Giáo án lớp 5 tuần 3_20_21

- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.

- Các câu hỏi thảo luận nhóm:

• Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?.

• Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

• Vì sao vua nhà Minh sai người đi ám hại ông Giang Văn Minh?

• Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 3_20_21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y móc chạy bằng năng lượng mặt trời. Thông tin và hình trang 84, 85 SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Thảo luận. Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm thảo luận theo các câu hỏi: Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào? (ánh sáng và nhiệt). Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống. Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu. Gv cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được. Gv cho một số nhóm trình bày, cả lớp bỏ sung, thảo luận. Gv kết luận. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Hs làm việc theo nhóm lần lượt làm các công việc sau: Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận treo các nội dung sau: Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày (chiếu sáng, phơi khô các vật, lương thực, thục phẩm, làm muối, ...). Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (chẳng hạn máy tính bỏ túi, ... (nếu có)). Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Gv kết luận. Củng cố, dặn dò: Tổ chức cho Hs chơi trò chơi. Gv vẽ hình hai mặt trời lên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử những thành viên luân phiên ghi những vai trò, ứng dụng của Mặt Trời đối với sụ sống trên Trái Đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ mặt trời. Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Đạo đức Tiết 21: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG) EM. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của nguời dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc. Thái độ: Hs tôn trọng UBND phường, xã, đồng tình với những hành động, việc làm biết tôn trọng UBND phường, xã và không đồng tình với những hành động không lịch sự, thiếu trách nhiệm đối với UBND phường, xã. Hành vi: Hs thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND phường, xã. Hs tham gia tích cực các hoạt động do UBND phường, xã tổ chức. CHUẨN BỊ: Tranh, ảnh về UBND phường, xã. Mặt cười - mặt mếu. Bảng phụ các băng giấy. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Đến Ủy ban nhân dân phường. Hs đọc thành tiếng câu chuyện trước lớp, Cả lớp theo dõi bạn đọc. Hs tìm hiểu truyện dựa vào các câu hỏi: Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì? Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì? Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? Vì sao? (Gv gợi ý: Công việc của UBND phường mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân?). Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã? Gv gọi lần lượt Hs trả lời. Gv treo bức tranh về UBND phường xã, sau đó kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động cuả UBND phường, xã qua BT1. Hs làm việc cặp đôi để thục hiện nhiệm vụ sau. Các em hãy cùng đọc BT1 trang 32, 33 sau đó đánh dấu Đ vào trước các ý nêu các việc cần đến UBND để giải quyết. Gv phát cho mỗi nhóm một cặp thẻ: mặt cười, mặt mếu. Gv đọc các ý trong bài tập để Hs bày tỏ ý kiến. Tổ chức cho Hs góp ý, bổ sung để đạt câu trả lời chính xác. Gv kết luận - chốt ý. Yêu cầu HS nêu những việc cần đến UBND phường, xã để làm việc. Hoạt động 3: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã. Treo bảng phụ gắn băng giấy ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường. Yêu cầu HSs làm việc theo đôi bạn: thảo luận, sắp sếp các hành động, việc làm sau thành hai nhóm: hành vi phù hợp và hành vi khồn phù hợp. Nói chuyện to trong phòng làm việc. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường, xã. Đòi hỏi phải được gải quyết công việc ngay lập tức. Biết đợi đến lượt của mình để trình bày yêu cầu. Mang đầy đủ giấy tờ khi được yêu cầu. Không muốn đến UBND phường giải quyết công việc vì sợ rắc rối, tốn thời gian. Tuân theo hướng dẫn trình tự thực hiện công việc. Chào hỏi xin phép bảo vệ khi được yêu cầu. Xếp hàng theo thứ tự khi giải quyết công việc. Không cộng tác với cán bộ của UBND để giải quyết công việc. Yêu cầu Hs kết luận: Để tôn trọng UBND phường, xã chúng ta cần làm gì? Chúng ta không nên làm gì? Vì sao? Hoạt động 4: Hoạt động thực hành. Yêu cầu Hs tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau: Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai? liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em? Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Hs thực hành theo những gì đã học. Thứ tư, ngày 31 tháng 01 năm 2007. Kể chuyện Tiết 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA MỤC TIÊU: Rèn kỹ năng nói: Hs kể được một câu chuyện đã chững kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hoá; ý thức chấp hànhLuật Giao thong đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Hs kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Dạy bài mới: Giới thiệu bài Nêu mục tiêu bài học. Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài: 1 Hs đọc 3 đề bài. Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp 3 Hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng 3 gợi ý. Cả lớp theo dõi trong SGK. Gv yêu cầu Hs đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn. Gv kiểm tra dàn ý mà các em đã chuẩn bị ở nhà. Một số Hs giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. Thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. KC theo nhóm Từng cặp Hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Gv tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn. Thi KC trước lớp Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Lớp + Gv nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất trong tiết học. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Dặn Hs xem trước tiết kể chuyện tuần sau. Toán TIẾT 103: LUYỆN TẬP CHUNG MỤC TIÊU: Giúp Hs Rèn kĩ năng tính độ dài đáy biết diện tích và chiều cao của hình tam giác. Tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình thoi, … Tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải các bài toán có liên quan. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Rèn kĩ năng tính độ dài đáy biết diện tích và chiều cao của hình tam giác. Bài tập 1: Hs đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán. Hs nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, từ đó suy ra cách tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao của hình tam giác. Hs làm bài vào vở và trao đổi chéo cho nhau để chủa bài. 1Hs đọc bài làm của mình. Lớp + Gv nhận xét, kết luận. Gv yêu cầu tất cả Hs tự làm sau đó Hs trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau. Bài tập 2: Hướng dẫn Hs nhận biết: Diện tích khăn trải bàn bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m, chièu rộng 1,5m. Hình thoi có độ dài các đường chéo là 2m và 1,5m. Từ đó tính được diện tích hình thoi. Gv yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài. Gv yêu cầu Hs tự giải bài toán, gọi 1 Hs lên trình bày bài giải; các Hs khác nhận xét. Gv đánh giá bài làm của Hs. Bài tập 3: Hướng dẫn Hs nhận biết độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của hai nửa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục. Nói khác đi, độ dài sợi dây chính là chu vi của hình tròn (có đường kính 0,35m) cộng với 2 lần khoảng cách 3,1m giữa hai trục. Gv yêu cầu Hs nêu hướng giải bài toán, các Hs khác nhận xét. Gv Kết luận hướng giải và yêu cầu mỗi Hs quan sát và tự giải bài toán , đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn. Yêu cầu Hs nêu lời giải, Hs khác nhận xét. Gv đánh giá bài làm của Hs và nêu một cách giải bài toán. Tập đọc TIẾT 42: TIẾNG RAO ĐÊM MỤC TIÊU: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn: khi chậm, trầm buồn, khi dồn dập,căng thẳng, bất ngờ. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A- Kiểm tra bài cũ: Hs đọc bài Trí dũng song toàn, TLCH về bài đọc. B - Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn Hs luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: 1, 2 Hs khá, giỏi đọc toàn bài. Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. + Đoạn 1: Từ đầu đến nghe buồn não ruột. + Đoạn 2: Tiếp theo đến khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù… + Đoạn 3: Tiếp theo đến thì ra là một cái chân gỗ! + Đoạn 4: Phần còn lại. Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc để hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài. Sửa lỗi phát âm và cách đọc cho Hs. Hs luyện đọc theo cặp. 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ bài. b) Tìm hiểu bài: Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. Các câu hỏi thảo luận nhóm: Tác giả (nhân vật “tôi”) nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào? Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào? Đám cháy xảy ra vào lúc nào? Đám cháy được miêu tả như thế nào? Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? Đọc diễn cảm: Gv mời 4 Hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Gv giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn “Rồi từ trong nhà,… thì ra là một cái chân gỗ!” Trình tự hướng dẫn: + Gv đọc mẫu đoạn văn. + Từng tốp Hs luyện đọc. + Một vài cặp Hs thi đọc diễn cảm trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện? Nhận xét tiết học. Lịch sử BÀI 21: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT MỤC TIÊU: Sau bài học Hs nêu đựơc: Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Để thống nhất đất nước, chúng ta phải cầm súng chống Mĩ - Diệm. CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: 3 Hs lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm Hs. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Nội dung Hiệp định Giơ – ne – vơ. Hs đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau. Tìm hiểu ý nghĩa của các khái niệm: Hiêph định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát. Tại sao có Hiệp định Giơ – ne – vơ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ – ne – vơ là gì? Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta? Gv tổ chức cho Hs trình bày ý kiến về các vấn đề nêu trên. Gv nhận xét phần làm việc của Hs. Vì sao nước ta bị chia cắt thành his miền Nam - Bắc. Hs thảo luận theo nhóm các vấn đề sau: Mĩ có âm mưu gì? Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ. Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta? Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì? Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gv nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của Hs. Gv ghi câu tra lời của Hs theo sơ đồ sau: Mĩ Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm Hiệp định Giơ-ne-vơ bị phá hoại. Nước nhà bị chia cắt lâu dài. Ra sức chống phá lực lượng cách mạng Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” dã man. Gv bổ xung những ý trong bài học mà Hs chưa phát hiện được. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật BÀI 21: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN MỤC TIÊU: Hs có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối. Hs nặn được hình người, đồ vật, con vật… và tạo dáng theo ý thích. Hs ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối. CHUẨN BỊ: Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp…. Đất nặn và dụng cụ để nặn. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Gv giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK, SGV, bộ ĐDDH để Hs thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn. Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ, đá, gốm, đất nung,… Hoạt động 2: Cách nặn: Gv nhắc lại cách nặn đồng thời thao tác để Hs quan sát và nhớ lại. Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại. Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết. Tạo dáng cho sinh động. Gv cho Hs quan sát các bước nặn ở hình gọi ý trong SGK và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài. Hướng dẫn Hs cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn. Hoạt động 3: Thực hành: Hs chọn hình nặn (người, con vật, cây, quả…). Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm. 俟v gợi ý, bổ sung cho từng Hs, từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập. Có thể cho Hs xé dán nếu không có điều kiện nặn. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Gv cùng Hs chọn một số bài nặn đẹp và chưa đẹp để nhận xét về: Hình nặn (có đặc điểm gì?). Tạo dáng (có sinh động không?) Hs nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. Gv tổng kết. Dặn dò: sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo. Thứ năm, ngày 01 tháng 02 năm 2007. Tập làm văn TIẾT 41: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU: Biết lập chương trình cho một hoạt đọng tập thể. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn: Cấu tạo ba phần của một CTHĐ. Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Giới thiệu bài: Hs nói lại tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ. Hướng dẫn Hs luyện tập. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài 1 Hs đọc đề bài. Cả lớp theo dõi SGK. Gv nhắc Hs lưu ý: Đây là một đề bài mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức. Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình. Một số Hs tiếp nối nhau nói lên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ. Gv treo bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, một Hs đọc lại. Hs lập CTHĐ Hs tự lập CTHĐ vào vở. 1, 2 Hs làm vào bảng phụ. Gv nhắc Hs nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu. Gv treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng. Một số Hs đọc kết quả làm bài. Những Hs làm bài trên giấy trình bày. Lớp + Gv nhận xét từng CTHĐ. Gv giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt nhất để cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. Hs tự chỉnh sửa CTHĐ của mình. 1 Hs đọc lại CTHĐ của mình sau khi đã chỉnh sửa, chấm điểm. Lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs về nhà hoàn chỉnh lại CTHĐ của nhóm mình, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài sau. Toán TIẾT 104: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG MỤC TIÊU: Giúp Hs: Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Gv tổ chức cho tất cả Hs trong lớp hoạt động để tự hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật. Gv giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả Hs quan sát, nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật. Yêu cầu Hs đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật. Gv tổng hợp lại để Hs có được biểu tượng của hình hộp chữ nhật. Yêu cầu Hs chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật khai triển trên bảng phụ. Hs tự nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật. Hình lập phương cũng được giới thiệu tương tự nhưng có thể cho Hs đo độ dài các cạnh để nêu được các đặc điểm của các mặt của hình lập phương. Thực hành. Bài 1: Gv yêu cầu một số Hs đọc kết quả, các Hs khác nhận xét. Gv đánh giá bài làm của Hs. Bài 2: Hs nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật. Gv yêu cầu Hs tự làm bài, gọi một số Hs nêu kết quả, các Hs khác nhận xét. Gv đánh giá bài làm của Hs và nêu kết quả. Hs nêu cách làm. Sau đó Gv gọi 1 Hs làm bảng phụ, lớp làm vào vở, rồi Gv cùng Hs chữa bài. Bài 3: Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương: Gv yêu cầu Hs quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ. Gv yêu cầu Hs giải thích kết quả (vì sao?). Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Hs sinh xác định lại đâu là hình hộp chữ nhật, đâu là hình lập phương. Dặn Hs về nhà tập vẽ hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Luyện từ và câu TIẾT 42: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả. Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ: Hs làm lại BT3 và đọc đoạn văn ngắn các em viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi người công dân - tiết LTVC trước. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. Phần nhận xét: Bài tập 1: 1 Hs đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. Gv nhắc Hs trình tự làm bài. Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép. Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau. Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau. Hs đọc thầm lại hai câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Gv mời Hs chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài. Yêu cầu Hs viết nhanh ra nháp những QHT, cặp QHT tìm được (có thể dựa vào nội dung ghi nhớ); có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể. Hs phát biểu ý kiến, lớp và Gv nhận xét, chốt lại đáp án đúng. Yêu cầu HS nêu ví dụ. 3. Phần ghi nhớ: 2, 3 Hs đọc lại nội dung nghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. 1, 2 Hs nhắc lại ghi nhớ mà không cần nhìn SGK. Phần luyện tập: Bài tập 1: Một Hs đọc thành tiếng yêu cầu của BT1. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. Yêu cầu Hs dùng bút chì khoanh tròn QHT và cặp QHT tìm được, gạch một gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả. Lớp làm vào vở, 2 Hs làm vào bảng phụ. Hs dán bài làm của mình. Lớp và Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của BT 2. Gv mời 2 Hs khá, giỏi làm mẫu. Hs làm bài, mỗi em làm miệng hoặc viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được. Yêu cầu 2 Hs làm bảng phụ. Nhiều Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Gv nhận xét nhanh. Những Hs làm bài trên bảng phụ dán lên bảng lớp. Gv kiểm tra, khen ngợi những Hs làm bài đúng và tạo được 2 – 3 câu ghép có nghĩa tương tự câu ghép đã cho. Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của BT. Hs tự làm bài (điền QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu văn). 2Hs lên điền vào câu văn đã viết sẵn trên bảng lớp và giải thích tại sao lại chọn từ này mà không chọn từ kia. Gv nhận xét, cùng Hs phân tích những chỗ sai. Chốt lại lời giải đúng. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu. Bài tập 4: Hs đọc yêu cầu của bài, tự làm bài. Gv nhắc Hs: vế câu diền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT. Hs làm bài độc lập. 3 – 4 Hs làm bài vào bảng phụ. Hs phát biểu ý kiến. Hs làm bài trên phiếu dán kết quả lên bảng. Lớp + Gv nhận xét, bổ sung phương án trả lời. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Hs ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập. Khoa học BÀI 42: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT MỤC TIÊU: Sau bài học, Hs biết: Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. II. CHUẨN BỊ: Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK. Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt. Gv đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí. 2. Hoạt động 2: Quan sát và Thảo luận: Hs làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi: Sử dụng các chất đốt rắn: Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi. (củi, tre, rơm rạ, ...). Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? (than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi ấm,... Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác? (than bùn, than củi, ...) Sử dụng các chất đốt lỏng: Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì? Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? (Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu). Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành. Sử dụng các chất đốt khí: Có những loại khí đốt nào? (Khí tự nhiên và khí sinh học). Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học? (Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp). Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Gv kết luận. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn Hs Về nhà coi lại bài và chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 21: LUỘC RAU MỤC TIÊU: Hs cần phải: Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu ăn giúp gia đình. II. CHUẨN BỊ: Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả,…còn tươi, non; nước sạch. Nồi, sông cỡ vừa, đĩa. Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. Hai cái rổ, chậu nhựa hoặc chậu nhôm. Đũa nấu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau. Đặt câu hỏi để yêu cầu Hs nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau. Hướng dẫn Hs quan sát hình 1 SGK và đặt câu hỏi để Hs nêu được tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau. Đặt câu hỏi để yêu cầu Hs nhắc lại cách sơ chế rau đã được học ở các tiết trước. Hs quan sát hình 2 SGK và đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc, trong đó có loại rau mà Gv đã chuẩn bị. Hs lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. Gv nhận xét và uốn nắn các thao tác chưa đúng. Gv hướng dẫn Hs ngắt cuộng rau muống, cắt rau cải thành những đoạn ngắn, tước xơ ở vỏ đậu quả cô ve, … Lưu ý: Đối với một số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve, … nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau. 3. Tìm hiểu cách luộc rau. Hs đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau. Nhận xét và hướng dẫn Hs cách luộc rau. Khi hướng dẫn, Gv lưu ý Hs một số điểm sau: Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chin đều và xanh. Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh. Nên luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào. Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2 – 3 lần để rau chin đều. Đun to và đều lửa. Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chin tới hoặc chin mềm. Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt rau ra đĩa, có thể cho quả sấu, me, … vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước để nguội để nước luộc có vị chua. Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm về những công việc chuẩn bị và cách luộc rau. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau. Đánh giá kết quả học tập. Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của Hs. Có thể dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài để thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của Hs. Gv nêu đáp án của BT, Hs đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình. Hs báo cáo kết quả tự đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập của Hs. Củng cố, dặn dò. Hs nhắc lại cách luộc rau. Động viên Hs về nhà thực hành luộc rau giúp đỡ gia đình. Hướng dẫn Hs đọc trước bài “Rán đậu phụ”. Và tìm hiểu cách rán đậu phụ của gia đình. Thứ sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2007. Thể dục Bài 42: NHẢY DÂY - BẬT CAO TRÒ CHƠI: TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA I. MỤC TIÊU: Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người, ôn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN _ 21.doc
  • docTUAN _ 20.doc
  • docTUAN_3.doc