TOÁN
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Rèn kĩ năng nhận biết yếu tố hình học. BTCL: 1;2.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi Đố bạn?
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Việc 1: HS quan sát hình vẽ ở SGK, nhận xét hình dạng của hình, từ đó có biểu tượng về hình bình hành.
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây, ai là người lao động? Vì sao?
*Ghi nhớ: HS nhận biết giá trị của người lao động chân chính.
Bài 2: Hãy cho biết, những người lao động trong các tranh dưới đây làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
Bài 3: HS nêu các việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc làm thiếu kính trọng người lao động.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm.
* KNS: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Sưu tầm câu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng người lao động.
----------------- & -------------
KĨ THUẬT
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu
- Biết được lợi ích của viêc trồng rau, hoa.
- Biết liện hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn kể tên các loài rau, hoa mình biết.
- Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Việc 1: HS quan sát một số tranh kết hợp với đọc nội dung trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
+ Gia đình em thường sử dụng các loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau thường được sử dụng như thế nào trong các bữa ăn?
+ Rau còn được sử dụng làm gì?
+ Hoa có những lợi ích nào?
- Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả với nhau để nắm ích lợi của rau, hoa.
2. Những điều kiện, khả năng phát triển rau, hoa ở nước ta.
- Việc 1: HS tìm hiểu các điều kiện, khả năng phát triển rau, hoa ở nước ta.
+ Nước ta có những điều kiện gì thuận lợi cho việc trồng rau, hoa?
+ Để cây rau, hoa phát triển thuận lợi cần phải có những điều kiện gì?
+ Hãy nêu tên một số loại rau, hoa được trồng chủ yếu ở nước ta?
- Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả thảo luận để nắm điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Các nhóm trưng bày tranh ảnh hay vật mẫu thật về các loại rau, hoa đã chuẩn bị.
- Việc 2: Cử bạn thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
* KNS: Liên hệ GDHS phải học thật tốt để nắm vững những điều kiện, kĩ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS tìm hiểu về các loại rau được trồng ở gia đình và địa phương mình.
----------------- & -------------
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
- GDHS ý thức học tốt môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa.Phiếu hoạt động nhóm, SGK,..
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động:
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn nêu các ích lợi rau, hoa.
- Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu vật liệu chủ yếu được sử dụng trong việc trồng rau, hoa.
- Việc 1: HS quan sát một số tranh kết hợp với đọc nội dung trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ?
+ Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ?
+ Mỗi loài cây có cần nhửng loại phân bón giống nhau không ?
+ Ngoài phân giống cây còn cần điều kiện nào?
- Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả với nhau để nắm vật liệu chủ yếu được sử dụng trong trồng rau, hoa.
2. Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
- Việc 1: HS đọc nội dung trong SGK kết hợp với quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các dụng cụ sử dụng trong việc trồng rau, hoa mà em biết?
+ Nêu cấu tạo, cách sử dụng, tác dụng của các dụng cụ đó?
- Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả thảo luận để nêu về cấu tạo, cách sử dụng, tác dụng của các loại dụng cụ trồng rau, hoa.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Các nhóm trưng bày tranh ảnh hay vật mẫu thật về các loại dụng cụ trồng rau, hoa đã chuẩn bị.
- Việc 2: Cử bạn thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
* KNS: Liên hệ GDHS phải học thật tốt để nắm vững những điều kiện, kĩ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Tìm hiểu đặc điểm các loại dụng cụ trồng rau, hoa mà gia đình mình có.
----------------- & -------------
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông và cách đổi đơn vị đo đó.
- Vận dụng làm một số bài tập vào vở ôn luyện Toán 4 trang 62; 63.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
1. Kiến thức, kĩ năng cần ghi nhớ.
- Việc 1: HS mở vở ôn luyện Toán trang 62 và đọc thông tin trong phần đóng khung.
- Việc 2: Chia sẻ kiến thức về ki-lô-mét vuông, đặc điểm hình bình hành.
2. Bài tập ôn luyện.
- Việc 1: HS mở vở ôn luyện Toán 4 trang 62; 63, trao đổi với nhau và làm bài.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
* Chú ý: HD đổi đơn vị đo diện tích đã học( Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần)
Bài 2: Đọc kĩ bài toán, tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: HS đọc kĩ bài toán, áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 5: Đọc số liệu trên hình bình hành, tính chu vi, diện tích hình bình hành.
Bài 6: HS tính tích các chữ số, dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 để nêu đáp án.
- Việc 2: Em đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn.
- Việc 3: Chia sẻ kiến thức thông qua bài tập.Nhận xét, bổ sung( nếu thiếu) kết quả.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn kiến thức về đơn vị đo diện tích và hình bình hành.
----------------- & -------------
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2017
CHÍNH TẢ: (Nghe- viết)
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn s / x; iêc / iêt (BT2).
* GDHS thấy được vẽ đẹp kĩ vĩ của cảnh vật đất nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
- Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức thi Tìm và viết tiếng có âm đầu r / d / gi vần ât/ âc.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu nội dung bài viết.
- Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài chính tả.
- Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi ? Đoạn văn nói điều gì?
* GDHS thấy được vẽ đẹp kĩ vĩ của cảnh vật đất nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
- Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : công trình, kiến trúc, hành lang, ngạc nhiên,...
2. Nghe - viết
- Việc 1: HS gấp SGK lại, nghe GV đọc bài và viết bài chính tả vào vở.
- Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau.
- Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn.
+ GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT.
Bài 2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn.
Bài 3: Xếp các từ ngữ thành hai cột( từ ngữ viết đúng chính tả, Từ ngữ viết sai chính tả).
- Việc 2: Trao đổi nắm cách viết tiếng bắt đầu bằng s/ x hoặc vần iêc/ iêt.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu s/ x hoặc vần iêc/ iêt.
----------------- & -------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Chuyển đổi được các số đo diện tích (BT1, 3b).
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột (BT5).
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi “Đố bạn? ”
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS mở SGK trang 100; 101, trao đổi để làm bài 1; 3b;5.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
*Chú ý: Cách đổi đơn vị đo của mình.
Bài 3: HS đọc số đo diện tích của các thành phố, so sánh diện tích.
*Chú ý: Cách so sánh các số đo đại lượng.
Bài 5: Đọc thông tin để nắm khái niệm về mật độ dân số. Quan sát kĩ biểu đồvà đọc biểu đồ trang 101 SGK:
? Biểu đồ thể hiện điều gì ? Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố ?
+ Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ và tính toán số liệu biểu đồ.
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS ôn lại cách chia cho số có ba chữ số.
----------------- & -------------
KỂ CHUYỆN
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng trnh minh họa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- GDHS ham thích đọc truyện và kể cho người khác cùng nghe..
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Nghe giáo viên kể chuyện.
- Việc 1: Cá nhân mở SGK trang 8, quan sát tranh.
- Việc 2: Lắng nghe GV kể chuyện.
+ Lần 1 GV kể chuyện bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện.
+ Lần 2 GV kể chuyện có kèm tranh minh họa.
* Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
B. Hoạt động thực hành
1. Thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh.
- Việc 1: HS quan sát tranh ở SGK/8 tìm lời thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1 hoặc 2 câu( Viết nhanh dưới mỗi tranh 1 lời thuyết minh)
- Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bạn.
2. Kể chuyện.
- Việc 1: HS quan sát tranh, tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp.
- Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì?
- Việc 2: Bình chọn bạn hiểu nhất ý nghĩa câu chuyện.
C. Hoạt động ứng dụng
- Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe.
----------------- & -------------
KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình trang 74,75 SGK, hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương.
- HS: Chong chóng (đủ dùng cho mỗi HS)
III. Các hoạt động dạy học
A. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
- Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với con người?
2. GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Thí nghiệm để biết xung quanh ta có gió
- Yêu cầu tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị chong chóng của các bạn, chong chóng có quay được không?
- GV giao nhiệm vụ cho HS - GV tổ chức cho HS chơi ngoài sân (theo nhóm 6 HS)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi (GV đến từng nhóm nhắc các em thực hiện nhiệm vụ đã giao trước khi chơi)
- Tổ trưởng đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo KQ.
KL: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió.
HĐ 2: Nguyên nhân gây ra gió.
- Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng mục thực hành trang74 SGK, cả lớp đọc thầm.
- GV làm thí nghiệm, HS quan sát các hiện tượng xảy ra và trả lời CH trong SGK.
- GV kết luận nguyên nhân gây ra gió (SGV)
HĐ 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
- HS làm theo nhóm đôi, quan sát tranh 6, 7 trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Hình vẽ, khoảng thời gian nào trong ngày? Mô tả hướng gió được minh họa trong hình? (HS trả lời)
- Tại sao ban ngày có gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển? (HS trả lời)
- Lớp nhận xét, GV chốt câu trả lời đúng.
C. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về tác hại do bão gây.
----------------- & -------------
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2017
TOÁN
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Rèn kĩ năng nhận biết yếu tố hình học. BTCL: 1;2.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi Đố bạn?
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Việc 1: HS quan sát hình vẽ ở SGK, nhận xét hình dạng của hình, từ đó có biểu tượng về hình bình hành.
- Việc 2: Chia sẻ về biểu tượng hình bình hành với nhau.
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
- Việc 1: HS thực hành đo độ dài của các cặp cạnh đối diện của hình bình hành ở SGK/102 để tìm đặc điểm hình bình hành.
- Việc 2: HS tìm các đồ vật trong thực tiễn có dạng là hình bình hành.
- Việc 3: Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận với nhau.
+ GV khắc sâu kiến thức về đặc điểm hình bình hành.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS mở SGK trang 102 trao đổi để làm bài 1; 2. HS có thể làm thêm các bài còn lại.
Bài 1: Quan sát các hình ở SGK , nhận dạng hình đã học.
+ HS nhắc lại đặc điểm các hình đã học đó.
Bài 2: Quan sát hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ ở SGK ; nắm các cặp đối diện của tứ giác ABCD của hình bình hành MNPQ.
? Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
?Tìm các cặp cạnh đối xứng trong các hình?
* Khuyến khích HS làm thêm:
Bài 3: HS thực hành vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành.
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng là hình bình hành.
----------------- & -------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2;3).
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu kể Ai làm gì?.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét
- Việc 1: HS mở SGK trang 6 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập.
Bài 1; 2: HS đọc đoạn văn, tìm câu kể Ai làm gì?, xác định CN trong mỗi câu vừa tìm được.
Bài 3: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ.
Bài 4: Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành.
- Việc 2: HS trao đổi nội dung bài tập ở SGK với nhóm bạn.
- Việc 3: HS nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho nhóm bạn(nếu có).
2. Ghi nhớ
- Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 7.
- Việc 2: HS tập đặt những câu kể Ai làm gì? Và tìm chủ ngữ trong câu vừa đặt đó.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc yêu cầu, trao đổi với bạn trong nhóm cùng làm bài tập 1; 2;3 ở SGK trang 7 rồi viết kết quả vào vở LTVC
Bài 1: Tìm những câu kể Ai làm gì? và xác định CN của từng câu vừa tìm được.
Bài2: Cá nhân đọc yêu cầu và tự làm bài rồi trình bày trong nhóm.
Bài 3:Cùng bạn quan sát tranh, đặt câu với mỗi người và vật miêu tả trong bức tranh.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Em đọc cho bố mẹ nghe đoạn văn em vừa viết ở lớp.
----------------- & -------------
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất; thuộc ít nhất 3 khổ thơ.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn đọc bài Bốn anh tài.
- Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh, trải nghiệm.
- Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 9.
- Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn.
2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài.
- HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm.
3. Luyện đọc.
- Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc.
- Việc 2: Luyện đọc ngắt nhịp đúng một số câu thơ, ngắt giọng hết khổ thơ.
- Việc 3: HS nối tiếp nhau đọc 7 đoạn (tương ứng với 7 khổ thơ)
* Chú ý: Giọng đọc chậm, dàn trải, dịu dàng, đọc chậm hơn ở câu thơ kết.
- Việc 4: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn.
4. Trả lời câu hỏi.
- Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 10 và trả lời thêm câu hỏi: ? Nêu ý chính của mỗi đoạn và ý nghĩa của câu chuyện?
- Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu).
* KNS: HS dù có đi đâu cũng cần phải nhớ đường về ba mẹ.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS tham gia trò chơi Thả thơ để đọc thuộc bài thơ.
Nhận xét bình chọn bạn đọc thuộc nhiều khổ thơ nhất, có giọng đọc hay nhất.
- Việc 2: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS đọc bài thơ cho người thân nghe.
----------------- & -------------
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu
- Biết cách tính diện tích hình bình hành .
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến diện tích hình bình hành. BTCL: 1; 3a
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động:
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Trò chơi : Cắt ghép hình.
- Việc 1: Nhóm trưởng chức trò chơi Cắt ghép hình trong nhóm.
? Diện tích hình chữ nhật được ghép như thế nào so với diện tích của hình ban đầu?
? Hãy tính diện tích hình chữ nhật?
- Việc 2: Kẻ đường cao của hình bình hành. Đo chiều cao, cạnh đáy của HBH, so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài của HCN đã ghép được.
- Việc 3: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
2. Công thức tính diện tích của hình bình hành.
- Việc 1: HS quan sát hình vẽ ở SGK/103 nhận biết cạnh đáy, chiều cao của HBH.
? Để tính diện tích hình bình hành ta tính theo cách nào ?
? Phát biểu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình bình hành?
- Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận với nhau.
+ GV khắc sâu kiến thức về tính diện tích hình bình hành.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS mở SGK trang 104 làm bài 1; 3a. HS có thể làm thêm các bài còn lại.
Bài 1: Tính diện tích mỗi hình bình hành.
+ Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích HBH khi biết độ dài đáy và chiều cao.
Bài 3b: Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy và chiều cao.
+ HS đổi đơn vị đo độ dài đáy về cm.
Bài 2: Tính diện tích hình chữ nhật và hình bình hành.
Bài 3a: Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy và chiều cao.
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS ôn lại cách tính diện tích hình bình hành.
----------------- & -------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật .
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học.
- Giáo dục cho các em ý thức ham viết văn và giữ gìn đồ vật cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc yêu cầu, trao đổi với bạn trong nhóm cùng làm bài tập 1; 2 ở SGK trang 10 rồi viết vào VBT in.
Bài 1: Đọc một số đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Nhận xét đặc điểm giống nhau, khác nhau trong các đoạn văn đó.
Bài 2: HS viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
* Chú ý: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn học của em, có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà viết bài văn tả cái cặp của em.
----------------- & -------------
KHOA HỌC
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống: Theo dõi bản tin thời tiết, cắt điện, tàu thuyền không ra khơi; đến nơi trú ẩn an toàn.
- Có ý thức trong việc phòng chống bão.
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình minh họa trang 76,77 sgk
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS lên bảng giải thích tại sao có gió?
2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
A.Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 sgk.
- Em thường nghe thấy các cấp độ của gió khi nào?
- HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76 thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (nội dung phiếu: trang 140 SGV)
KL: Gió có khi thổi mạnh,có khi thổi yếu, gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.
- HS rút ra kết luận. HS nhắc lại.
HĐ 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão
- HS QS hình 5, 6 và đọc thầm mục bạn cần biết trang 77 sgk thảo luận nhóm 4 TLCH:
- Hãy nêu những dấu hiệu khi trời có giông?
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
- Tác hại do bão gây ra?
- Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết? (GVgiúp đỡ các nhóm gặp khó khăn)
KL: Các hiện tượng giông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa,.... chúng ta cần phải đề phòng tai nạn do bão gây ra - 2 HS nhắc lại.
HĐ 3: Trò chơi ghép chữ vào hình
- GV phô tô 4 hình minh họa các cấp của gió trang 76 SGK, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời, các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
C. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS không đi ra ngoài khi có gió, giông, bão.
----------------- & -------------
ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Chỉ vị trớ đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đông Tháp Mười, Kiên Giang, mũi Cà Mau.
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về Địa hình, đất đai, sông ngòi, của đồng bằng Nam Bộ...
- Quan sát hình, tìm và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam bộ: Sông Tiền, sông Hậu.
- Biết cách cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên VN.
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy – học
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Hà Nội.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Vị trí, đặc điểm của ĐBNB
- HS trinh bày đặc điểm tiêu biểu và chỉ vị trí ĐBNB trên bản đồ VN.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thõn, trả lời cỏc cõu hỏi SGV/94.
- HS trình bày trên bản đồ và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết hợp ghi nhanh các ý kiến đúng lên bảng và bổ sung cho hoàn chỉnh
Đồng bằng Nam Bộ
Nguồn gốc hình thành
Do phù xa của hệ thống sông Mê- kôngvà sông Đồng Nai bồi đắp nên
Diện tích
Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta
Đất
Đất phù xa, đất chua,
đất mặn
HĐ 2: Mạng lưới sông ngũi, kờnh rạch chằng chịt
- HS quan sỏt hỡnh 2 trong SGK và trả lời cỏc cõu hỏi của mục 2.
- HS nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở ĐBNB.
- HS chỉ trên lược đồ. Kể tên trước lớp.
- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế,... Trên bản đồ địa lí VN.
- HS nhận xét về đất đai của ĐBNB.
HĐ3: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- GV đưa ra ô chữ với những lời gợi ý.
- YC HS tìm ra các ô chữ ở hàng ngang, hàng dọc.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi. Tổ chức cho HS chơi.
- HS chơi. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Hoạt động ứng dụng.
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ biết cách cải tạo đất chua mặn ở để cải tạo môi trường, phục vụ sản xuất.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài ở nhà.
----------------- & -------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 19.doc