Bài tập 1:
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1.Cho học sinh đọc toàn đoạn văn bài tập 1.Cho học sinh làm bài cá nhân.Gọi 1số học sinh phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp.
- GV lần lượt nêu từng câu của bài và yêu câầ HS trả lời. Chỉnh sửa câu trả lời của HS cho chính xác.
- Gv nhận xét chốt lại ý đúng
+ Bài văn có mấy đoạn?
+ Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn.
+ Nêu những chi tiết tả hoạt động của bài làm.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7963 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5- Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu
+ Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
a/ 0,8 ´ x = 1,2 ´10 b/ 25 : x = 16:10
0,8 ´ x = 12 25 : x = 1,6
x = 12 : 0,8 x = 25 : 1,6
x = 15 x = 15,625
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe – viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) a / b , bài tập 3 a/b
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Phiếu bài tập
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
1. Ổn định:
4
2. Bài cũ:
- Gọi học sinh làm lại bài tập 2a của tiết trước.
- 2 HS lên bảng ghi
- Lớp nhận xét
Nhận xét – Ghi điểm
30
3. Lên lớp:
a) Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
Hoạt động 1: GQMT 1
- Gọi Hs đọc đoạn viết
- Nội dung của đoạn văn là gì?
- HDHS viết từ khó.
+ Yêu cầu HS tìm từ khó.
+ Cho HS viết từ khó.
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả trong vở.
- Lưu ý học sinh trước khi viết chính tả: Tư thế ngồi, chữ viết,…
Đọc cho học sinh viết.
Đọc lại học sinh soát lỗi.
Giáo viên chấm bài, nhận xét, HD sửa lỗi tiêu biểu.
1 Hs đọc bài
1 học sinh nêu nội dung.
HS tìm từ khó:
HS viết bảng con.
- 1 HS nhắc lại
Học sinh chỉnh đốn tư thế…
Học sinh viết bài.
Học sinh tự soát bài, sửa lỗi.
Hoạt động 2: GQMT 2
Bài tập 2a:
- Chia nhóm; phát phiếu bài tập; giao nhiệm vụ
- Theo dõi giúp các nhóm tìm từ
- Cho HS thi tiếp sức, HD nhận xét và sửa bài.
Bài tập 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- GV theo dõi
- Yc HS trình bày
- Em hãy giải thích vì sao khi được vua yêu cầu nhận xét sáng tác mới nhà phê bình lại nói: Xin hãy đưa tôi trở lại nhà giam?
- HD nhận xét, sửa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS chia 6 nhóm, thảo luận, tìm từ ngữ chứa âm đã cho trong phiếu bài tập
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch
- Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài theo nhóm tìm tiếng có âm đầu là tr hay ch để hoàn chỉnh mẫu truyện
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
THUỶ TINH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 60, 61 + Vật thật làm bằng thủy tinh.
- HS: SGK, sưu tầm đồ dùng làm bằng thủy tinh.
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
4
30
3
2
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Xi măng.
Giáo viên yêu cầu 3 học sinh nêu một số tính chất; công dụng và cách bảo quản xi măng.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài – ghi bảng
1. Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
Hoạt động 1: GQMT1, 2
- T/c cho HS làm việc theo cặp, trả lời theo cặp.
- Làm việc cả lớp.
Giáo viên chốt.
+ Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,…
2. Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh.
Hoạt động 2: GQMT 3+ GD BVMT
- T/c cho học sinh làm việc theo nhóm.
T/c trình bày ,làm việc cả lớp.
Giáo viên chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác . Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
? Việc khai thác các trắng để làm thủy tinh có thể gây ra hậu quả gì?
? Trong quá trình khai thác các trắng cần chú ý điều gì?
4.Củng cố:
Nhắc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Dặn dò:
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Cao su.
3 học sinh trả lời cá nhân.
Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại
Học sinh quan sát các hình trang 60 và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
Dựa vào các hình vẽ trong SGK, học sinh có thể nêu được:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, chai, lọ,…
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ vật bằng thủy tinh, Học sinh có thể phát hiện ra một số tính chất của thủy tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh hoặc rơi xuống sàn nhà.
- HS lắng nghe.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trang 55 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trang 61 SGK, các nhóm khác bổ sung.
Dự kiến:
Câu 1 : Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
Câu 2 : Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,…
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- …cạn kiệt nguồn tài nguyên; sạt lở, biển xâm lấn; thay đổi cảnh quan môi trường; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong quá trình khai thác…
- …cần có kế hoạch và khai thác một cách hợp lý; khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường..
- HS đọc nội dung bài học.
- HS thực hiện yêu cầu.
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa từ hạnh phúc (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc (BT2).
- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc BT4).
- HS Yêu thích Tiếng Việt, tìm từ mở rộng tìm từ đã học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm, bảng phụ
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
1. Ổn định:
4
2. Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả mẹ cấy lúa của bài tập tiết trước.
- 2,3 HS đọc bài, lớp nhận xét
Nhận xét – Ghi điểm
30
3. Lên lớp:
a) Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
b) Các hoạt động:
HĐ 1: GQMT1
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV: Trong 3 ý đã cho em hãy chọn một ý thích hợp nhất đúng với nghĩa của từ hạnh phúc.
- Học sinh làm bài cá nhân và trình bày bài.
- HD nhận xét, sửa bài, chốt bài giải đúng.
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Sửa bài – Chọn ý giải nghĩa từ “Hạnh phúc” (Ý b). Hạnh phúc: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Lớp nhận xét, chữa bài
HĐ 2: GQMT2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 giải quyết nhiệm vụ vào phiếu bài tập:
Hạnh phúc
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
- T/c cho HS trình bày kết quả
- HD nhận xét, chốt lời giải đúng
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Từ trái nghĩa là những từ như thế nào?
- GV nhận xét, chốt nội dung đúng
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu BT, lớp theo dõi SGK
- Lớp trao đổi trong nhóm 4, nhận phiếu bài tập và làm bài:
Hạnh phúc
Đồng nghĩa
Sung sướng, may mắn,…
Trái nghĩa
Bất hạnh, khốn khó, cực khổ,…
- Trình bày kết quả, lớp theo dõi, nhận xét
- HS nêu
HĐ 4: GQMT3
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, bài tập yêu cầu các em tìm yếu tố quan trọng nhất, mỗi em có suy nghĩ riêng, các em có thể trao đổi cùng nhau để làm bài.
- Cho HS làm bài, theo dõi giúp đỡ HS yếu
- T/c cho HS trình bày và tranh luận với nhau về kết qủa
- HD nhận xét, chữa bài, liên hệ giáo dục tình cảm gia đình thông qua đi đến kết luận đó là yếu tố mọi người sống hòa thuận, ghi điểm
Bài tập 4:
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi
- HS theo dõi
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, chất vấn, tranh luận cùng nhau sửa bài
- Lớp theo dõi
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc lại thế nào là hạnh phúc?
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
1. Ổn định:
4
2. Bài cũ: Kiểm tra bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào ?
+ Bài tập đọc cho em biết điều gì ?
- HS 1
- HS 2
Nhận xét – Ghi điểm
30
3. Lên lớp:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
HĐ 1: GQMT1
- Gọi HS đọc bài
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ (2,3 lượt).
- GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc các từ: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, trát vữa, giải nghĩa từ, sửa lỗi phát âm và khai thác nội dung trang minh họa
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ, chú ý cách nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ: xây dở, nhú lên, huơ huơ, tựa vào, nồng hăng
- 2 HS ngồi cùng bạn luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
HĐ 2: GQMT2
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em đọc thầm, trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi trả lời từng câu hỏi.
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào ?
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
+ Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
- GV theo dõi HS làm việc, chốt câu trả lời đúng và HD rút nội dung bài tập đọc, ghi nội dung chính của bài lên bảng
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trả lời các câu hỏi của bài.
- 1 HS khá lên bảng điều khiển thảo luận.
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về.
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
+ Những hình ảnh :
· Giàn giáo tựa cái lồng
· Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
· Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
· Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
+ Những hình ảnh :
· Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.
· Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
· Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi nội dung của bài vào vở.
HĐ 3: GQMT1
- Yêu cầu HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm các đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các khổ thơ 1 - 2
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn thơ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, biểu dương và ghi điểm từng HS.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi sau đó cùng trao đổi tìm giọng đọc hay.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc lại nội dung bài tập đọc
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- BT cần làm : Bài 1(a, b, c); Bài 2 (a); Bài 3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Phiếu bài tập
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
1. Ổn định:
4
2. Bài cũ:
- Gọi HS sửa bài tập tiết trước
- 2 HS lên bảng
Nhận xét – Ghi điểm
- Lớp nhận xét, sửa bài
30
3. Lên lớp:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
Hoạt động 1: GQMT1
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp làm bảng con.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
? Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
? Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
...
Đặt tính rồi tính:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp theo dõi SGK
- HS làm bài cá nhân:
a) 266,22 : 34 = 7,83 b) 483 : 35 = 13,8
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
- HS nhận xét bài làm của bạn
- HS nhắc lại các quy tắc
Hoạt động 2: GQMT1
Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gọi học sinh nêu cách thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Cho học sinh làm vở và 2 nhóm làm trên phiếu bài tập
- GV nhận xét, ghi điểm.
Tính:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi
- HS lần lược nêu
- Hs làm bài nhóm đôi, 2 nhóm làm phiếu bài tập:
a) (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32
= 55,2 : 2,4 – 18,32
= 23 - 18,32 = 4,68
- Lớp nhận xét, sửa bài
Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tính gì ?
- Cho học sinh tự tóm tắt bài và giải bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
- Gv nhận xét; chốt lại ý đúng, ghi điểm
- Một HS đọc bài tập, lớp theo dõi SGK
- HS phát biểu tìm hiểu bài
Tóm tắt :
1 lít dầu chạy trong :0,5 giờ
120 lít dầu : ... giờ?
Bài giải :
Có 120 lít dầu thì động cơ chạy trong thời gian là:
120 : 0,5 = 240 ( giờ)
Đáp số : 240 giờ
- Lớp nhận xét, sửa bài
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại quy tắc đã học
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
I. Mục tiêu:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- GD học sinh niềm tự hào dân tộc
II. Chuẩn bị:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 phóng to.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
III. Lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
4
30
3
2
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
+ Thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công lên Việt Bác nhằm âm mưu gì ?
+ Chiến thắng thu đông năm 1947 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Ghi bảng
a. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Hoạt động 1: GQMT1
Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950.
GV cho học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới?
+ Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt- Trung?
+ Nếu để pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến của quân ta ?
+ Ta quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: GQMT1
Kết quả của chiến dịch biên giới thu đông 1950.
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau.
+ Trận đánh mở màn chiến dịch là trận nào ?
+ Quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê vào thời gian nào?
+ Nêu kết quả của chiến dịch biên giới thu đông 1950.
+ Vì sao ta lại chọn Đông Khê là trân mở đầu chiến dịch biên giới thu đông 1950.
Hoạt động 3: GQMT1
Nêu ý nghĩa của chiến dịch biên giới thu đông 1950.
T/c cho HS thảo luận câu hỏi:
? Chiến dịch biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
Hoạt động 4 : GQMT2
Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
Đại diện nhóm báo cáo.
Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì?
Nhóm 3: Hình ảnh của Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 4: Hs quan sát ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và nêu suy nghĩ của mình về hình ảnh đó.
HD nhận xét, chốt nội dung
4/ Củng cố :
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Nhận xét tiết học.
Dặn dò:
Chuẩn bị:
2 học sinh trình bày.
- HS nhắc lại
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS đọc và trả lời câu hỏi; lớp nhận xét, bổ sung.
+ Thực dân Pháp có âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Chúng khoá chặt biên giới Việt- Trung. Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khoá chặt biên giới Việt Trung của địch, Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
+ Cô lập căn cứ địa Việt Bắc, làm cho ta không mở rộng được với quốc tế.
+ Cuộc chiến của ta sẽ bị cô lập và dẫn đến thất bại.
+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng củng cố vùng căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc với quốc tế và với các nước Xã hội Chủ nghĩa.
- HS thảo luận nhóm - TG: 5 phút
+ Trận đánh mở màn chiến dịch biên giới thu đông 1950 là trận Đông Khê.
+ Sáng ngày 18/9/1950 quân ta đã chiểm được cụm cứ điểm Đông Khê
+ Qua 29 ngày đêm chiến đâu ta đã tiêu diệt và bắt sống được hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chu 750 km đường biên giới Việt –Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
+ Đông Khê là vị trí quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng- Lạng Sơn. Nếu mất Đông khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân. Từ đây ta nắm được thế chủ động trên chiến trường.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Chiến dịch biên giới thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch tấn công ta đánh lại và giành chiến thắng.
+ Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gan dạ dũng cảm. Đó là một niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam.
+ Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận biên giới ,xung quanh là các chiến sĩ cho chúng ta thấy Bác thật gần gũi với các chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu.
+ Địch bị thiệt hại nặng nề. Hàng ngàn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại.
- HS nêu
Thứ năm, ngày 01 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu BT3 ( Chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ; Phiếu bài tập
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
1. Ổn định:
4
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ hạnh phúc mà em tìm được ở tiết trước.
+ Thế nào là hạnh phúc ?
+ Em quan niệm thế nào là một gia đình hạnh phúc ?
+ Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”?
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
Nhận xét – Ghi điểm
30
3. Lên lớp:
- Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nhắc lại
HĐ 1: GQMT1
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- T/c cho HS làm bài cặp đôi; GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- T/c cho HS trình bày kết quả
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng
Bài 1 :
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả.
+ Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình là cha, mẹ, chú, gì, anh, chị, em, anh rể, chị dâu...
+ Từ chỉ những người gần gũi em trong trường học: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng, bác bảo vệ...
+ Từ chỉ nghề nghiệp khác nhau là : công nhân, nông dân, bác sĩ, kĩ sư...
+ Từ ngữ chỉ các anh em dân tộc trên đất nước ta : Tày, Kinh, Nùng, Thái, Mường...
- Lớp nhận xét, bổ sung
HĐ 2: GQMT1
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh làm theo nhóm.
- Các nhóm viết ra phiếu những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao tìm được.
- Cho học sinh các nhóm làm xong dán trên bảng lớp.
- Gọi học sinh đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã tìm.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 2: HS thảo luận nhóm 4, làm bài trên phiếu bài tập và trình bày
Nhóm 1,2:Tục ngữ và thành ngữ nói về quan hệ gia đình là:
- Chị ngã em nâng.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...
Nhóm 3:Tục ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò là:
Không thầy đố mày làm nên.
Kính thầy yêu bạn.
Tôn sư trọng đạo.
Nhóm 4: Tục ngữ và thành ngữ, ca dao nói về quan hệ bạn bè là :
Học thầy không tầy học bạn.
Buôn có bạn bán có phường.
Bạn bè con chấy cắn đôi.
- Lớp nhận xét, bổ sung
HĐ 3: GQMT1
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ: các nhóm thảo luận và tìm các từ ngữ theo yêu cầu sau:
Nhóm 1: Tìm những từ ngữ miêu tả mái tóc.
Nhóm 2: Tìm những từ ngữ miêu tảđôi mắt.
Nhóm 3 : Tìm những từ ngữ miêu tả khuôn mặt.
Nhóm 4: Tìm những từ ngữ miêu tả làn da.
Nhóm 5: Tìm những từ ngữ miêu tả vóc người.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài và trình bày kết quả.
Nhóm 1: Từ ngữ miêu tả mái tóc là:
đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, lơ thơ...
Nhóm 2: Từ ngữ miêu tả đôi mắt là:
đen láy, đen nhánh, bồ câu, linh hoạt, lờ đờ, láu lỉnh, mơ màng...
Nhóm 3: Từ ngữ miêu tả khuôn mặt là:
bầu bĩnh, trái xoan, thanh tú, đầy đặn, phúc hậu...
Nhóm 4: Từ ngữ miêu tả làn da là:
trắng trẻo, hồng hào, ngăm ngăm, ngăm đen, mịn màng...
Nhóm 5: Từ ngữ miêu tả vóc người là:
vạm vỡ, mập mạp, cân đối, thanh mảnh, dong dỏng, thư sinh...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả; nhóm khác nhận xét, bổ sung
HĐ 4: GQMT2
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Cho học sinh viết đoạn văn vào vở bài tập tiếng Việt.
- Gọi học sinh lần lượt trình bày bài viết của mình.
- Gv nhận xét, ghi điểm
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài và trình bày doạn văn.
Vídụ : Bà em năm nay đã bước sang tuổi 60 nhưng mái tóc bà vẫn còn đen nhánh. Khuôn mặt của bà đã có nhiều nếp nhăn. Đôi mắt của bà thể hiện sự hiền hậu. Dáng người bà thanh mảnh cân đối, không còn mập như trước...
3
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
2
5. Dặn dò:
- Dặn HS học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Toán
TỈ SỐ PHẨN TRĂM
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm .
Bài tập3: hskg
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn hình vẽ trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 4.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu kháI niệm về tỉ số phần trăm
- Giáo viên treo bảng phụ.
? Tỉ số giữa diện tích trồng hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?
- Giáo viên viết bảng.
- Cho học sinh tập viết kí hiệu %
- Yêu cầu học sinh:
+ viét tỉ số học sinh giỏi so với học sinh toàn trường?
+ Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Giáo viên nói: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 học sinh giỏi.
c. Bài tập 1 :
Thảo luận cặp.
- Gọi học sinh trả lời miệng theo yêu cầu của đề bài theo 2 bước.
d.Bài tập 2:
- HS nêu yêu.
- Làm vở.
- Gọi học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét.
e.Bài tập3
--HS nêu yêu cầu
-HS làm bài
- Đại diện lên trình bày
- 4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài. Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của tỉ số phần trăm
- Dặn về làm lại bài và chuẩn bị bài sau Giải toán về tỉ số phần trăm
1. Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số)
25 : 100 hay
= 25%; 25% là tỉ số phần trăm.
2. Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
80 : 400 = = = 20%
- Số học sinh giỏi chiếm … số học sinh toàn trường (20%)
- Học sinh nhắc lại.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
= = 25%
Bài 2: Đọc yêu cầu bài 2.
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95%
Bài 3: Đọc yêu cầu bài 3.
a) Tỉ số % của cây lấy gỗ và cây trong vườn là:
540 : 1000 = = 54%
b) Số cây ăn quả trong vườn là:
1000 – 540 = 460 (cây)
c) Tỉ số % của cây ăn quả và số cây trong vườn là:
460 : 1000 = = 46%
Đáp số: a) 54% ; b) 46%
Khoa học
CAO SU
I. Mục tiêu::
-Nhận biết một số tính chất của su .
- Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm 1 số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun, mảnh săm …
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
hãy kể tên một số đồ dùng bằng thuỷ tinh?
+ Nêu tính chất của thuỷ tinh.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới :
a/Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất và công dụng cuả cao su, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
b/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su.
- Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng cao su mà em biết.
- Dựa vào thhực tế em hãy cho biết cao su có tính chất như thế nào?
- GV nêu : Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó.
Hoạt động 2: Tính chất của cao su
- Cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Mỗi nhóm có 1 quả bóng cao su, một dây chun và một bát nước.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án lớp 5- tuần 15.doc