiến iê n - Giống nhau: cùng có âm chính là nguyên âm đôi. - Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối. - Dấu thanh được đặt trên âm chính. - Tiếng nghĩa không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi. - Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. Tiết 4: HĐGD THỂ CHẤT Bài 5: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN” ( Đ/c Tới soạn – giảng) Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2016 ( Đ/c Phạm Bổng - soạn giảng) Ngày soạn: 13/9/ 2016 Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: HĐGD THỂ CHẤT Bài 6: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT” ( Đ/c Tới soạn – giảng) Tiết 2: TOÁN BÀI 11: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ NGHỊCH (Tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 4. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn: 5. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thiện bài giải của bài toán sau: Tóm tắt 4 ngày: 7 người 2 ngày: ....người? - HS đọc thông tin và nghe GV hướng dẫn. Cách 1 (Rút về đơn vị) Giải Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người là: 7 4 = 28 (người) Số người cần có để đắp xong nền nhà trong 2 ngày là: 28 : 2 = 14 (người) Đáp số: 14 (người) Cách 2(Tìm tỉ số) Giải 4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số người cần có để đắp xong nền nhà trong 2 ngày là: 7 2 = 14(người) Đáp số: 14 (người) Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 4B: TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH (Tiết 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 3. Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai a. Nghe thầy cô kể lại câu chuyên Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai b. Dựa vào lời kể của thầy cô và lời ghi dưới mỗi bức ảnh, em hãy giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh dưới đây. 4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện - HS lắng nghe - HS giới thiệu - Đại diện các nhóm kể lại câu chuyện - HS trao đổi: Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam. Tiết 4: ĐỊA LÍ BÀI 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN (Tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 4 (HĐCB) Tìm hiểu khoáng sản Việt Nam. 5 (HĐCB) Liên hệ thực tế. a) Nêu những sản phẩm làm từ khoáng sản của nước ta ? b) Việc khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang có những hạn chế gì? 6 (HĐCB). Đọc và ghi nhớ nội dung bài. HĐTH: Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - Một số khoáng sản ở nước ta và nơi phân bố là: Loại khoáng sản Nơi phân bố A – pa – tít Lào Cai Thiếc Cao Bằng Sắt Thái Nguyên, Hà Tĩnh Than Quảng Ninh Khí tự nhiên Biển Đông Vàng Bồng Miêu - Quảng nam Bô – xít Tây Nguyên Dầu mỏ - Xăng, dầu, than tổ ong, sắt thép, xi măng, vàng trang sức... - Khoáng sản dùng để: làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ tiêu dùng... - Tài nguyên bị khai thác bừa bãi, lãng phí và một số có nguy cơ cạn kiệt. Việc khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan... - Khai thác khoáng sản bừa bãi gây ô nhiễm nguốn nước, đất, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cảnh quan... Ngày soạn: 14/9/ 2016 Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 11: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ NGHỊCH (Tiết 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐTH 1. Giải bài toán sau bằng hai cách: Tóm tắt 12 ngày: 2 thợ 3 ngày: ....thợ? 2. Giải bài toán sau: Tóm tắt 8 giờ: 15 công nhân 2 giờ: .....công nhân? 3. Giải bài toán sau: Tóm tắt 7 ngày: 10 người 5 ngày: .....người? - HS đọc thông tin và nghe GV hướng dẫn. Cách 1 (Rút về đơn vị) Giải Muốn lát xong cái sân trong 1 ngày thì cần số thợ là: 2 12 = 24 (thợ) Số thợ cần để lát xong cái sân trong 3 ngày là: 24 : 3 = 8 (thợ) Đáp số: 8 (thợ) Cách 2 (Tìm tỉ số) Giải 12 ngày gấp 3 ngày số lần là: 12 : 3 = 4 (lần) Số thợ cần để lát xong cái sân trong 3 ngày là: 2 4 = 8 (thợ) Đáp số: 8 (thợ) Giải Muốn chuyển hết gạo trên tàu vào kho trong 1 giờ thì cần số công nhân là: 15 8 = 120 (công nhân) Muốn chuyển hết gạo trên tàu vào kho trong 2 giờ thì cần số công nhân là: 120 : 2 = 60 (công nhân) Đáp số: 60 công nhân Giải Muốn làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là: 10 7 = 70 (người) Muốn làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là: 70 : 5 = 14 (người) Đáp số: 14 người Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT BÀI 4C: CẢNH VẬT QUANH EM (Tiết 1+2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1 (HĐTH). Trò chơi: Thi tìm nhanh từ ghép có hai tiếng mang nghĩa trái ngược nhau. 2 (HĐTH). Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau và ghi vào bảng nhóm. 3 (HĐTH). Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm. 4 (HĐTH). Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào mỗi chỗ trống sau. 5 (HĐTH). Tìm và ghi lại các từ trái nghĩa nhau. 6 (HĐTH). a) Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở trên. b) Trao đổi với bạn. 7 (HĐTH). Viết bài văn tả cảnh. - VD: to nhỏ, mưa nắng, dài ngắn, chìm nổi, lên xuống... Các thành ngữ, tục ngữ Cặp từ trái nghĩa a) Ăn ít ngon nhiều. ít – nhiều b) Ba chìm bảy nổi. chìm – nổi c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. nắng – mưa d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. trẻ - già a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn. b) Trẻ già cùng đi đánh giặc. c) Dưới trên đoàn kết một lòng. d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt. a) Việc nhỏ nghĩa lớn. b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may. c) Thức khuya dậy sớm. a) Tả hình dáng: cao – thấp, cao – lùn, cao vống – lùn tịt b) Tả hành động: khóc – cười, đứng – ngồi, lên – xuống, vào – ra c) Tả trạng thái: buồn – vui, lạc quan – bi quan, phấn chấn - ỉu xìu, sướng – khổ, vui sướng – đau khổ, hạnh phúc – bất hạnh d) Tả phẩm chất: tốt – xấu, hiền – dữ, lành – ác, ngoan – hư, khiêm tốn – kiêu căng - VD: + Anh ấy là một người cao thượng. + Nó là một kẻ thấp hèn. - Em chọn 1 trong 3 đề đã cho và viết vào vở. Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 4: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế 2. Quan sát và thảo luận: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? 3. b) Trả lời câu hỏi: Kể tên những việc bạn nữ hoặc bạn nam cần làm để giữ vệ sinh cơ thể. Kể tên những việc làm có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần: * HĐTH 1. Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" 2. Liên hệ thực tế - HS liên hệ: tắm, giặt, gội đầu, thay quần áo,... - Nên: Tập thể thao, ăn đủ chất, vui chơi giải trí lành mạnh - Không nên: xem phim không lành mạnh, sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy,... - Những việc cần làm cho cả bạn nam và bạn nữ: giữ vệ sinh cá nhân, tắm, giặt, gội đầu, thay quần áo, tắm rửa bằng nước sạch và xà phòng tắm, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Nữ khi có hành kinh cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần trong ngày. - Những việc làm có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần: sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, bia, ...xem phim và sách báo không lành mạnh. - HS chơi: Đáp án: Bạn gái cần Cả bạn trai và bạn gái đều cần Bạn trai cần - Áo lót nữ - Băng vệ sinh - Lược - Gương - Bàn chải răng - Quần lót - Dầu gội - Xà phòng - Khăn mặt - Thuốc đánh răng - Giấy vệ sinh - Dao cạo râu - HS liên hệ .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 4 lớp 5 sáng.doc