Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 9 năm 2016

1. Chơi trò chơi “Đố bạn”

2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

a) Hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo diện tích sau:

b) Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề.

c) Đọc kĩ nhận xét

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 9 năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 16/10/2016 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN BÀI 26: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 2. Viết số thập phân t/hợp vào chỗ chấm: 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu): a) 4m = 0,004km b) 3km 705m = 3,705km c) 12km 68m = 12,068km d) 785m = 0,785km a) 3,9m = m= 3m 9dm = 39dm b) 1,36m = m= 1m 36cm = 136cm c) 2,93m = m= 2m 93cm = 293cm d) 4,39m = m= 4m 39cm = 439cm a)465cm = 400cm +65cm = 4m 65cm =m = 4,65m b) 702cm = 700cm + 2cm = 7m 2cm = m = 7,02m c) 93cm = m = 0,93m d) 25dm = 2m 5dm = m = 2,5m Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 9A: CON NGƯỜI QUÝ NHẤT (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 1. Nói về một trong các bức tranh (trang 149): 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài:Cái gì quý nhất? 3. Thay nhau hỏi – đáp về từ ngữ và nghĩa của từ ngữ: 4. Cùng luyện đọc 5. a) Nối từ ngữ ở 3 cột trong phiếu học tập để tạo thành ý kiến của mỗi bạn Hùng, Quý, Nam. b) Dựa vào kết quả làm bài tập ở mục (a), nói thành câu trọn vẹn theo mẫu: 6. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây: 1) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? 2) Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất?em thích tên nào?Vì sao? a. Con người đáng quý nhất. b. người ta là hoa đất. c. Con người làm ra tất cả. - HS quan sát và TLCH: - HS theo dõi. - HS thực hiện - Đọc câu - Đọc đoạn, bài. - Thi đọc. Hùng Thì giờ quý nhất vì vàng bạc quý và hiếm. Quý Lúa gạo quý nhất vì lúa gạo nuôi sống con người. Nam Vàng bạc quý nhất vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc. - Theo bạn Hùng, quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người. - Theo bạn Quý, quý nhất là vàng bạc vì vàng bạc quý và hiếm. - Theo bạn Nam, quý nhất là thì giờ vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc. - Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy người lao động là quý nhất. Tiết 4: LỊCH SỬ Bài 4: CÁCH MẠNG MÙA THU VÀ BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (tiết1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB: 1. Tìm hiểu thời cơ Cách mạng tháng Tám. b, Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Tại sao vào giữa tháng 8-1945, ở nước ta xuất hiện thời cơ cách mạng “ngàn năm có một’’? - Trước thời cơ ấy, Đảng và Bác Hồ đã có quyết định như thế nào? 2. Tìm hiểu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 b, Thảo luận và trả lời câu hỏi: - Không khí Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương như thế nào ? - Tại sao ngày 19-8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ? HĐTH: 1. Quan sát các hình 1, 2, 3 (trang 38) viết vào vở một đoạn văn ngắn hay làm thơ hoặc vẽ tranh thể hiện cảm xúc của em trước không khí Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội. 2. Những hình ảnh dưới đây liên quan đến sự kiện nào ? Viết vào vở số thứ tự hình và cụm từ phù hợp cho trước trong ngoặc. 3. Đọc đoạn trích Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Vì Nhật đầu hàng Đồng minh chính là thời cơ “ngàn năm có một’’. - Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân tổng khởi nghĩa. - Tràn ngập khí thế cách mạng, ngày 19- 8-1945 hàng chục vạn nông dân nội ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng họ tiến về Quảng trường Nhà hát lớn - Ta giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội. - VD: Em cảm thấy mình như đang được hòa vào dòng người tiến về Nhà hát lớn Hà Nội. Khắp nơi tràn ngập cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, khẩu hiệu đả đảo chính quyền thực dân... Hình Sự kiện 1 Cách mạng tháng Tám 2 Xô viết Nghệ - Tĩnh 3 Cách mạng tháng Tám 4 Xô viết Nghệ - Tĩnh 5 Cách mạng tháng Tám - Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giành lại chính quyền cho nhân dân... Đó là một cuộc thay đổi cực kì to lớn trong lịch sử của nước ta. Ngày soạn: 17/10/2016 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN Bài 27: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN ( tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi “Xếp thẻ” 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a) Hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo khối lượng sau: b) Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề. c) Đọc kĩ nhận xét và nêu ví dụ cho mỗi nhận xét. 3. b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. HĐTH 1. Viết số thập phân t/ hợp vào chỗ chấm: 2. Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân: 3. Giải bài toán sau tấn tạ yến kg hg dag g - Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau, gấp kém nhau 10 lần. 1kg = 10 hg 1hg = kg = 0,1kg b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 7 tấn 49 kg = tấn = 7,049 tấn. 31 tấn 8 kg =tấn = 31,008 tấn. a) 7 tấn 512 kg = 7,512 tấn c) 15 tấn 8 kg = 15,008 tấn b) 28 tấn 91 kg =28,091tấn d) 500 kg = 0,5 tấn a) Có đơn vị là ki-lô-gam: 4kg 50g = 4,05kg 35kg 70g = 35,07kg 8kg 3g = 8,003kg 500g = 0,5kg b) Có đơn vị là tạ: 7 tạ 50kg = 7,5tạ 5 tạ 5kg = 5,05tạ 63kg = 0,63tạ 830kg = 8,3tạ Bài giải: Khối lượng thịt 6 con sư tử ăn 1 ngày là: 9 × 6 = 54 (kg) Khối lượng thịt 6 con sư tử ăn 30 ngày là: 54 × 30 = 1620 (kg) 1620 kg = 1,62 tấn Đáp số: 1,62 tấn thịt. Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 9A: CON NGƯỜI QUÝ NHẤT (Tiết 2+3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB: 7. Tìm hiểu về đại từ: 1) Đọc các câu sau (trang 152) 2) Chọn từ in đậm xếp vào mỗi cột A hoặc B trong bảng ở phiếu học tập. HĐTH 1. Thảo luận và trả lời câu hỏi: 1) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? 2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm gì? 2. Xếp các đại từ có trong bài ca dao (trang 154) vào nhóm thích hợp: 3. Đọc hai đoạn văn (trang 154) và trả lời câu hỏi: a) Cách dùng từ ở hai đoạn văn có gì khác nhau? b) Cách dùng từ ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao? 4. a) Nhớ – viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (khổ thơ 2 và 3) b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi. 5. Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng (chọn a hoặc b) 6. Thi tìm nhanh (chọn a hoặc b) - HS đọc A B Từ dùng gọi mình hoặc người nói chuyên với minh hoặc nói về người khác (từ dùng để x/hô). Từ dùng thay thế từ khác để tránh lặp từ. M: nó, tớ, cậu M: vậy, thế, - Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ. - Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông, tôi b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: mày, c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: nó - Đoạn văn B có sử dụng đại từ. - Cách dùng từ ở đoạn văn B hay hơn vì không bị lặp từ. - HS viết vào vở. - HS thực hiện. a. La hét – nết na; con la – quả na lẻ loi- nứt nẻ; lo lắng- ăn no; đất lở - bột nở b. Lan man – mang vác; vần thơ - vầng; buôn làng- buông màn; vươn lên- vương vãi. - VD: + Từ láy âm đầu l: la liệt, la lối, lả lướt + Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, chàng màng, loáng thoáng Tiết 4: HĐGD LỐI SỐNG Bài 7: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG (Tiết 3) (Đ/C Tới soạn dạy) Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2016 ( Đ/c Thủy dạy ) Ngày soạn: 18/10/2016 Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN Bài 28: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi “Đố bạn” 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a) Hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo diện tích sau: b) Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề. c) Đọc kĩ nhận xét và nêu ví dụ cho mỗi nhận xét. 3. b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng: km2, ha với m2; km2 với ha: 1km2 = 1 000 000m2 1km2 = 100ha 1ha = 10 000m2 1ha = km2 km2 hm2 (ha) dam2 m2 dm2 cm2 mm2 - Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau, gấp kém nhau 100 lần. 1km = 10 hm; 1hm = km = 0,1km 1km2 = 100hm2 1hm2 = km2 = 0,01km2 b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 7 m2 3dm2 = m2 = 7,03 m2 15 dm2 =m2 = 0,15 m2 Tiết 2 : TIẾNG VIỆT BÀI 9B: TÌNH NGƯỜI VỚI ĐẤT (Tiết 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) B. HĐTH: 1. Đọc lại bài Cái gì quý nhất? 2. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây: 1) Các bạn Hùng, Quý Nam tranh luận về vấn đề gì ? Mỗi bạn nêu ý kkiến thế nào ? 2) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ? Thầy đã giải thích như thế nào ? 3) Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? 3. Tập thuyết trình, tranh luận. 4. Trao đổi với bạn: Ở thành phố hay ở nông thôn thích hơn? Vì sao? - HS thực hiện - Các bạn Hùng, Quý Nam tranh luận về cái gì quý nhất. + Hùng: quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người. + Quý: quý nhất là v/bạc vì v/bạc quý và hiếm. + Nam: quý nhất là thì giờ vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc. - Người lao động là quý nhất. - Lúa, gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Bởi vì không có người lao động thì sẽ không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Lí lẽ của thầy đưa ra vừa có tình, vừa có lí, chặt chẽ mà không ai có thể phản bác được. - Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí. - HS thực hiện - HS trao đổi. Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 9: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) * HDTH 1. Quan sát nhận xét (HĐNhóm) a) Quan sát các hình 7, 8 b) Trong hình 7, em thấy cách đối xử của 3 bạn trai với em nhỏ bị nhiễm HIV từ mẹ sang là đúng hay sai? Vì sao? c) Trong hình 8, em thấy cách đối xử của các bạn với hai chị em có bố bị nhiễm HIV là đúng hay sai? Vì sao? d) Bạn của em có người thân bị nhiễm HIV, em sẽ đối xử với bạn ấy như thế nào, vì sao? 2. Quan sát nhận xét (HĐ cả lớp) a) Lần lượt các nhóm lên chỉ vào từng hình và nhận xét về cách ứng xử trong mỗi tình huống theo yêu cầu của giáo viên. b) Các nhóm khác quan sát và nhận xét thực hiện của nhóm bạn. * Hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân những việc cần làm để phòng tránh HIV/AIDS. - HS quan sát trong sách. - Trong hình 7, em thấy cách đối xử của 3 bạn trai với em nhỏ bị nhiễm HIV từ mẹ sang là đúng. Vì không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, không kì thị, không xa lánh. - Trong hình 8, em thấy cách đối xử của các bạn với hai chị em có bố bị nhiễm HIV là sai. Vì các bạn phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, kì thị, xa lánh họ. - Bạn của em có người thân bị nhiễm HIV, em sẽ chia sẻ cùng bạn không phân biệt đối xử với bạn, không kì thị, không xa lánh bạn. Vì bạn là người đáng thương, đáng được chia sẻ, động viên, giúp đỡ - HS quan sát. - HS đại diện nhóm lên chỉ vào từng hình và nhận xét về cách ứng xử trong mỗi tình huống - HS quan sát và nhận xét thực hiện của nhóm bạn. Tiết 4 : HĐGD MĨ THUẬT Bài 7: TTMT: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM ( Đ/c Thương soạn - dạy) Ngày soạn: 19/10/2016 Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2016 BÀI 28: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 47dm2 = 0,47m2 c) 26cm2 = 0,0026m2 b) 32dm2 14cm2 = 32,14dm2 d) 5cm2 6mm2 = 5,06cm2 a) 2015m2 = 0,2015ha c) 1ha = 0,01km2 b) 7000m2 = 0,7ha d) 21ha = 0,21km2 a) 3,61m2 = 361dm2 c) 9,5 km2 = 950ha b) 54,3m2 = 54m2 30dm2 d) 6,4391ha = 64391m2 Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 9C: BỨC TRANH MÙA THU (Tiết 1+2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) A. HĐCB: 1. Trò chơi: 2. Đọc mẩu chuyện: “Bầu trời mùa thu”. 3. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Trong câu chuyện trên có những từ ngữ nào tả bầu trời? 2) Trong câu chuyện, biện pháp nhân hóa được sử dụng qua những từ ngữ nào? 4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hóa. 5. Đọc mẩu chuyện sau: “Ai cần nhất đối với cây xanh?” 6. Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không khí hay Ánh Sáng cần cho cây xanh hơn ? vì sao ? 7. Đọc bài ca dao sau và trả lời: đèn hay trăng quan trọng hơn ? vì sao ? 8. Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên. - VD: trời, xanh ngắt, mây, mưa, cây xanh, núi, mặt trời, - Từ ngữ: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao, được rửa mặt sau cơn mưa, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca, ghé sát mặt đất, cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào, rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa, cao hơn. - Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. - VD: Quê em là một vùng cao với những dãy núi trập trùng uốn lượn trong mây. Đầu bản em có một cây trám đen rất to, không biết nó bao nhiêu tuổi rồi, cành lá xum xuê. Nó đứng đó như một người vệ sĩ canh giữ đường vào bản. Cách chỗ cây trám đứng chừng trăm mét là con suối Nậm Bốn nước trong xanh như mắt mèo. Nó bắt nguồn từ dãy núi cao phía xa. Khi chảy qua bản em nó giống như người mẹ dịu dàng ôm ấp đứa con thân yêu của mình... - HS đọc - HS tranh luận. - Đèn sáng nhưng khi có gió đèn cũng tắt, trăng có gió thì không tắt. Khi có mây che, ánh sáng của trăng cũng không chiếu sáng được nữa. Ánh sáng của đèn không bị mây che lấp. Đèn và trăng đều có ưu điểm và yếu điểm của mình, đều quan trọng. - HS trình bày. Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 10 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế (HĐ nhóm) 1. Đụng chạm an toàn (Những loại đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ, thoải mái) 2. Đụng chạm gây khó xử (Những loại đụng chạm khiến người nhận cảm thấy bối rối, lúng túng, không thoải mái, không hiểu động cơ của người gây ra đụng chạm) 3. Đụng chạm không an toàn (Những loại đụng chạm khiến người nhận bị tổn thương, đau đớn, tức giận, cảm thấy bị hạ thấp, coi thường) Việc ôm hôn, vuốt ve , đụng cham của cha mẹ (ông, bà, anh chị em ruột trong gia đình) Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve của bạn bè bất thường. Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan ệ tình dục, mua bán tình dục của người lạ hoặc người khác giới đối với người bị đụng chạm. 2. Thảo luận - Những đụng chạm nào trong số các đụng chạm mà các em đã nêu được coi là xâm hại tình dục? - Xâm hại tình dục trẻ em là gì? - Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? - Ai có thể bị xâm hại tình dục? - Thủ phạm xâm hại tình dục là ai? - Hậu quả của xâm hại tình dục là gì? 3. Đọc và trả lời a) Đọc nội dung b) Trả lời câu hỏi: - Tại sao trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục? - Trẻ em nên làm gì trong trường hợp cảm thấy bối rối hoặc không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó? - HS thảo luận và trả lời: - Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, mua bán tình dục của người lạ hoặc người khác giới. - Xâm hại tình dục trẻ em là một người sử dụng quyền lực và sức mạnh, doạ dẫm, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của trẻ em để ép buộc các em hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục gồm đụng chạm đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, mua bán tình dục. - Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kì ai - Thủ phạm xâm hại tình dục không chỉ là người lạ mà có thể là những người thân quen của gia đình, người quen biết hoặc tin cậy. - Hậu quả của xâm hại tình dục là gây thương tích về mặt thể chất, có thai, nhiễm trùng đường tình dục, HIV. Về mặt tinh thần như hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, lo lắng, xấu hổ, - HS đọc nội dung trong sách và trả lời: - Trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục. Tại vì trẻ em là người lợi dụng, bị ép buộc, ... - Khi có nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục cần nói người tin cậy để ngăn chặn và tố giác kịp thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 9 sáng.doc
Tài liệu liên quan