Cá sấu có ăn thịt thỏ không? Vì sao?
(Cô giới thiệu cho trẻ biết hành động “đớp” là rất nhanh và bất ngờ)
- Thỏ nằm trong mồm cá sấu ấu, cá Sấu kêu lên như thế nào để Thỏ sợ?
- Khi cá sấu kêu hu hu thì các con thấy miệng cá sấu như thế nào?
(Cô khuyến khích trẻ bắt chước cá sấu kêu hu hu )
- Thỏ đã bảo cá Sấu kêu lên như thế nào?
- Khi cá Sấu há to mồm kêu haha thì Thỏ đã làm gì?
- Tại sao cá sấu cười ha ha thì thỏ lại nhảy ra được?
- Thỏ là con vật như thế nào?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 9752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Chồi - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Truyện “Chú thỏ tinh khôn” - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục 2
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG MAI
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 3
CHU KỲ 2016-2019
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Truyện “Chú thỏ tinh khôn”
Chủ đề: Thế giới động vật
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới.
Đối tượng: 4-5 tuổi.
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn: /12/2018
Ngày dạy: /12/2018
Người soạn và dạy: Đỗ Thị Thoa
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện; biết nhận xét, đánh giá tính cách nhân vật trong truyện;
Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Thỏ đi kiếm ăn bên bờ suối, bất chợt bị cá sấu đớp gọn vào mồm; ở trong miệng cá sấu thỏ vẫn bình tĩnh nói vọng ra để đánh lừa cá sấu, cuối cùng thỏ đã nhảy được ra khỏi miệng cá sấu và thoát chết.
2. Kỹ năng
Rèn trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
Phát triển ngôn ngữ, tai nghe, trí tưởng tượng cho trẻ.
3. Thái độ
Giáo dục trẻ gặp khó khăn phải bình tĩnh, không được sợ hãi; biết cách ứng xử phù hợp với con vật hiền lành hoặc hung dữ;
Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm: Trong lớp học.
2. Đồ dùng của cô: Sa bàn tranh minh họa truyện; video truyện, máy chiếu ; Dây thừng; mũ cá sấu; Nhạc bài hát “ Trời nắng trời mưa”
3. Đồ dùng của trẻ: Mũ thỏ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú (3-4 phút)
* Giới thiệu khách
* Gây hứng thú:
- Hôm nay biết lớp mình có các cô giáo về dự giờ, có một bạn cũng muốn đến chơi với lớp mình, các con có đoán được đó là ai không?
Cô gợi ý: + Bạn ấy có đôi mắt tròn.
+ Bạn ấy có cái đuôi ngắn ngủi;
+ Bạn ấy có đôi tai rất dài;
+ Bạn ấy rất thích ăn củ cà rốt.
- Cô làm xuất hiện thỏ vẫy tay chào các cô và các bạn nhỏ.
- Trẻ xúm xít bên cô, khoanh tay chào các thầy (cô)
- 3-4 trẻ trả lời (theo dự đoán của trẻ)
- 2-3 trẻ dự đoán
- 2-3 trẻ dự đoán
- 2-3 trẻ dự đoán
- 2-3 trẻ dự đoán (con thỏ)
- Trẻ vẫy tay và chào
- Thỏ tặng cả lớp 1 món quà
- Khuyến khích trẻ mở hộp quà và xem;
- Những chiếc mũ này các bạn có thể làm gì?
- Mời mỗi bạn chọn cho mình 1 chiếc mũ đội lên đầu xem có xinh không nào?
- Mời trẻ hát, vận động cùng thỏ một bài hát.
- Đại diện trẻ lên nhận và cảm ơn thỏ.
- Trẻ mở hộp quà và xem (mũ thỏ)
- 3-4 trẻ trả lời (đội lên đầu để hát, múa, chơi trò chơi)
- Mỗi trẻ đội 1 mũ lên đầu
- Trẻ hát và vận động bài: Trời nắng, trời mưa.
2. Hoạt động 2. Bài mới (20-23 phút)
Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe truyện: Chú thỏ tinh khôn (Truyện cổ tích dân gian).
* Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ
- Các con vừa được nghe câu chuyện cổ tích gì?
- Bây giờ các con có muốn đến xem khu vực cá sấu ở không?
- Mời các con ngồi rộng ra mép thảm để xem trên sa bàn tranh truyện
* Lần 2: Kể kết hợp hình ảnh minh họa
* Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung truyện:
- Các con vừa nghe cô kể câu truyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
=>Câu truyện nói về bạn thỏ đi kiếm ăn bên bờ suối, bất chợt bị cá sấu đớp vào mồm, ở trong miệng các sấu thỏ vẫn bình tĩnh nói vọng ra để đánh lừa các sấu, cuối cùng thỏ đã nhảy được ra khỏi miệng cá sấu và thoát chết.
- Buổi sáng đẹp trời thỏ đi đâu và gặp ai?
- Điều gì đã sảy ra với thỏ?
- Cá sấu có ăn thịt thỏ không? Vì sao?
(Cô giới thiệu cho trẻ biết hành động “đớp” là rất nhanh và bất ngờ)
- Thỏ nằm trong mồm cá sấu ấu, cá Sấu kêu lên như thế nào để Thỏ sợ?
- Khi cá sấu kêu hu hu thì các con thấy miệng cá sấu như thế nào?
(Cô khuyến khích trẻ bắt chước cá sấu kêu hu hu)
- Thỏ đã bảo cá Sấu kêu lên như thế nào?
- Khi cá Sấu há to mồm kêu haha thì Thỏ đã làm gì?
- Tại sao cá sấu cười ha ha thì thỏ lại nhảy ra được?
- Thỏ là con vật như thế nào?
- Cá Sấu là con vật như thế nào?
- Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
=> Cô khái quát và giáo dục trẻ: Qua câu chuyện này các con thấy Thỏ rất thông minh và nhanh trí, không nhút nhát, sợ hãi khi gặp nạn. Còn cá sấu hung dữ nên mỗi khi được đi tham quan mà gặp cá sấu các con không được đến gần hoặc trêu cá sấu nhé.
* Trò chơi: “Cá sấu và thỏ’’
Bây giờ chúng mình có thích đóng vai chơi trò chơi cá sấu và thỏ không?
Cách chơi: Cô giáo sẽ đóng giả làm cá sấu, các con là các chú thỏ đi chơi. Khi thấy cá sấu xuất hiện các chũ thỏ phải làm gì? Nếu chú thỏ nào bị cá sấu đớp vào mồm thì Thỏ có được chạy không? Khi nào mới chạy?
* Lần 3: Cho trẻ đi xem phim
- Bạn Thỏ rủ các con đi xem phim, các con có muốn đi không?
- Khi đi xem phim thì mình phải ngồi như thế nào?
Cô kể câu chuyện bằng rối tay.
3. Hoạt động 3: Củng cố (2-3 phút)
- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện cổ tích gì về bạn thỏ nhỉ?
- Các con thấy bạn thỏ trong câu chuyện như thế nào?
- Ngoài tên câu chuyện là “Chú thỏ tinh khôn”, bạn nào còn có ý tưởng đặt tên khác cho câu chuyện không?
- Cô nhận xét, khích lệ, động viên trẻ
* Kết thúc: Cho trẻ hát vận động “Trời nắng, trời mưa” và ra sân chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ ngồi xúm xít quanh cô nghe kể chuyện.
- 2-3 trẻ trả lời (Truyện Chú thỏ tinh khôn)
- Trẻ trả lời
- Trẻ ngồi giãn ra mép thảm
- Trẻ quan sát tranh và nghe cô kể chuyện
- 1-2 trẻ trả lời (Truyện Chú thỏ tinh khôn)
- 3-4 trẻ trả lời (Trong chuyện có thỏ và cá sấu)
Trẻ lắng nghe
- 3-4 trẻ trả lời (Thỏ đi chơi, đi kiếm ăn, uống nước bên bờ suối, thỏ gặp cá sấu)
- 2-3 trẻ trả lời (Cá sấu đớp thỏ vào mồm)
- 2- 3 trẻ trả lời (Cá sấu không ăn thịt thỏ; cá sấu ngậm thỏ trong mồm)
- 2-3 trẻ trả lời (Cá sấu kêu hu hu)
- 3-4 trẻ trả lời (Miệng cá sấu khum lại, cái miệng trở nên nhỏ xíu)
- Cả lớp cùng làm giả tiếng kêu hu hu
- 2-3 trẻ trả lời (Ha ha ha)
- 3-4 trẻ trả lời (Thỏ nhảy ra khỏi miệng cá sấu)
- 3-4 trẻ trả lời (Miệng cá sấu há rộng ra nên thỏ nhảy ra ngoài được)
- 2-3 trẻ trả lời (Thỏ thông minh, gan dạ, không nhút nhát)
- 2-3 trẻ trả lời (Cá sấu rất hung dữ, dễ bị lừa)
- 3-4 trẻ trả lời
- Trẻ khái quát cùng cô và lắng nghe cô nhắc nhở.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và thống nhất nội dung, vị trí chơi.
- Trẻ tham gia chơi cùng cô 1-2 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời và về ngồi phía trước màn hình để xem phim
- 1-2 trẻ trả lời (Câu chuyện Chú thỏ tinh khôn)
- 3-4 trẻ trả lời (Thỏ rất thông minh, nhanh trí, dũng cảm)
- 3-4 trẻ trả lời (Chú thỏ thông minh; Chú thỏ ngoan; Chú thỏ dũng cảm; Chú thỏ nhanh trí; Chuyện của thỏ và cá sấu)
- Trẻ hát và vận động theo nhạc và ra sân chơi.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien ngon ngu 4 tuoi_12517024.doc