Giáo án Lớp Bốn - Tuần 11

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

I. Mục tiêu

- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đang, đã, sắp).

- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bt thực hành(2, 3) trong sgk.

- Hs khá, giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

- Gd hs sử dụng đúng từ trong nói và viết.

II. Các hoạt động dạy- học

A. Hoạt động khởi động

1. Ôn bài cũ

- Hoạt động cả lớp: Động từ là gì? Cho ví dụ?

2. Xác định mục tiêu bài học

GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học

HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học

 

doc29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘT THƯA (T2) I. Mục tiêu - Hs biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy – học - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa. - Vật liệu và dụng cụ: Một mảnh vải, len hoặc sợi khác màu,.... III . Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Khởi động - Hoạt động cả lớp: Hát tập thể một bài Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Củng cố KT - Hoạt động cả lớp - Mép vải được gấp mấy lần? (Mép vải được gấp hai lần.) - Đường gấp được gấp ở mặt nào của mép vải? - Được khâu bằng mũi khâu nào? - Đường khâu được thực hiện ở mặt nào của vải? Hoạt động 2: Thực hành - Hoạt động cả lớp - Quan sát hình 1, 2, 3, 4. - Nêu các bước thực hiện. Hoạt động 3: Đánh giá nhận xét. - Hoạt động cả lớp: + Gv nêu tiêu chí để đánh giá một sản phẩm. - Hoạt động nhóm: + Theo tiêu chí, trong nhóm tự đánh giá bài nhau. + Chọn mỗi nhóm 1 sản phẩm đẹp nhất trưng bày thi đua trong 4 nhóm với nhau. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tập khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ----------------- š&› ------------- KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T3) I. Mục tiêu - Hs biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy – học - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa. - Vật liệu và dụng cụ: Một mảnh vải, len hoặc sợi khác màu,.... III . Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Khởi động - Hoạt động cả lớp: Hát tập thể một bài Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động thực hành HĐ1: Thực hành - Hoạt động cả lớp + Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3, 4. + Nêu các bước thực hiện. - Quan sát, uốn nắn thao tác cho những hs còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. HĐ2: Đánh giá sản phẩm - Hoạt động cả lớp: Trưng bày sản phẩm thực hành + GV nêu tiêu chí đánh giá: + Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. + Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. + Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau, cách đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. + Tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí. + GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tập khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ----------------- š&› ------------- Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 CHÍNH TẢ (nhớ- viết) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. - Luyện viết đúng những tiếng có dấu thanh dễ lẫn: dấu hỏi/dấu ngã - Làm đúng bt3 (viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho). - Gd hs ý thức viết chữ đúng, trình bày đẹp. II.Các hoạt động dạy - học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài - Hoạt động cả lớp: Viết vào vở nháp các từ: nghe ngóng, tưởng tượng,... 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài học; kí hiệu SGK; Ghi đề bài; Nêu tóm tắt mục tiêu bài học HS: Lấy SGK, Ghi đề bài vào vở, Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản 1. Hướng dẫn HS nhớ – viết chính tả Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - Hoạt động cả lớp: + HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu bài Nếu chúng mình có phép lạ. + HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước nhũng gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả. - Hoạt động cá nhân: + Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết. + HS nhắc lại cách trình bày bài thơ. Hoạt động 3: HS nhớ viết chính tả. - Hoạt động cả lớp: Việc 1: HS nhớ - viết bài vào vở Việc 2: HS soát lỗi. GV nhận xét, đánh giá C. Hoạt động thực hành Bài 2: - Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài Việc 2: Hoàn thành bài vào vở - H Đ cặp đôi: Trao đổi với bạn về kết quả của mình - Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo về kết quả bài làm của nhóm mình nổi tiếng - đỗ trạng - ban thưởng - rất đỗi - chỉ xin - nồi nhỏ - thưở hàn vi - phải - hỏi mượn - của - dùng bữa - để ăn - đỗ đạt. Bài 3 - Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài Việc 2: Hoàn thành bài vào vở - H Đ cặp đôi: Trao đổi với bạn về kết quả của mình - Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 2 – 3 em a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn b) Xấu người đẹp nết. c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi C. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT 3 ----------------- š&› --------------- TOÁN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân . - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. - Bài tập 1 (a), 2 (a). - Gd hs tính tích cực trong học tập. II. Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ - Hoạt động cả lớp: Nêu tính chất giao hoán của phép nhân 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản * Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân a. So sánh giá trị các biểu thức: - Hoạt động cả lớp + GV viết lên bảng: (2 x 3 ) x 4 và 2 x(3 x 4) + Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức này rồi so sánh. - Hoạt động cá nhân: Tính giá trị của biểu thức ( 2 x3 ) x 4 và 2 x(3 x 4) - Hoạt động cặp đôi: Trao đổi bài làm của mình với bạn - HS làm tương tự với các biểu thức còn lại ( 5 x 2 ) x 4 và 5 x ( 2 x 4 ) ( 4 x 5 ) x 6 và 4 x ( 5 x 6 ) b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân. - Hoạt động cá nhân: Đọc thầm yêu cầu của bài - Hoạt động nhóm : Việc 1: Nhón trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 2: Hoàn thành bài vào phiếu - Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 2 – 3 em Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của b thức a x ( b x c) ? * Ta có thể viết: ( a x b) x c = a x (b x c) Đây chính là tính chất kết hợp của phép nhân Kết luận: (SGK) 2- 3 em nhắc lại C. Hoạt động thực hành Bài 1: - HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Hoàn thành bài vào vở - HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của mình - HĐ cả lớp: Trình bày bài trước lớp 2 – 3 em 2. Bài 2: - HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Hoàn thành bài vào VBT - HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về kết quả của mình - HĐ nhóm: Báo cáo với cô giáo kết quả bài làm của các bạn a) 13 x 5 x 2 = 5 x 2 x 13 = 10 x 13 = 130 5 x 2 x 34 = 10 x 34 = 340 4. Chia sẻ giờ học HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ với người thân các tính chất của phép nhân KỂ CHUYỆN BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. Mục tiêu - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do gv kể). - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. - Giáo dục hs có ý chí cố gắng vươn lên trong học tập. II. Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Khởi động - Hoạt động cả lớp: Hát tập thể 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Kể chuyện - Hoạt động cả lớp: Nghe kể chuyện + GV kể lần 1: giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thong, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp + GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện a. Kể trong nhóm: - Hoạt động nhóm: Tập kể trong nhóm b. Kể trước lớp: - Hoạt động cả lớp: + HS kể từng đoạn trước lớp + Kể toàn bộ câu chuyện + Nhận xét từng HS kể. + Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người? + Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì? Kí đã cố gắng như thế nào? + Kí đã đạt được những thành công gì? Nhờ đâu mà Kí đạt được thành công đó? + HS nhận xét lời kể của bạn. c. Tìm hiểu ý nghĩa truyện. - Hoạt động cả lớp: + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? + Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí? + Em có biết hiện nay bác Nguyễn Ngọc kí đang làm gì và ở đâu không ? 3. Chia sẻ giờ học - Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành + Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học + Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC BA THỂ CỦA NƯỚC I. Mục tiêu - Nêu được nước tồn ở 3 thể: lỏng, khí ,rắn. - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. II. Đồ dùng dạy- học + Hình minh hoạ trang 45 SGK. + Bảng phụ vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. III. Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu tính chất của nước? 2. Theo em nước tồn tại ở những dạng nào? 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học B. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1. Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi + Hãy mô tả những gì em thấy ở hình 1 và hình 2? + Hình 1 và hình 2 cho thấy nước ở thể nào? + Hãy lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng? + Nêu những hiện tượng chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí? - Các hiện tượng : nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù Hoạt động 2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. * GV tổ chức cho HS học nhóm. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm quan sát hình vẽ và hỏi: + Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? + nước trong khay đã biến thành thể gì? + Hiện tượng đó gọi là gì? + Nêu nhận xét về hiện tượng này? * GV cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng: + Nước đá chuyển thành thể gì? + Tại sao có hiện tượng đó? + Em có nhận xét gì về hiện tượng này? Hoạt đông 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước + Nước tồn tại ở những thể nào? - rắn, lỏng, khí. + Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào? * GV nhận xét bổ sung từng câu trả lời cho HS. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước sau đó chỉ trên sơ đồ và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân ba thể của nước và những ứng dụng của nó ----------------- š&› ------------- Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu - Biết cách nhân với các số tận cùng là chữ số 0. - Vận dụng phép nhân với số tận cùng là chữ số 0 để tính nhanh, tính nhẩm. - Bài tập 1, 2. - Gd hs tính tích cực trong giờ học. II. Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ - HĐ: cả lớp: Nêu các tính chất mà em đã được học? + Tính bằng cách thuận tiện nhất 2 x 26 x 5 2. Xác định mục tiêu GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài B. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0. a. Phép nhân 1324 x 20 - Hoạt động cả lớp + GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20 + Số 20 có chữ số tận cùng là mấy? 20 bằng 2 nhân mấy? + Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) + Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 1324 x (2 x 10) + Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2 - Hoạt động cá nhân + HS đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20 và nêu cách thực hiện phép nhân của mình. + HS thực hiện tính: 124 x30 4578 x 40 5463 x 50 b. Phép nhân 230 X 70 - Hoạt động cả lớp + GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70 + Số 230 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? + Số 70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng - Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng. - Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7 - Hoạt động cá nhân + HS đặt tính và thực hiện tính rồi nêu cách thực hiện phép nhân của mình 230 x 70 + HS thực hiện tính 1280 x 30 4590 x 40 24630 x 500 C. Hoạt động thực hành 1. Bài 1 : - HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Tự hoàn thành bài vào VBT - HĐ nhóm đôi: Đổi chéo vở với bạn để KT bài - HĐ nhóm: Báo cáo với cô giáo kết quả bài làm của các bạn 2. Bài 2 : - HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Hoàn thành bài vào VBT - HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về bài làm của mình - HĐ cả lớp: Trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em a. 1326 x 300 = 397 800 b. 3450 x 20 = 690 00 c. 1450 x 800 = 1 160 000 3. Chia sẻ giờ học HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ với người thân cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ----------------- š&› ------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đang, đã, sắp). - Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bt thực hành(2, 3) trong sgk. - Hs khá, giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. - Gd hs sử dụng đúng từ trong nói và viết. II. Các hoạt động dạy- học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ - Hoạt động cả lớp: Động từ là gì? Cho ví dụ? 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động thực hành 1. Bài 1: - Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu BT Việc 2: Hoàn thành bài vào VBT - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình - Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài trước lớp ( 2- 3 em) + Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. + Rặng đào đã trút hết lá. Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi. 2. Bài 2: - Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm, xác định yêu cầu của BT Việc 2: Hoàn thành bài vào vở - Hoạt động cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình - Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn + Các từ cần điền đúng: đã, đã, đang, sắp. - Hoạt động cả lớp: 2 – 3 đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 3. Bài 3: - Hoạt động nhóm: Trưởng nhóm điều hành Việc 1: Đọc yêu cầu và đọc truyện vui trong SGK Việc 2: Trao đổi thảo luận để làm bài - Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở - Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 2 – 3 em C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài 3 ----------------- š&› --------------- Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017 TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được câu hỏi ở sgk). - Giáo dục KNS: + Xác định giá trị. + Tự nhận thức bản thức. + Lắng nghe tích cực. II. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ  - HĐ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Ông Trạng thả diều - HĐ cả lớp: Nghe 1- 2 bạn đọc trước lớp. Nhận xét kĩ năng đọc của bạn 2. Xác định mục tiêu bài học - GV: Giới thiệu bài học; ghi đề bài; nêu tóm tắt mục tiêu bài học - HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản 1. Luyện đọc Hoạt động 1: Nghe đọc bài - HĐ: cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm Hoạt động 2: Đọc- hiểu từ khó - HĐ cá nhân: Đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa để hiểu nghĩa của từ: nên, hành, lận, keo, cả, rã - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ngữ và lời giải nghĩa (một HS nêu từ, một HS nêu nghĩa của từ và đổi vị trí cho nhau) - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài. Hoạt động 3: Cùng luyện đọc - Hoạt động cả lớp: Có 7 câu tục ngữ - HĐ cặp đôi: Hai HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài HS lắng nghe để khen hoặc góp ý kiến cho bạn - HĐ nhóm: Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm ( 2 – 3 lượt) Việc 2: Đọc toàn bài: Lần lượt từng bạn đọc toàn bài HS lắng nghe để khen ngợi hoặc góp ý kiến cho bạn - HĐ cả lớp: Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn thi đọc trước lớp ( mỗi nhóm 1 bạn) Việc 2: HS và GV nhận xét, đánh giá. 2. Tìm hiểu bài - HĐ cá nhân: Đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi trong SGK - HĐ cặp đôi: HS nói cho bạn nghe câu trả lời của mình và chia sẻ ý kiến với bạn. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt trả lời từng câu hỏi. - HĐ cả lớp: Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi trước lớp: 1. Câu 1 (+ Khẳng định có ý chí nhất định thành công: Có công mài sắt cóp ngày nên kim. Người có chí thì nên.. + Khuyên giữ vững mục tiêu đã chọn: Ai ơi đã quyết thì hành....Hãy lo bền chí câu cua.. + Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.) 2. Theo em, hs rèn luyện ý chí gì? (Ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập,) 3. Các câu tục ngữ khuyên điều gì? (Giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn, ) Việc 2: Giáo viên chia sẻ - Qua bài học em hãy rút ra nội dung chính của bài 4. Luyện đọc lại – học thuộc lòng - H Đ cặp đôi: 2 HS nối tiếp đọc cho nhau nghe - H Đ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm luyện đọc để học thuộc lòng - H Đ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp + 1 – 2 em đọc lại toàn bài 5. Chia sẻ Hộp thư bè bạn Viết cho bạn mình biết qua bài học này mình học tập được điều gì C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đọc thuộc lòng các câu tục ngữ cho người thân nghe ----------------- š&› ------------- TOÁN ĐỀ – XI – MÉT – VUÔNG I. Mục tiêu - Biết đề – xi – mét vuông là đơn vị đo diện tích - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề – xi – mét vuông . - Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu sbiết chuyển đổi từ dm2 vuông sang cm2 và ngược lại . - Bài tập cần làm : Bài 1, 2 ,3 - Gd hs tính cẩn thận trong làm toán. II. Đồ dùng dạy học + Vẽ sẵn bảng hình vuông có diện tích 1dm2. III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ - HĐ cả lớp: Tính: 2471 x 100; 912 x 10 2. Xác định mục tiêu GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài B. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Ôn tập về xăng- ti- mét - Hoạt động cả lớp + GV Vẽ 1 hình vuông có diện tích là 1cm2. + 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét? Hoạt động 2: Giới thiệu đề-xi-mét vuông.(dm2). a. Giới thiệu đề-xi-mét vuông. - Hoạt động cả lớp + GV treo hình vuôngcó diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông. Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2 - Hoạt động cá nhân + HS thực hành đo cạnh của hình vuông. - Hoạt động cả lớp + Vậy 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. + Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2. + GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên. - Hoạt động cá nhân: Đọc thầm các đơn vị đo diện tích - Hoạt động cặp đôi: Đọc cho nhau nghe - Hoạt động cả lớp: Đọc trước lớp 2 – 3 em b. Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông. + Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. + 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét? + Vậy 100cm = 1dm2 C. Hoạt động thực hành 1. Bài 1 - HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Hoàn thành vào vở - HĐ nhóm đôi: Đọc cho bạn nghe bài làm của mình - HĐ cả lớp: Đọc trước lớp 2 – 3 em 2. Bài 2 - H Đ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập Việc 2: Tự hoàn thành vào vở - HĐ nhóm đôi: Đổi chéo vở với bạn để KT bài nhau - HĐ nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn 3. Bài 3 - Hoạt động nhóm: Trưởng nhóm điều hành nhóm đọc yêu cầu BT, nêu cách làm - Hoạt động cá nhân: Hoàn thành bài vào VBT - Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 2 – 3 em + 1dm2 = 100cm2 ; 48dm2 = 4800 cm2... + 100cm2 = 1dm2 ; 2000cm2 = 20 cm2.. 3. Chia sẻ giờ học HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ với người thân cách vẽ hai đường thẳng vuông góc ----------------- š&› ------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong sgk. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra. - Giáo dục hs có ý thức lịch sự, thân ái khi giao tiếp. II. Đồ dùng dạy – học + Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học A. Hoạt động khởi động 1. Khởi động - Hoạt động cả lớp: Hát 1 bài tập thể 2. Xác định mục tiêu bài học GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học HS: Lấy SGK; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn trao đổi a. Phân tích đề bài: - Hoạt động cả lớp + HS đọc đề bài. - Hoạt động nhóm đôi + Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? + Trao đổi về nội dung gì? + Khi trao đổi cần chú ý điều gì? b. Hướng dẫn tiến hành trao đổi. - Hoạt động cả lớp + HS đọc gợi ý. + HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị * GV treo bảng phụ tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. + Nhân vật có trong các bài của SGK: * Ví dụ: Về Nguyễn Ngọc Kí. - HS đọc gợi ý 3, sau đó gọi 2 cặp thực hiện hỏi đáp. + Người nói chuyện với em là ai? Em xưng hô thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện? c. Thực hành trao đổi. - Hoạt động nhóm + HS trao đổi trong nhóm + Trao đổi trước lớp - Hoạt động cả lớp - Nội dung trao đổi đã đúng chưa? Có hấp dẫn không? - Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa? - Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao? 3. Chia sẻ giờ học - Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành + Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học + Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ với người thân kiến thức em đã nắm được qua bài học ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? I. Mục tiêu - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học + Các hình minh hoạ SGK/46;47. III. Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? 2. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước? 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. H: Khi trời nổi giông, em thấy có những hiện tượng gì? Hoạt động 1: Sự hình thành mây. + GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi cùng nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1;2;3, sau đó vẽ lại và trình bày sự hình thành mây. + Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ thấp. Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra? + Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ trình bày câu chuyện về giọt nước. * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. H: Khi nào thì có tuyết rơi? - Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 0oc hạt nước sẽ là tuyết. * Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. Hoạt động 3:Trò chơi “Tôi là ai?” + GV chia lớp làm 5 nhóm và đặt tên cho từng nhóm: nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa, tuyết. + Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau: 1. Tên mình là gì? 2. Mình ở thể nào? 3. Mình ở đâu? 4. Điều kiện nào mình biến thành người khác? ----------------- š&› ------------- Địa lí ÔN TẬP I. Mục tiêu - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các Cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ. II. Hoạt động học A. Hoạt động khởi động - TBVN: Cho lớp hát - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản * Hình thành kiến thức mới Việc 1: Chỉ các địa danh ở mục 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam/Tr97 - Hoạt động cá nhân: Quan sát tranh và tìm các địa danh ở mục 1. - Hoạt động cả lớp: Chia sẽ trước lớp – nhận xét – bổ sung. Việc 2: Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. - H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 11.doc
Tài liệu liên quan