1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây vú sữa
a. Mục đích
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây vú sữa: hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
- Biết trồng cây để lấy bóng mát, ăn quả , tạo môi trường xanh.
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây.
b. Chuẩn bị
- Sân bãi rộng rãi, thoáng mát.
- Trang phục cho cô và trẻ.
c. Cách tiến hành
- Cô cùng trẻ ra sân quan sát, trò chuyện về những đồ vật đã đi qua.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây vú sữa và trò chuyện, đàm thoại về chủ đề:
+ Các con nhìn xem đây là cây gì?
+ Cả lớp phát âm cùng cô (Cho trẻ phát âm 2 lần)
+ Cô hỏi:Cây vú sữa có những bộ phận gì?( Rễ, thân ,cành, lá)
+ Cô chỉ vào thân cây: Đây là bộ phận gì của cây các con?
+ Cô chỉ vào cành cây :Còn đây là bộ phận gì của cây?
+ Đây là bộ phận gì của cây?(Cô chỉ vào lá cây)
+ Lá cây có màu gì??
+ Cây vú sữa sống được nhờ bộ phận gì?
+ Chúng mình trồng cây vú sữa để làm gì?
- Để cho cây vú sữa luôn được xanh, tốt và có nhiều quả thì chúng mình phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây vú sữa nói riêng và các loại cây xanh nói chung
75 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề 2: Bản thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những điểm khác nhau về mái tóc, trang phục, tên gọi, sở thích chơi trò chơi.
=> GD trẻ bạn bè trong lớp phải biết nhường nhịn, quan tâm đến các bạn khác, chơi với nhau đoàn kết.
* Trò chơi 1 : “ Kết bạn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Kết thành nhóm có 2 , 3 bạn cùng sở thích.
+ Kết nhóm bạn trai – bạn gái.
+ Kết nhóm bạn mặc váy – mặc quần.
+ Kết nhóm bạn tóc ngắn – tóc dài.
+ Kết nhóm bạn thân
- Cô bao quát và nhận xét kết quả chơi của trẻ.
* Trò chơi 2 : “ Ai thế nhỉ ?”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi : Không được nói tên bạn mà chỉ được dùng lời miêu tả một người bạn thân của mình để các bạn khác đoán xem là ai.
Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi
* Kết thúc:
- Nhận xét – tuyên dương.
- Cho trẻ hát và vận động bài “Tìm bạn thân ” và ra chơi
- Cả lớp chơi
+ Trẻ đoán được tên bạn qua giọng nói, mái tóc
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bạn gái thường tóc dài, bạn trai tóc ngắn; bạn gái mặc váy, bạn trai không mặc váy.
- Qua giọng nói, tóc, trang phục, sở thích, tên gọi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắngnghe
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Trẻ hát và vận động bài " Tìm bạn thân ”
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, nấu ăn, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé.
- Góc học tập: Xem tranh về cơ thể bé, Các bộ phận trên cơ thể
- Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây Tùng
a. Mục đích
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tác dụng của cây tùng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, không hái hoa bẻ cành
b. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
c. Cách tiến hành
- Cô cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật đã đi qua
- Cô cho trẻ dừng lại và đứng xung quanh cây tùng,đàm thoại về đặc điểm của cây tùng ( tên gọi, màu sắc, hình dạng, lợi ích.của cây)
- GD trẻ: Muốn cho môi trường xanh sạch, chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ cây, không hái hoa, bẻ cành
2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, động viên trẻ chơi
3. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen với các tín hiệu đèn
1. Mục đích
- Trẻ nhận biết được ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
- Trẻ có 1 số kỹ năng xử lý tình huống khi gặp đèn giao thông.
- Trẻ có ý thức chấp hành LLATGT.
2. Chuẩn bị
- Đèn giao thông: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
- Mô hình ngã tư đường phố.
3. Cách tiến hành
- Cô và trẻ đọc thơ: “Đi chơi phố”.
- Đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì?
- Cô lần lượt đưa tín hiệu đèn giao thông ra giới thiệu cho trẻ quan sát và làm quen
+ Đèn xanh: Các phương tiện giao thông được phép đi.
+ Đèn vàng: Báo hiệu nguy hiểm, các phương tiện giao thông cần đi chậm lại.
+ Đèn đỏ: Báo hiệu nguy hiểm, các phương tiện giao thông phải dừng ngay lại.
(Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu về tín hiệu đèn giao thông và trả lời các câu hỏi của cô).
* Kết thúc: Cho trẻ thực hành: Đi qua ngã tư đường phố.
- Cô nhận xét tiết học rồi nhẹ nhàng đi ra ngoài chơi.
* Nêu gương cuối ngày
- Cô đàm thoại cùng trẻ về tiêu chuẩn hoa bé ngoan
- Cho trẻ kể 3 tiêu chuẩn
- Muốn được hoa bé ngoan thì hàng ngày các con phải làm gì?
- Cho từng tổ lên nhân xét về mình xem có đủ tiêu chuẩn để nhận cờ bé ngoan không?
- Cô tặng cờ cho những bạn xứng đáng được nhận cờ - từng tổ - từng trẻ lên lấy cờ cắm vào ô của mình.
- Cô khen , động viên trẻ cố gắng hơn
* Vệ sinh – trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày
....
********************************
Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2018
Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
TẠO HÌNH Trang trí áo bé trai, váy bé gái
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết phân biệt áo bạn trai, bạn gái.
- Trẻ biết vẽ các nét cong, thẳng, xiên...để vẽ các hoa văn trang trí váy, áo
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu
- Hình thành và phát triển cho trẻ kỹ năng tưởng tượng.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học
- GD trẻ mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với thời tiết
2. Chuẩn bị
- Tranh mẫu của cô.
- Giáo án điện tử
- Giấy cho trẻ vẽ
- Khu trưng bày sản phẩm, bàn ghế đầy đủ.
3. Cách tiến hành
NDHĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định, gây hứng thú
*HĐ1: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại
* HĐ2: Trẻ thực hành
*HĐ3: Trưng bày sản phẩm
- Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn thời trang
- Các con có nhận xét gì về trang phục trong buổi biểu diễn .
- Cho trẻ xem trên slide một số hình ảnh về quần áo bé trai, bé gái.
- Đàm thoại với trẻ về những bộ quần áo trên slide.
- Cho trẻ quan sát một số tranh mẫu cô đã vẽ và trò chuyện cùng trẻ:
+ Đây là trang phục của ai?
+ Vì sao con biết đó là trang phục của bạn trai, bạn gái?
+ Trang phục có màu gì?
+ Trang trí bằng những hoa văn gì?
- Chúng mình có muốn trang trí những bộ váy áo thật đẹp cho mình không?
- Trẻ thực hành trang trí váy, áo
- Cô quan sát và hỏi trẻ đang trang trí trang phục gì? Dùng họa tiết gì để trang trí?
- Cô động viên, hướng dẫn trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ quan sát tất cả bài của các bạn.
- Cho 2-3 trẻ nhận xét
+ Con thích bài vẽ của ai? Vì sao?
- Bạn vẽ được trang phục gì đây các con? Vì sao con biết?
- Cô nhận xét và tuyên dương những bài vẽ đẹp.
* GD trẻ mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với thời tiết
* Kết thúc:
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Bé khỏe bé ngoan”
- Cô nhận xét tiết học
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng học tập
- Cả lớp ngồi quan sát
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Có ạ.
- Trẻ trang trí
- Trẻ trả lời
- Trẻ trưng bày sp
-2-3 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát
- Trẻ thu dọn đồ dùng học tập
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, nấu ăn, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé.
- Góc học tập: Xem tranh về cơ thể bé, Các bộ phận trên cơ thể
- Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây vú sữa
a. Mục đích
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây vú sữa: hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
- Biết trồng cây để lấy bóng mát, ăn quả , tạo môi trường xanh.
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây.
b. Chuẩn bị
- Sân bãi rộng rãi, thoáng mát.
- Trang phục cho cô và trẻ.
c. Cách tiến hành
- Cô cùng trẻ ra sân quan sát, trò chuyện về những đồ vật đã đi qua.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây vú sữa và trò chuyện, đàm thoại về chủ đề:
+ Các con nhìn xem đây là cây gì?
+ Cả lớp phát âm cùng cô (Cho trẻ phát âm 2 lần)
+ Cô hỏi:Cây vú sữa có những bộ phận gì?( Rễ, thân ,cành, lá)
+ Cô chỉ vào thân cây: Đây là bộ phận gì của cây các con?
+ Cô chỉ vào cành cây :Còn đây là bộ phận gì của cây?
+ Đây là bộ phận gì của cây?(Cô chỉ vào lá cây)
+ Lá cây có màu gì??
+ Cây vú sữa sống được nhờ bộ phận gì?
+ Chúng mình trồng cây vú sữa để làm gì?
- Để cho cây vú sữa luôn được xanh, tốt và có nhiều quả thì chúng mình phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây vú sữa nói riêng và các loại cây xanh nói chung
2. Trò chơi vận động: Tạo dáng.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi
3.Chơi tự do:
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
* Rèn kỹ năng rửa tay
1. Mục đích
- Trẻ biết rửa tay đúng quy trình
- Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và khả năng ghi nhớ của trẻ
- GD trẻ có thói quen giữ gìn tay chân sạch sẽ
2. Chuẩn bị
- Xà phòng dùng cho trẻ
- Nước sạch, khăn lau tay, bình đựng nước sạch, xô đựng nước bẩn
3. Cách tiến hành
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ " Rửa tay"
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điểu gì? ( rửa tay)
- Khi nào chúng mình cần rửa tay?
- Cô làm mẫu + phân tích thao tác rửa tay
+ B1. Làm ướt bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng chà sát 2 bàn tay vào nhau.
+ B2. Dùng các ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
+ B3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại
+ B4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
+ B5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại và ngược lại.
+ B6. Xả nước rửa cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch, chú ý kỳ chỗ bẩn cho đến khi sạch xà phòng mới thôi, lau khô tay bằng khăn sạch.
=> Các con thấy tay thơm và sạch chưa?
- GD trẻ biết tiết kiệm nước
* Trẻ thực hiện: Cô cho từng nhóm trẻ từ 2-3 trẻ lên thực hiện
GD trẻ: phải luôn giữ gìn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tiết kiệm nước
* Nêu gương cuối ngày
- Trò chuyện với trẻ về những việc làm tốt, chưa tốt trong ngày
- Đàm thoại cùng trẻ về tiêu chuẩn hoa bé ngoan
- Cho từng cá nhân, từng tổ tự nhận xét về mình=> lớp nhận xét=> cô nhận xét
- Cô tặng cờ bé ngoan cho cá nhân, tổ xứng đáng
- Cô khen ngợi động viên trẻ kịp thời
* Vệ sinh, trả trẻ.
********************************
Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2018
Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
ÂM NHẠC: Dạy VĐ: Cái mũi
Nghe hát: Bàn tay mẹ
Trò chơi: Ai đoán giỏi
1. Mục đích – yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát đúng nhạc thuộc lời bài hát.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nghe hát và hát rõ lời bài hát.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Chuẩn bị
- Đàn, đĩa nhạc.
- Tranh về các giác quan trên cơ thể.
3. Cách tiến hành
NDHĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức.
*HĐ1: Dạy vận động
*HĐ2: Nghe hát.
*HĐ3: Trò chơi.
- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Khuôn mặt bạn có những bộ phận nào?
- Cô chỉ vào các bộ phận, giác quan cho trẻ nêu cộng dụng của các giác quan.
- Cô dẫn dắt vào bài.
- Cô đàn giai điệu cho trẻ nghe và hỏi trẻ
- Cô vừa cho chúng mình nghe giai điệu bài hát gì?
- Cô cùng trẻ hát lần 1
- Các con thấy bài hát này có hay không ? Và bài hát sẽ hay hơn nếu chúng ta hát kết hợp với múa minh họa đấy
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động minh họa theo lời hát nhé.
* Cô làm mẫu.
+ Cô làm mẫu lần 1: Cô vận động minh họa kết hợp với nhạc không phân tích
+ Lần 2 : Vừa làm vừa phân tích động tác.
- Cô cho cả lớp đứng đối diện cô, cô dạy trẻ từng động tác theo câu hát.
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ vận động minh họa cùng cô 2-3 lần.
- Cho từng tổ , nhóm , cá nhân lên vận động
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
* Nghe hát: " Bàn tay mẹ"
- Cô cũng có một bài hát nói về sự chăm sóc chu đáo, tình cảm bao la mẹ giành cho con. Vì vậy chúng mình phải ngoan, vâng lời, lễ phép, học giỏi...nhé!
- Cô hát lần 1
- Lần 2 cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát.. Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
* Trò chơi : tai ai tinh.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô nhận xét động viên, khuyến khích trẻ.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ nhẹ nhàng đi ra sân dạo chơi.
- Tranh khuôn mặt bé.
- Trẻ kể tên các bộ phận.
- Bài hát cái mũi.
- Trẻ hát cùng cô 1 lần.
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý quan sát lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- Tổ , nhóm , cá nhân lên vận động
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cách chơi – luật chơi.
- trẻ chơi.
Trẻ cùng cô ra sân dạo chơi.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, nấu ăn, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé.
- Góc học tập: Xem tranh về cơ thể bé, Các bộ phận trên cơ thể
- Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây lá màu
a. Mục đích
- Trẻ tập trung chú ý vào tiết học. Biết được đặc điểm, công dụng của cây.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
b. Chuẩn bị
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh phục cô và cháu gọn gàng, có mũ, nón, giày dép đủ cho các cháu.
c. Cách tiến hành
- Cô cùng trẻ ra sân vừa đi vừa trò chuyện về các đồ vật, cây cảnh trên đường. Đến đứng xung quanh cây lá màu.
- Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài.
- Cô cho trẻ quan sát cây lá màu, gợi ý hỏi cho trẻ trả lời về đặc điểm của cây, tác dụng của cây...
Cho nhiều trẻ được trả lời.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây. Không được ngắt hoa bẻ cành.
2. Trò chơi vận động: Bốn mùa
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do:
Cô quan sát bao quát trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
* Quan sát vật chìm, vật nổi
1. Mục đích
- Trẻ khám phá và biết được những đồ vật khi ở trong nước có thể chìm hoặc nổi.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Trẻ yêu thích hoạt động khám phá, tích cực tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Một số đồ vật bằng: bóng, nút bấc, cốc, chìa khóa, muỗng inox, sỏi
- Đồ chơi để trẻ chơi trò chơi.
3. Cách tiến hành
- Trẻ cùng cô hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”, sau đó trò chuyện về chủ đề.
+ Các con hãy nhìn xem cô có gì đây ?
+ Với bể nước, bóng, thìa, cốc... các con đoán xem hôm nay chúng mình sẽ được khám phá điều gì ? ( cho trẻ đoán và trả lời theo suy nghĩ của trẻ)
- Cô chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số đồ vật, cho trẻ trao đổi với nhau về độ nặng, nhẹ của vật khi cầm trên tay và đến hỏi trẻ :
+ Nhóm của con có những đồ vật gì ?
+ Con có nhận xét gì về các đồ vật này ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu các con thả vật vật này xuống nước ?
- Trẻ cho từng vật xuống nước và cùng quan sát điều gì sẽ xảy ra với đồ vật đó khi ở dưới nước.
- Trẻ đoán kết quả.
+ Hỏi trẻ: Vật nào đã chìm ? tại sao chìm ?
+ Vật nào nổi ? vì sao nổi ?
- Cô vớt vật nổi lên cho trẻ khẳng định lại kết quả về vật chìm, vật nổi.
- Cô mời trẻ dự đoán và cô ghi lại kết quả thí nghiệm, cho trẻ so sánh với dự đoán lần đầu.
- Cho nhóm trẻ đổi đồ vật cho nhau và tiếp tục làm thí nghiệm cô ghi kết quả. Sau mỗi lần làm thí nghiệm cô hỏi trẻ tại sao vật đó lại nổi ? tại sao lại chìm?
- Cô nói: những vật nặng như sắt, inox, sỏi sẽ chìm trong nước, những vật nhẹ như xốp mỏng, bóng nhựa sẽ nổi.
- Tuyên dương, giáo dục trẻ.
* Trò chơi : Thử tài bé yêu
- Cô kể một câu chuyện và kể : Có một bạn nhỏ đang đá bóng không may quả bóng rơi xuống một cái hố. Các con hãy nghĩ cách làm thế nào không nhảy xuống hố mà vẫn lấy được quả bóng lên giúp bạn nhé ?
- Trẻ suy nghĩ và trả lời (Lấy nước đổ vào hố, quả bóng sẽ nổi lên mặt nước).
(Cô không được để trẻ tự ý làm việc này mà cần phải có sự giúp đỡ của cô)
- Nhờ có nước mà các con đã nhanh chóng lấy được quả bóng lên giúp bạn. Nước cũng giúp chúng ta làm các thí nghiệm bổ ích. Ngoài ra nước còn có tác dụng gì ?
* Nêu gương cuối tuần
- Cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát nói về điều gì nào ?
+ Hoa bé ngoan để tặng ai?
- Muốn được hoa bé ngoan thì các con thì hàng ngày các con phải làm ?
+ Nếu mà ngoan thì các con được cắm bé ngoan đúng không nào
+ Vậy được cắm cờ bé ngoan thì hàng ngày các con phải như thế nào?( 2-3 trẻ kể)
- Bé ngoan: Lễ phép nghe lời ông bà, bố mẹ và cô giáo...
- Bé chăm: Đi học đều, đúng giờ, khi ngồi học phải chú ý nghe cô giảng bài và hăng say phát biểu.
- Bé sạch: Đầu tóc gọn gàng quần áo sạch sẽ' giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp và vệ sinh môi trường.
- Cho từng tổ lên nhân xét về mình xem có đủ tiêu chuẩn để nhận cờ bé ngoan không?
+ Ai thấy mình xứng đáng được nhân cờ bé ngoan thì giơ tay lên.
+ Vì sao con thấy mình xứng đáng được nhận cờ bé ngoan?
+ Cả lớp thấy bạn có xứng đáng không ?
- Cô tặng cờ cho những bạn xứng đáng được nhận cờ - từng tổ - từng trẻ lên lấy cờ cắm vào ô của mình.
- Cô khen những bạn đã được cắm cờ bé ngoan ngày hôm nay còn những bạn ngày hôm naychưa được cắm cờ thì hôm sau các con cố gắng hơn để được cắm cờ nhé.
* Vệ sinh – Trả trẻ.
********************************
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018
Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
- Cô cùng trẻ trò chuyện về những việc trẻ đã làm được trong ngày nghỉ.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề và trò chuyện cùng trẻ.
- Nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày, trong tuần
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
THỂ DỤC: Trườn sấp chui qua cổng
1. Mục đích – yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhẹ nhàng để trườn sấp chui qua cổng.
b. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, trườn chui qua cổng không chạm vào cổng.
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm tập luyện TDTT và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2. Chuẩn bị
- Cổng chui(4 cái), chiếu.
- Lô tô khuân mặt vui, khuân mặt buồn (Mỗi trẻ 1 cái).
- 2 ngôi nhà dán hình khuân mặt vui, khuân mặt buồn.
3. Cách tiến hành
NĐHĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức.
* HĐ1: Khởi động.
* HĐ2: trọng động.
* HĐ3: Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ hát bài " mời bạn ăn"
- Cô cùng trẻ đàm thoại về bài hát và chủ đề
- Cô thấy các con bạn nào cũng khỏe mạnh và xinh đẹp. Các con có bí quyết gì vậy?
- Khởi động: Xoay các khớp tay, chân, gối, hông
* BTPTC:
+ ĐT tay :Hai tay dang ngang, đưa tay về phía trước, sau đó 2 tay dang ngang và về tư thế chuẩn bị
+ ĐT chân: Hai tay giơ lên cao nhón chân lên, 2 tay ra trước song song với mặt đất đồng thời nhún chân xuống, sau đó đưa 2 tay lên cao nhón chân lên và về tư thế ban đầu
+ ĐT bụng lườn: Hai tay chống hông xoay sang 2 bên góc 90
+ ĐT bật: Bật tách khép chân. Hai tay chống hông, bật tách chân tại chỗ.
+ Điều hòa: 2 câu hát cuối
* VĐCB: Trườn sấp chui qua cổng.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 + Phân tích động tác: Cô nằm sấp, khi trườn cô kết hợp chân nọ, tay kia nhịp nhàng. Khi trườn qua cổng chú ý không được chạm vào cổng. Khi bò hết chiếu cô đứng dậy đi về cuối hàng đứng.
- Trẻ khá lên thực hiện
- Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện
Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ
* Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô cho trẻ làm chim con nhẹ nhàng ra ngoài chơi
-Trẻ hát.
- Trẻ đàm thoại
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tập luyện TDTT.
- Trẻ đứng tại chỗ khởi động cùng cô.
- Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát lắng nghe
- 1-2 Trẻ thực hiện
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi hứng thú
- Đi nhẹ nhàng quanh sân 2-3 vòng.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, nấu ăn, bán hàng.
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé.
- Góc học tập: Xem tranh các nhóm thực phẩm
- Góc nghệ thuật: Tô màu các nhóm thực phẩm
- TCVĐ: Gieo hạt nảy mầm
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát cây lá màu
a. Mục đích
- Trẻ tập trung chú ý vào tiết học. Biết được đặc điểm, công dụng của cây.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
b. Chuẩn bị
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh phục cô và cháu gọn gàng, có mũ, nón, giày dép đủ cho các cháu.
c. Cách tiến hành
- Cô cùng trẻ ra sân vừa đi vừa trò chuyện về các đồ vật, cây cảnh trên đường. Đến đứng xung quanh cây lá màu.
- Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài.
- Cô cho trẻ quan sát cây lá màu, gợi ý hỏi cho trẻ trả lời về đặc điểm của cây, tác dụng của cây...
Cho nhiều trẻ được trả lời.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây. Không được ngắt hoa bẻ cành.
2. Trò chơi vận động: Tìm bạn thân
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do:
Cô quan sát bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Dạy trẻ cách cắm hoa
1. Mục đích
- Trẻ biết một số thao tác cắm hoa, cắt, tỉa hoa.
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đep.
2. Chuẩn bị
- Hoa tươi, lọ cắm, dao, kéo.
- 1 lọ hoa cô cắm sẵn.
3. Cách tiến hành
- Cả lớp hát “Tay thơm, tay ngoan”
- Hỏi trẻ: kể tên các bộ phận trên cơ thể? Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh phải làm gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để cắm hoa thật đẹp nhé. Chúc mừng các bà, các mẹ, các cô nhân ngày 20/10 nhé
- Cô cho trẻ quan sát bình hoa cô cắm sẵn để trẻ nhận xét.
- Cô nêu cách tỉa bớt cành, lá, cách cắm hoa.
- Cho trẻ thực hành theo 3 tổ.
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý động viên, khuến khích, giúp đỡ trẻ.
- Nhận xét sản phẩm theo tổ.
* Nêu gương cuối ngày
-Hát “Hoa bé ngoan”.
- Các con vừa hát bài hát về hoa gì? Hoa bé ngoan để về tặng ai?
- Muốn được hoa bé ngoan thì hàng ngày các con phải được cắm cờ bé ngoan. Vậy để dược cắm cờ bé ngoan thì hàng ngày các con phải như thế nào?
+ Bé ngoan: Lễ phép, vâng lời cô giáo, ông bà, bố mẹ
+ Bé chăm: Đi học đều, đúng giờ, khi ngồi học giơ tay phát biểu
+ Bé sạch: Đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
-Mời từng tổ tự nhận xét về mình xem có đủ tiêu chuẩn để nhận cờ bé ngoan không?
+ Ai thấy mình xứng đáng được nhận cờ bé ngoan thì các con giơ tay lên?
+ Vì sao con thấy mình xứng đáng được cờ bé ngoan?
+ Cả lớp thấy bạn có xứng đáng không?
->Cô tặng cờ cho những trẻ xứng đáng được ngận cờ - > Trẻ lên cắm cờ vào ống cờ của mình.
- Cô chúc mừng các bạn được lên cắm cờ bé ngoan. Bạn nào hôm nay chưa được cắm thì hôm sau cố gắng hơn nữa để được cắm cờ nhé.
- Cô và trẻ cùng đếm xem tổ nào được nhiều bạn cắm cờ nhất, sau đó mời bạn tổ trưởng của tổ đấy lên cắm cờ tổ.
* Vệ sinh - Trả trẻ.
********************************
Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018
Đón trẻ - Chơi tự do - Điểm danh - Thể dục sáng
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH: Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể bé
1. Mục đích – yêu cầu
a. Kiến thức
+ Trẻ biết một số thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh.
+ Phân biệt 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, VTM và muối khoáng.
b. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng.
c. Thái độ
+ Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh, giữ vệ sinh cá nhân, thương yêu giúp đỡ bạn, tham gia tích cực các hoạt động.
+ Hứng thú tham gia trò chơi.
2. Chuẩn bị
- Một số thực phẩm thuộc 4 nhóm Bột đường, béo, đạm, VTM và muối khoáng.
- Tranh 4 nhóm thực phẩm, lô tô các nhóm thực phẩm cho trẻ.
3. Cách tiến hành
NDHĐ
Hoạt động của cô.
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức.
*HĐ1:
Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng.
* HĐ2:
Luyện tập.
- Cô cho cả lớp hát “Mời bạn ăn”.
- Cô và trẻ đàm thoại về nội dung BH, dẫn dắt vào bài học
- Cô đi cùng trẻ đến cửa hàng mua các nhóm thực phẩm về chế biến món ăn
+ Cô mua được những gì ?(Cô lần lượt đưa từng món cho trẻ gọi tên các loại thực phẩm.)
- Cô giới thiệu cho trẻ biết thực phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm nào.
+ Trẻ đã được ăn món đó chưa?
+ Món đó mẹ nấu canh hay xào, rán?...
- Cho trẻ xem tranh các nhóm thực phẩm.
- Cho trẻ phân biệt các nhóm thực phẩm: Chất đạm, bột đường, béo, vitamin và muối khoáng.)
- Cho trẻ kể tên các loại thực phẩm mà trẻ biết
+ Giáo dục:Cơ thể chúng ta muốn lớn lên và khỏe mạnh thì cần phải ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh, ngủ đủ giấc. Phải đảm bảo ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường( Gạo, khoai, mì gói,), Chất đạm(Thịt lợn, thịt bò, cua, cá tôm, đậu nành,) Chất béo( Bơ, mỡ, đậu, lạc,) Vitamin và muối khoáng (Các loại rau, củ, quả).
* Quan sát tháp dinh dưỡng:
- Cô đưa tháp dinh dưỡng ra cho trẻ quan sát. Cô chỉ cho trẻ biết loại thực phẩm nào ăn đủ, những loại TP nào ăn ít
- Cô nhắc lại nhu cầu ăn uống phù hợp.
- Cô đưa tranh 2 trẻ: 1 trẻ suy dinh dưỡng, 1 trẻ béo phì.
+ Con có nhận xét gì về 2 bạn?
- Các con có biết vì sao 2 bạn này lại bị như vậy không?
- Giáo dục trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao và giữ vệ sinh sạch sẽ
+ Trò chơi : Chọn theo yêu cầu.
- Trẻ chọn các nhóm thực phẩm theo yêu cầu của cô.
- Cô bao quát giúp đỡ.
+Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi,luật chơi.
- Chia trẻ làm hai đội, khi có hiệu lệnh chạy lên gắn các loại thực phẩm theo yêu cầu.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ.
* Kết thúc: Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ đi chợ cùng cô
- Trẻ gọi tên các loại thực phẩm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tự kể.
- Trẻ quan sát tranh.
- Trẻ chọn các nhóm thực phẩm để thành từng nhóm.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- 1 bạn SDD, 1 bạn béo phì
- Vì 2 bạn ăn uống không hợp lý
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ tham gia chơi hứng thú
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, nấu ăn, bán hàng các nhóm thực phẩm.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Chu de ban than 45 tuoi_12485613.docx