Giáo án lớp chồi - Chủ đề 1: Trường mầm non – Tết trung thu

1. Quan sát có mục đích: Vườn cổ tích

a. Mục đích:

- Trẻ biết vườn cổ tích có những con vật gì, có những câu chuyện cổ tích, tên các loài cây trong vườn cổ tích.

- GD trẻ khi ra chơi giữ gìn các con vật, không ngồi lên các con vật làm vỡ hỏng các con vật.

b. Chuẩn bị

- Vườn cổ tích trong sân trường.

c. Cách tiến hành

 - Cô cho trẻ trò chuyện đàm thoại về chủ đề .

 - Cho trẻ đứng xung quanh vườn cổ tích cho trẻ quan sát, cô giới thiệu và đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.(Các câu chuyện cổ tích, các nhân vật trong chuyện, tên các loài cây )

- GD trẻ khi ra chơi giữ gìn các con vật, không ngồi lên các con vật làm vỡ hỏng các con vật, giữ gìn các đồ chơi trong vườn cổ tích.

 

docx60 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề 1: Trường mầm non – Tết trung thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho những bạn xứng đáng được nhận cờ - từng tổ - từng trẻ lên lấy cờ cắm vào ô của mình. - Cô khen ngợi, khuyến khích trẻ cố gắng hơn * Vệ sinh – trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày ... ************************* Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018 Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TẠO HÌNH: Tô màu tranh trường mầm non 1 Mục đích – Yêu cầu a. Kiến thức - Trẻ biết được tên trường, lớp mình đang học. - Trẻ biết tô trường mầm non, biết các màu sắc và tô đẹp đúng không chờm ra ngoài b. Kỹ năng - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng di màu - Trẻ tô không bị chờm ra ngoài. c. Thái dộ - Giáo dục: trẻ biết yêu quý mọi người ,biết vâng lời cô giáo. 2 Chuẩn bị - Tranh về trường mầm non. - Bút màu, vở tạo hình. 3. Cách tiến hành NDHĐ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức * HĐ1: Quan sát tranh, đàm thoại * HĐ2: Trẻ thực hiện * HĐ3: Nhận xét sản phẩm - Cô và trẻ hát bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô đàm thoại cùng trẻ về bài hát và trường MN - Hôm nay cô có một bức tranh rất đẹp. Các con nhìn xem bức tranh vẽ gì nhé? * Tranh 1: Trường mầm non - Bức tranh vẽ gì? - Ai có nhận xét gì về bức tranh? + Đây là ai các con? + Còn đây là ai các con? + Có bạn nào biết trường chúng mình đang học là trường mầm non gì? không? * Tranh 2, 3 : cô cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự tranh 1. - Cô hỏi ý định tô màu, tư thế ngồi và cách cầm bút. - Trẻ thực hiện - Cô hỏi ý định tô màu tranh của 1-2 trẻ. Nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ tô đẹp - Cô động viên và hướng dẫn thêm cho những trẻ tô yếu. - Cô cho từng tổ lên treo sản phẩm. - Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn. - Cô động viên , khuyến khích trẻ. * Kết thúc: chuyển hoạt động - Trẻ hát cùng cô - Trẻ đàm thoại cùng cô - Trẻ quan sát - Tranh vẽ về trường Mầm non. - Trẻ nêu nhận xét + Cô giáo + Các bạn nhỏ + Trường mầm non Phú Sơn - Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô - Trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút - Trẻ thực hiện tô mầu tranh trường mầm non. - Trẻ nhận xét sản phẩm. II. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc phân vai: Cô giáo, nấu ăn. - Góc xây dựng: Xây dựng trường MN. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non, tết Trung Thu, làm sách tranh về trường MN - Góc nghệ thuật: Múa hát về trường MN; vẽ và tô màu đèn lông, bánh trung thu - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - TCVĐ: Tìm bạn thân, tạo dáng III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: Vườn cổ tích a. Mục đích: - Trẻ biết vườn cổ tích có những con vật gì, có những câu chuyện cổ tích, tên các loài cây trong vườn cổ tích. - GD trẻ khi ra chơi giữ gìn các con vật, không ngồi lên các con vật làm vỡ hỏng các con vật. b. Chuẩn bị - Vườn cổ tích trong sân trường. c. Cách tiến hành - Cô cho trẻ trò chuyện đàm thoại về chủ đề . - Cho trẻ đứng xung quanh vườn cổ tích cho trẻ quan sát, cô giới thiệu và đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.(Các câu chuyện cổ tích, các nhân vật trong chuyện, tên các loài cây) - GD trẻ khi ra chơi giữ gìn các con vật, không ngồi lên các con vật làm vỡ hỏng các con vật, giữ gìn các đồ chơi trong vườn cổ tích. 2.Trò chơi vận động: Tìm bạn thân - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi và chơi cùng trẻ 2 - 3 lần. - Cô bao quát trẻ chơi 3.Chơi tự do: - Cô quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Rèn kĩ năng rửa tay 1. Mục đích - Trẻ biết rửa tay đúng quy trình - Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và khả năng ghi nhớ của trẻ - GD trẻ có thói quen giữ gìn tay chân sạch sẽ 2. Chuẩn bị - Xà phòng dùng cho trẻ - Nước sạch, khăn lau tay, bình đựng nước sạch, xô đựng nước bẩn 3. Cách tiến hành - Cô cho cả lớp đọc bài thơ " Rửa tay" - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về điểu gì? ( rửa tay) - Khi nào chúng mình cần rửa tay? - Cô làm mẫu + phân tích thao tác rửa tay + B1. Làm ướt bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng chà sát 2 bàn tay vào nhau. + B2. Dùng các ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. + B3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại + B4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại + B5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại và ngược lại. + B6. Xả nước rửa cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch, chú ý kỳ chỗ bẩn cho đến khi sạch xà phòng mới thôi, lau khô tay bằng khăn sạch. - GD trẻ biết tiết kiệm nước sạch * Trẻ thực hiện: Cô cho từng nhóm trẻ từ 2-3 trẻ thực hiện GD trẻ: phải luôn giữ gìn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tiết kiệm nước * Nêu gương cuối ngày - Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn hoa bé ngoan - Cô nêu lại 3 tiêu chuẩn - Cô cho trẻ tự nhận xét theo tổ => lớp nhận xét => cô nhận xét - Mời những trẻ ngoan lên nhận cờ, cô phát cờ, cả lớp vỗ tay Tương tự với khác tổ còn lại - Cô động viên những trẻ không được hoa bé ngoan cố gắng hơn, khích lệ những bạn được hoa bé ngoan * Vệ sinh – trả trẻ ******************************** Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018 Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: ÂM NHẠC: VĐ: Cô và mẹ Nghe hát: Cô giáo Trò chơi: Ai đoán giỏi 1. Mục đích – yêu cầu a. Kiến thức - Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả - Trẻ hiểu được nội dung bài hát - Trẻ biết hát đúng nhạc, rõ lời, biết múa cùng cô cả bài hát - Tham gia chơi trò chơi đúng theo yêu cầu. b. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc đoán tên bài hát. - Kỹ năng múa kết hợp với lời ca. c. Thái độ - GD trẻ biết yêu và nghe lời bố mẹ, cô giáo - Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về trường mầm non. - Đàn, xắc xô, mũ chóp. 3. Cách tiến hành NDHĐ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức *HĐ1: Dạy vận động *HĐ2: Nghe hát *HĐ3:Trò chơi - Cô cho trẻ quan sát tranh về trường mầm non. - Cô và trẻ đàm thoại về những bức tranh, sau đó cô dẫn dắt vào bài. - Có một bài hát cũng nói về mẹ và cô giáo. Bạn nào giỏi hãy cho cô biết đó là bài gì? - Cô cho cả lớp hát bài hát "cô và mẹ" - Cho trẻ nhắc lại tên bài hát và tác giả Để bài hát thêm hay cả lớp mình hãy hát và vận động cùng cô bài hát này nhé! - Cô hát và vận động lần 1: không phân tích. - Cô hát và vận động lần 2: Phân tích - Cô hát đến đâu phân tích đến đó. - Cho trẻ thực hiện cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Hôm nay cô thấy lớp học rất giỏi và cô muốn tặng lớp mình 1 bài hát đó là bài hát "cô giáo" - Cô hát lần 1 giới thiệu bài hát và tác giả. - Giảng nội dung: Bài hát nói về môt người mẹ cũng là cô giáo, cô rất yêu quý và ngày ngày dạy dỗ các con và mong các con của mình nên người và là cháu ngoan bác hồ đấy. - Cô hát lần 2: Múa minh họa. + Cô vừa hát xong bài gì? Ai sáng tác? - Lần 3: Cô động viên khuyến khích trẻ hát và vận động cùng cô. * TC: Ai đoán giỏi. - Cô phổ biến cách chơi và luât chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ và cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi - Trẻ quan sát và trò chuyện về tranh - Trẻ đàm thoại cùng cô - Bài " Cô và mẹ" - Cả lớp hát - BH " Cô và mẹ" tác giả Phạm Tuyên - Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe + Trẻ trả lời - Trẻ hát và vận động cùng cô - Trẻ chơi trò chơi 2-3 lần - Trẻ tham gia chơi hứng thú - Trẻ ra ngoài chơi II. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo, nấu ăn. - Góc xây dựng: Xây dựng trường MN. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non, tết Trung Thu, làm sách tranh về trường MN - Góc nghệ thuật: Múa hát về trường MN; vẽ và tô màu đèn lông, bánh trung thu - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - TCVĐ: Tìm bạn thân, tạo dáng III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây cảnh a. Mục đích - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây cảnh: hình dáng, cấu tạo, màu sắc. - Biết trồng cây để tạo môi trường xanh, làm đẹp. - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây. b. Chuẩn bị - Sân bãi rộng rãi, thoáng mát. - Trang phục cho cô và trẻ. c. Cách tiến hành - Cô dẫn trẻ đi tham quan vườn cây cảnh vừa đi vừa hát bài "đoàn tàu nhỏ xíu"... - Cô trò chuyện cùng trẻ : + Vườn cây có đẹp không?  + Vì sao những cây này lại trồng ở trong chậu?  + Người ta trồng những cây này để làm gì ? ... Vì sao gọi là cây cảnh?  + Những cây cảnh này có gì đẹp? - Cô chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi nhóm quan sát một cây cảnh mà trẻ thích ...  - Sau đó cô gợi ý cho từng nhóm mô tả cây cảnh của nhóm mình: + Cây cảnh của nhóm các bạn có gì đẹp? ( lá xếp nhiều tầng ... ) + Hãy nhìn xem cây cảnh này có gì đặc biệt? (thân dây leo ... thân có gai ... ) + Thân của cây cảnh này ntn? ( thân mềm, cứng ... ) + Lá của cây có dạng gì? ( lá dài ..lá tròn ... lá có nhiều màu ... ) + Cây cảnh này có hoa không? ( cô gợi ý cho trẻ khám phá điểm đặc trưng của loại cây: màu sắc, hình dạng của lá, thân ... ) + Các bạn còn biết loại cây cảnh nào nữa không?  + Trồng cây cảnh để làm gì vậy? ... Các bạn có thích cây cảnh không?  + Phải làm sao để cây luôn có lá xanh tốt, luôn nở hoa đẹp? - GD trẻ biết chăm sóc, giữ gìn, không ngắt lá, hái hoa ... 2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô phổ biến cách chơi,luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ 3. Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Tập Arobic. a. Mục đích - Trẻ tập đúng nhịp bài hát, đúng động tác theo cô - Trẻ tự tin tập các động tác cùng cô. b. Chuẩn bị - Đĩa, bài hát. c. Cách tiến hành: - Cho trẻ ra sân cho trẻ xếp hàng - Cô tập mẫu - trẻ tập theo cô - Trẻ tự tin tập theo cô và tập đúng nhịp bài hát và tập theo cô đúng động tác. - Cho trẻ chơi tự do. * Nêu gương cuối tuần Cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát. + Các con vừa hát bài hát nói về điều gì nào ? + Hoa bé ngoan để tặng ai? - Muốn được hoa bé ngoan thì hàng ngày các con phải đạt được những tiêu chuẩn gì? + Hàng ngày đi học các con phải ntn? + Giờ ăn, giờ ngủ thì sao? - Bé ngoan: Lễ phép nghe lời ông bà, bố mẹ và cô giáo... - Bé chăm: Đi học đều, đúng giờ, khi ngồi học phải chú ý nghe cô giảng bài và hăng say phát biểu. - Bé sạch: Đầu tóc gọn gàng quần áo sạch sẽ' giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp và vệ sinh môi trường. - Cho từng tổ lên nhân xét về mình xem có đủ tiêu chuẩn để nhận cờ bé ngoan không? + Ai thấy mình xứng đáng được nhân cờ bé ngoan thì đứng ên + Vì sao con thấy mình xứng đáng được nhận cờ bé ngoan? + Cả lớp thấy bạn có xứng đáng không ? - Cô tặng cờ cho những bạn xứng đáng được nhận cờ - từng tổ - từng trẻ lên lấy cờ cắm vào ô của mình. - Cô khen những bạn đã được cắm cờ bé ngoan ngày hôm nay còn những bạn ngày hôm nay chưa được cắm cờ thì hôm sau các con cố gắng hơn để được cắm cờ nhé. - Nhận xét chung hoạt động trong tuần * Vệ sinh – Trả trẻ. **************************** TUẦN 3 Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2018 Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KPKH: Trò chuyện về lớp học của bé 1. Mục đích – yêu cầu a. Kiến thức - Trẻ hiểu biết về lớp học của mình, về cô giáo và các bạn trong lớp. - Trẻ nhận biết được một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp học. b. Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Trẻ biết cách ghép đôi để chơi trò chơi “Tìm bạn thân” c. Thái độ - Trẻ có ý thức bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp . - GD trẻ đoàn kết với bạn bè, lễ phép với cô giáo. 2. Chuẩn bị + Đồ dùng của cô: - Băng đĩa nhạc ghi âm bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Tranh ảnh về hoạt động của cô và các bạn. - Một số đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp ở các góc. + Đồ dùng của trẻ : - Lô tô. 3. Cách tiến hành. NDHĐ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức, gây hứng thú * HĐ1: Quan sát và đàm thoại về lớp học * HĐ2: Luyện tập - Cô cho trẻ hát bài" Trường chúng cháu là trường MN" - Cô đàm thoại cùng trẻ về bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài học - Các con học lớp gì ? - Lớp mình có những ai ? - Bạn trai và bạn gái có điểm gì giống nhau? - Bạn trai và bạn gái khác nhau chỗ nào? - Các con đến lớp để làm gì ? - Ở lớp chúng mình phải như thế nào ? - Cô cho trẻ quan sát các đồ dùng, đồ chơi bày trong từng góc: + Ở đây có những đồ dùng, đồ chơi gì? + Cái này là cái gì? - Các góc khác hỏi tương tự - Những đồ vật trong lớp để làm gì ? - Bàn ghế để làm gì? - Đồ chơi để làm gì? - Muốn các đồ dùng, đồ chơi không bị hỏng các con phải làm gì? * Trò chơi: Tìm bạn thân - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát, động viên trẻ chơi * Kết thúc: Cô cho trẻ làm chim con nhẹ nhàng ra ngoài chơi - Cả lớp hát - MG 4-5 tuổi B1 - Cô giáo, bạn trai, bạn gái - Cùng học 1 lớp MN - Bạn trai tóc ngắn, mặc quần áo, bạn gái để tóc dài, mặc váy, đeo vòng - Để học múa, học hát, học chữ và để bố mẹ đi làm.. - Ngoan, nghe lời cô giáo, đoàn kết với bạn + Trẻ kể + Trẻ trả lời - Dùng để học, để chơ - Để ngồi - Để học, chơi - Giữ gìn, nhẹ tay, không vứt, ném - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia chơi hứng thú - Trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi II. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, làm bánh trung thu. - Góc xây dựng: Xây dựng trường MN. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non - Góc nghệ thuật: Múa hát về trường MN; vẽ và tô màu đèn lông - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây - TCVĐ: Tìm bạn thân, tạo dáng III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: Quan sát bầu trời. a.Yêu cầu - Trẻ được ra sân dạo chơi, quan sát bầu trời. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. b. Chuẩn bị - Sân chơi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. - trang phục cô và trẻ gọn gàng , chuẩn bị mũ, giày dép cho trẻ. c. Cách tiến hành - Cô cho trẻ ra sân, vừa đi vừa hát bài “ em đi mẫu giáo”. Cùng trẻ trò chuyện về bài hát và chủ đề. - Cô cùng trẻ quan sát bầu trời và gợi ý hỏi cho trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. - Giáo dục trẻ ngoan, biết bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, phải bỏ rác vào đúng nơi quy định. 2. Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Động viên, khuyến khích trẻ chơi. 3. Chơi tự do Trẻ chơi, cô quan sát bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Hướng dẫn trẻ làm bánh a. Mục đích - Trẻ biết tên gọi và cách làm bánh - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay - Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời người lớn, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ b. Chuẩn bị - Bột, đường, khuôn, đĩa c. Cách tiến hành - Cô giới thiệu với trẻ về các nguyên vật liệu cần sử dụng. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát, vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ thực hiện. - Tổ chức cho trẻ thực hiện. - Cô bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ hoàn thành công việc. - Động viên khuyến khích trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời người lớn, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. * Nêu gương cuối ngày - Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn hoa bé ngoan - Cô nêu lại 3 tiêu chuẩn - Cô cho trẻ tự nhận xét theo tổ => lớp nhận xét => cô nhận xét - Mời những trẻ ngoan lên nhận cờ, cô phát cờ, cả lớp vỗ tay Tương tự với khác tổ còn lại - Cô động viên những trẻ không được hoa bé ngoan cố gắng hơn, khích lệ những bạn được hoa bé ngoan * Vệ sinh – trả trẻ. **************************** Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2018 Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TOÁN: Dạy trẻ sắp xếp thứ tự 3 đối tượng 1. Mục đích – yêu cầu a. Kiến thức - Củng cố so sánh chiều cao của 2 đối tượng. - Trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng: cao nhất, thấp hơn,thấp nhất b. Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ,biết sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, thấp thất - Rèn kỹ năng so sánh chiều cao giữa 3 đối tượng. c. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia học, sau khi học xong biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên yêu trường lớp. 2. Chuẩn bị + 1 số đồ dùng đồ chơi có chiều cao khác nhau đặt trong lớp. + 3 cây có chiều cao khác nhau - 3 lá cờ có chiều cao giảm dần - Mỗi trẻ có 3 cây xanh, đỏ, vàng có chiều cao khác nhau. 3. Cách tiến hành NDHĐ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức, gây hứng thú. * HĐ1: Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng. * HĐ2: sắp xếp thứ tự chiều cao của 3 đối tượng. * HĐ3: Luyện tập- củng cố. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò: " Cây cao, cỏ thấp", dẫn dắt trẻ vào bài. - Cô mời 2 trẻ có chiều cao khác nhau lên đứng cạnh nhau và cho trẻ nhân xét chiều cao của 2 bạn - Tiếp tục cho một trẻ khác có chiều cao cao hơn so sánh với trẻ cao hơn ban đầu. Cho 3 trẻ đứng cạnh nhau. + Cô cho 2-3 trẻ nhận xét chiều cao của 3 bạn - Các con nhìn xem trong rổ mình có những gì? + Cô yêu cầu trẻ xếp chúng thẳng hàng với nhau + Cho trẻ quan sát và so sánh cây màu xanh với cây màu đỏ ;cây xanh với cây vàng + Trong 3 cây, cây nào cao nhất? Cây nào cao hơn? Cây nào thấp nhất? + Hãy sắp xếp cây theo thứ tự thấp dần ? - Sắp xếp theo thứ tự cao dần ? - Bạn nào giỏi cho cô biết: cây màu đỏ như thế nào? Cây màu vàng, cây màu xanh như thế nào? - Chúng mình vừa sắp xếp thứ tự chiều cao 3 đối tượng. + Bây giờ cô sẽ cho chúng mình chơi: cô nói tên cây các con hãy giơ lên và nói chiều cao của cây và ngược lại cô nói chiều cao trẻ chọn giơ lên và đọc tên cây - Cô cho trẻ chơi 2-3lần. - Cô bao quát chơi cùng trẻ * Liên hệ thực tế. Các con hãy quan sát xem trong lớp mình có những nhóm đồ dùng nào có chiều cao: cao nhất, cao hơn, thấp nhất nào? * Trò chơi: “ truyền tin” Cô chia trẻ làm 3 đội: bạn đứng đầu sẽ chạy lên nhận tin. Cô nói tin cho trẻ( Lá cờ: thấp nhất, cao nhất, thấp hơn) Trẻ nhận tin chạy về truyền tin cho bạn tiếp theo lên và lấy lá cờ như đã nhận tin từ bạn. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô kiểm tra kết quả. * Kết thúc: Cô nhận xét và động viên trẻ. Cho trẻ hát bài "hoa trường em" và đi ra chơi. Kết thúc tiết học. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ quan sát và nhận xét về chiều cao của 2 bạn - Trẻ nhận xét chiều cao của 3 bạn - Trẻ trả lời. - Cây màu xanh, đỏ, vàng -Trẻ xếp theo yêu cầu của cô - Cây màu đỏ cao hơn, cây màu xanh thấp hơn; Cây vàng cao hơn cây xanh. - Cây đỏ cao nhất, cây vàng cao hơn, cây xanh thấp nhất. - Cây màu đỏ cao nhất, cây màu vàng cao hơn, cây màu xanh thấp nhất. - Thứ tự cao dần: xanh, vàng, đỏ - Trẻ trả lời - Trẻ tham gia chơi hứng thú. - Trẻ tìm xung quanh lớp. - Trẻ lắng nghe cách chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cùng cô vừa đi vừa hát đi ra ngoài chơi II. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, làm bánh trung thu. - Góc xây dựng: Xây dựng trường MN. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non - Góc nghệ thuật: Múa hát về trường MN; vẽ và tô màu đèn lông - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây - TCVĐ: Tìm bạn thân, tạo dáng III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜi 1. Quan sát có mục đích: Quan sát đu quay. a. Mục đích - Trẻ được ra sân dạo chơi, quan sát đồ chơi ngoài trời - Trẻ biết đực tên gọi, đặc điểm nổi bật của đu quay: màu sắc, hình dạng, công dụng. - Biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi với bạn đoàn kết, không tranh giành nhau. b. Chuẩn bị - Sân bãi rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. - Trang phục cho trẻ đầy đủ, gọn gàng. c. Cách tiến hành - Cô cùng trẻ xuống sân dạo chơi, vừa đi cô vừa gợi ý hỏi trẻ những đồ vật, cây có trên đường đi. - Cô cho trẻ quan sát đu quay và đàm thoại với trẻ về các đặc điểm nổi bật của đu quay : tên gọi, màu sắc, hình dạng, chất liệu. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Cho nhiều trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ. - Cô giới thiệu trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Động viên, khuyến khích trẻ chơi. 3. Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích, cô quan sát, bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Rèn kĩ năng rửa tay 1. Mục đích - Trẻ biết rửa tay đúng quy trình - Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và khả năng ghi nhớ của trẻ - GD trẻ có thói quen giữ gìn tay chân sạch sẽ 2. Chuẩn bị - Xà phòng dùng cho trẻ - Nước sạch, khăn lau tay, bình đựng nước sạch, xô đựng nước bẩn 3. Cách tiến hành - Cô cho cả lớp đọc bài thơ " Rửa tay" - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về điểu gì? ( rửa tay) - Khi nào chúng mình cần rửa tay? - Cô làm mẫu + phân tích thao tác rửa tay + B1. Làm ướt bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng chà sát 2 bàn tay vào nhau. + B2. Dùng các ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. + B3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại + B4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại + B5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại và ngược lại. + B6. Xả nước rửa cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch, chú ý kỳ chỗ bẩn cho đến khi sạch xà phòng mới thôi, lau khô tay bằng khăn sạch. - GD trẻ biết tiết kiệm nước sạch * Trẻ thực hiện: Cô cho từng nhóm trẻ từ 2-3 trẻ thực hiện GD trẻ: phải luôn giữ gìn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tiết kiệm nước * Nêu gương cuối ngày - Cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát. - Muốn được hoa bé ngoan thì hàng ngày các con phải đạt được những tiêu chuẩn gì? + Hàng ngày đi học các con phải thế nào? Giờ ăn, giờ ngủ phải làm sao? - Cho từng tổ lên nhân xét về mình xem có đủ tiêu chuẩn để nhận cờ bé ngoan không? - Cô tặng cờ cho những bạn xứng đáng được nhận cờ - từng tổ - từng trẻ lên lấy cờ cắm vào ô của mình. - Cô khen những bạn đã được cắm cờ bé ngoan ngày hôm nay và động viên những bạn ngày hôm nay chưa được cắm cờ cố gắng hơn. * Vệ sinh – trả trẻ. **************************** Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2018 Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: THƠ: "Nghe lời cô giáo" 1. Mục đích – yêu cầu a. Kiến thức - Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ diễn cảm b. Kỹ năng - Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và sáng tạo thẩm mỹ c. Thái độ - Trẻ yêu thích môn học, hứng thú tham gia các hoạt động - Giáo dục trẻ yêu mến cô giáo và biết vâng lời cô giáo 2. Chuẩn bị - Nhạc bài Vui đến trường - Giấy A4, bút màu 3. Cách tiến hành NDHĐ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức, gây hứng thú * HĐ1: Cô đọc thơ diễn cảm * HĐ2: Trích dẫn - đàm thoại * HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho trẻ hát và vận động bài " Vui đến trường" - Cô đàm thoại cùng trẻ + Đến trường các con có vui không? Vì sao? + Các con đến trường để làm gì? + Cô giáo dạy các con những gì? - GD trẻ đi học không khóc nhè, biết nghe lời cô giáo - Cô dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ " Nghe lời cô giáo", sáng tác Nguyễn Văn Chương - Cô đọc diễn cảm lần 1 + Cô vừa đọc xong bài thơ gì? - Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp tranh minh họa + Giảng nội dung: Bài thơ nói về 1 bạn nhỏ đi học về đã biết nghe lời cô giáo đấy. Bạn ấy rửa tay trước khi ăn, nhường em phần hơn, khi ăn không làm rơi vãi cơm - Cô giáo đã dạy bạn nhỏ những gì? => Cô trích đọc 8 câu thơ đầu - Các bạn ấy có nghe lời cô giáo không - Chúng mình đi học phải ntn? => Cô trích đọc 4 câu thơ cuối - GD trẻ phải vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, khi ăn biết mời người lớn, biết nhường em bé phần hơn, không làm rơi vãi cơm. GD trẻ lòng biết ơn cô giáo - Cô cùng trẻ đọc 3-4 lần - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua - Cô yêu cầu cao hơn cho cả lớp đọc theo chỉ tay cô - Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bài thơ - Cô tổ chức cho trẻ vẽ tranh tặng cô giáo * Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài vui đến trường và nhẹ nhàng ra ngoài sân - Cả lớp hát - Có ạ. Vì được gặp cô và các bạn - Để học múa, hát, đọc thơ, toán và chơi nhiều trò chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - " Nghe lời cô giáo" - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Nghe lời cô giáo - Trẻ chú ý lắng nghe - Cả lớp đọc - tổ, nhóm, cá nhân đọc thi - Trẻ đọc theo chỉ tay của cô II. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, làm bánh trung thu. - Góc xây dựng: Xây dựng trường MN. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non - Góc nghệ thuật: Múa hát về trường MN; vẽ và tô màu đèn lông - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây - TCVĐ: Tìm bạn thân, tạo dáng III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích: Quan sát cầu trượt a. Mục đích - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng của cầu trượt - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Trẻ tập trung chú ý vào tiết học b. Chuẩn bị - Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. - Tranh phục cô và cháu gọn gàng, có mũ, nón, giày dép đủ cho các cháu. c. Cách tiến hành - Cô cùng trẻ vừa đi vừa đọc bài hát " Vui dến trường" - B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGA chu de truong MN 45 tuoi_12485611.docx
Tài liệu liên quan