Đặc biệt, lớp tôi trẻ rất yếu về khả năng phát âm, diễn đạt nên khi luyện các
em, tôi làm thường xuyên mỗi ngày, tỉ mỉ. Không nhắc lại lỗi sai của trẻ mà tôi cung
cấp âm đúng và yêu cầu trẻ phát âm lại. Không yêu cầu trẻ phát âm lại riêng lẻ các âm
sai mà hướng dẫn các em phát âm lại cả câu có âm sai.
Ngôn ngữ trong bài, câu ca dao là ngôn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình
ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu
nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lời nói trôi trảy, uyển chuyển.
Để phát huy tính tích cực của ngôn ngữ qua các bài, câu ca dao đối với sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc bài, câu ca dao
là rất quan trọng. Hiện nay, hoạt động dạy trẻ đọc bài, câu ca dao chưa có ở các hoạt
động chung, chính vì vậy mà tôi lồng ghép hoạt động đọc bài, câu ca dao cho trẻ vào
các hoạt động chơi trò chơi dân gian được tổ chức ở hoạt động ngoài trời, hoạt động
đón và trả trẻ, hoạt động sau khi ngủ dậy. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài,
câu ca dao thì tôi luôn tìm tòi những bài, câu ca dao có nội dung các chủ điểm mà trẻ
đang học
19 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Chồi - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp chồi thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường phổ thông được thuận lợi hơn.
Tôi luôn coi việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát
triển ngôn ngữ là quan trọng nhất. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong
những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy, là giáo viên dạy trẻ lớp
Chồi tôi đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. Từ đó, tôi đã đi sâu
và nghiên cứu tìm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác
phẩm văn học.
Ở lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự nhận
thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú chính vì thế việc cho trẻ
tiếp xúc với văn học vào lúc này là thích hợp bởi trẻ nhận thấy được sự phong phú và
đa dạng của cuộc sống có ngay trong các tác phẩm văn học.
c. Đặc điểm ngôn ngữ.
* Đặc điểm ngữ âm của trẻ lớp Chồi: Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian,
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động
của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung
quanh, trình độ của cha mẹ....
* Đặc điểm về ngữ pháp lời nói mạch lạc của trẻ lớp Chồi:
– Trẻ dùng câu dài hơn
– Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn
– Trẻ có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và theo trình tự trước sau tuy nhiên trẻ
dùng từ chưa chính xác
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi:
– Trường được xây mới cách đây 5 năm, khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Nhà trường
có truyền thống và nhiều thành tích trong chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
– Năm 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp Chồi. Trẻ lớp tôi rất ham
học hỏi. Các con chăm ngoan, nhanh nhẹn thích khám phá điều thú vị mới lạ. Với 46
5
cháu trong đó 23 cháu nữ, 23 cháu nam với độ tuổi đồng đều các cháu ngoan ngoãn,
mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình
cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận
lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các tác phẩm văn
học cho trẻ.
– BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn, bổ
sung cơ sở vật chất, đồ dùng đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy.
– Bản thân tôi luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệm giảng
dạy, tiếp xúc với trẻ, nắm tâm sinh lý và những xu hướng phát triển của trẻ.
– Trẻ ở gần trường lên rất chăm đến lớp, tỷ lệ chuyên cần cao.
– Đối với phụ huynh: rất quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốt các phong trào
đóng góp của nhà trường để phục vụ cho công tác giáo dục trong trường.
2.2.2. Khó khăn:
– Khả năng tiếp nhận của các cháu không đồng đều. Nhiều cháu rụt rè, nhút nhát phát
âm chưa chuẩn, ngọng, Bên cạnh đó, lớp có 2 trẻ tự kỉ, gia đình muốn cháu tham
gia hòa nhập với các trẻ khác, ngoài ra có những cháu thích tự làm theo ý mình nên sẽ
gây khó khăn cho tôi trong việc rèn cho các cháu.
– Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện cho trẻ.
– Sĩ số lớp 46 cháu là quá đông. Nhiều trẻ mới đến lớp lần đầu nên chưa có nề nếp,
việc tổ chức các hoạt động, trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng cho trẻ rất khó khăn.
– Một số trẻ được sống trong môi trường được bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,
không có chịu nổ lực, ích kỷ, lãnh cảm với bạn bè.
2.2.3. Thực trạng về khả năng ngôn ngữ của trẻ
Đầu năm tôi khảo sát thực tế về khả năng phát âm, khả năng diễn đạt ngôn
ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống, trong các tiết học, kết quả
nhận được như sau:
STT Nội dung thực nghiêm
Kết quả
Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc 25 54.3%
6
2
Biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện
sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ
17 37%
3 Biết đọc thơ diễn cảm 12 26.1%
4 Mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên. 26 56.5%
5 Sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp. 20 43.5%
6 Tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh 19 41.3%
Bảng 1. Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của các cháu trong lớp
Thời gian đầu, khi tôi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa
tốt, khả năng diễn đạt ngôn ngữ còn hạn chế, hầu hết đạt dưới 50% (bảng 1). Có nhiều
trẻ chưa tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh (có 41.3% trẻ tự tin); hơn
55% trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc chỉ có 25/46 trẻ có thể phát âm
đúng, to, rõ ràng, mạch lạc (54.3%). Đặc biệt, 2 trẻ tự kỉ từ ngày đầu vào học không
ăn, không nói, không chơi với bất kì bạn nào trong lớp suốt cả ngày chỉ ngồi một góc
nhìn các trẻ còn lại.
Tôi tìm hiểu nguyên nhân mà khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa tốt:
Nguyên nhân thứ nhất: Một số cháu đã học qua lớp Mầm, do khả năng tiếp thu
còn chậm, không chịu tập trung khi cô hướng dẫn, điều này sẽ khiến cho giáo viên dễ
bực mình và có thể la mắng hoặc đánh trẻ. Đối với những giáo viên có cái tâm thì cố
kiềm chế bản thân để hướng dẫn cháu đến nơi đến chốn. Nhưng bên cạnh đó, có cô sợ
bản thân mình kiềm chế không được nên đã bỏ mặc cho trẻ, cứ thế lâu dần trẻ không
tự tin và không hình thành các kĩ năng giao tiếp.
Nguyên nhân thứ 2: Một số cô không chịu khó, không kiên trì hướng dẫn cho
trẻ những kĩ năng.
Nguyên nhân thứ 3: Mỗi gia đình ngày nay vì kế sinh nhai, thường ít dành thời
gian cho con cái nên trẻ không được hướng dẫn, chỉnh sửa ngay từ trong gia đình.
Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác đã làm cho trẻ
thiếu kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và thiếu tự tin trong giao tiếp.
Nguyên nhân thứ 4: Khả năng phát âm từ ngữ diễn đạt, sự chủ động của trẻ
trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế thiếu linh
hoạt, việc sử dụng ngôn ngữ trong các tiết học làm quen với các tác phẩm văn học còn
7
nghèo nàn.
Tôi rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để
trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Tôi suy nghĩ:
a. Tạo môi trƣờng có tính kích thích cao
Trẻ luôn cần những kích thích và việc tạo ra cho trẻ cơ hội để chúng nhận ra
bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức
tranh hay một mô hình đồ chơi. Khả năng khám phá và học hỏi cũng quan trọng như
là những lời đang chờ được trẻ nói ra. Giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự
khám phá những tài năng còn ẩn giấu trong trẻ.
b. Đọc cho trẻ nghe
Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ, sẽ giúp trẻ nhận biết những điều kỳ
diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ
biến trẻ thành người ham học.
Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong
những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh
động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lạc trong sự tuyệt vời của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, đọc cũng thúc đẩy một năng lực khác liên quan tới việc nói của
trẻ, đó là khả năng đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ biết đọc thầm trong
khi khả năng đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát
triển hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Việc đọc cho trẻ nghe càng sớm
càng tốt, sẽ đặt nền móng cho một ngày mai dễ dàng hơn cho trẻ.
c. Mô tả
Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và
đang nhìn thấy, sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói. Tập cho trẻ
biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điều tương tự.
Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn.
Hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ
nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “giường” lên 1 mẩu giấy và gắn vào đầu
giường.
d. Hát
8
Ca, hát luôn hấp dẫn trẻ. Vì vậy, dành cho bé nhiều cơ hội để hát và nghe hát.
Nếu cho trẻ nghe các bài hát phần lớn thời gian trong ngày thì trẻ dễ hình thành kĩ
năng ngôn ngữ. Thường thì phần lớn vốn từ của trẻ tới từ những lời lặp đi lặp lại hay
những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ nổi bật lên
so với các hiện tượng ngôn ngữ khác và gây nên những ấn tượng nhất định trong trẻ.
Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát lại.
e. Lặp đi lặp lại
Trẻ học qua thực hành. Điều đó có nghĩa là phải làm đi làm lại. Hãy tạo thật
nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi, nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát,
những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi
trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
f. Tiếp xúc với các trẻ khác
Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của một đứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ
học cách chia sẻ (hay đòi hỏi) trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một
cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học
được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. Điều đó có ý nghĩa khi bé đến các
sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác.
2.3. Các biện pháp thực hiện
1. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học.
2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện và dạy trẻ tập
đóng kịch.
3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các câu ca dao.
4. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
5. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc tổ chức các trò chơi đơn giản.
6. Kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
7. Công tác tham mưu.
2.3.1. Tạo môi trƣờng hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học.
Môi trường học là một yếu tố quan trọng để trẻ hứng thú tham gia vào các
hoạt động học tập, qua đó trẻ được mở rộng hiểu biết của mình về thế giới xung
9
quanh, ngôn ngữ tư duy tưởng tượng của trẻ được mở rộng và củng cố. Việc tạo môi
trường cho trẻ phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ đề chủ điểm, các hình
ảnh phải đẹp sinh động, hấp dẫn an toàn với trẻ và mang tính chất mở để giúp trẻ tìm
tòi khám phá.
Ví dụ: Đối với chủ điểm thế giới động vật tận dụng những khoảng trống tôi làm khu
vườn cổ tích, có những con vật ngộ nghĩnh được sắp xếp khoa học phù hợp với điều
kiện sống phù hợp với từng câu chuyện theo từng giai đoạn để trẻ được tìm hiểu khám
phá, trãi nghiệm giúp trẻ nhớ và sắp xếp giữa lời kể, lời thoại, ngữ giọng điệu của các
con vật trong câu chuyện mà trẻ đã được nghe phù hợp. Từ đó trẻ thêm hứng thú và
lời kể diễn cảm thu hút người nghe.
Điều quan trọng nữa ở đây là khi tạo môi trường cho trẻ hoạt động trên lớp tôi
không trưng bày quá nhiều đối tượng ra cùng một lúc. Như vậy trẻ dễ nhàm chán
không khai thác hết nội dung. Chính vì vậy, tôi đưa đối tượng ra theo từng bài, từng
chủ đề, thường xuyên có sự thay đổi bổ sung làm mới để tạo hứng thú cho trẻ, chủ
điểm trang trí luôn ở dạng “Mở”. Có như vậy sau mỗi chủ đề, chủ điểm tôi cất đi, bổ
sung những nội dung mới phù hợp với kế hoạch giảng dạy của mình.
Ví dụ: Đối với chủ điểm thực vật tôi tạo vườn hoa hồng, vườn hoa cúc, ở mảng
tường góc nghệ thuật để trẻ tìm hiểu và trải nghiệm về hoa từng bước khắc sâu nội
câu truyện, từ đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nói chung và câu chuyện nói riêng một
cách sâu sắc từ đó khả năng nhớ và kể chuyện diễn cảm nội dung chuyện.
Ngoài ra, tôi xây dựng “Góc thư viện” tại lớp ở đây tôi chuẩn bị các truyện
tranh, tạp chí, họa báo, các hình ảnh, trẻ được xem tranh, tạp chí, họa báo, các hình
ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích. Khi xây dựng “Góc thư viện” thì
mục đích chính của tôi là từ “Góc thư viện” tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các
hình ảnh trong chương trình và ngoài chương trình giáo dục để giới thiệu đến trẻ, bởi
trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm cũng có nhưng chưa đáp
ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này.
Qua “Góc thư viện” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập
đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ
làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các
hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ
đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài
10
chương trình để kể cho trẻ nghe và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc.
Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi,
làm các đồ dung dạy học từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh
vải vụn làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học.
Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch, tôi
dùng 1 góc tường trang trí thành 1 sân khấu nhỏ chỉ với 1 mảnh vải làm khung sân
khấu đằng sau là 1 bảng nhám dính để tôi có thể dễ dàng trang trí khung cảnh sao cho
phù hợp với từng cảnh trong truyện.
Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được
trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ
được phát triển một cách tự nhiện mà có hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện, tập đóng
kịch, đàm thoại và trò chuyện
Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen văn học ở
trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, trải nghiệm
nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước
vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực nhất là ngôn ngữ.
Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất, ngoài việc đọc kể
cho trẻ nghe, tôi còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang
lại kết quả tốt nhất. Qua việc sử dụng phương tiện hiện đại vào trong giảng dạy sẽ gây
được hứng thú cho trẻ thay bằng cách trước đây giáo viên sử dụng tranh vẽ cho trẻ
quan sát, đàm thọai nội dung câu truyện nay giáo viên có thể thay bằng sử dụng trình
chiếu trên các slide hình ảnh sống động màu sắc hấp dẫn giáo viên lồng ghép tên các
nhân vật. Với việc sử dụng phương tiện hiện đại như vậy sẽ giúp trẻ cảm thụ được tác
phẩm văn học 1 cách nhanh nhất, thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ, giúp cho
việc kể chuyện của trẻ đạt hiệu quả hơn. Ví dụ: tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình
về nội dung câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về
các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ nhớ lời thoại của các nhân
vật.
Mục đích của tôi khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là để
trẻ được trực tiếp xem các hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đấy trẻ được
tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách nhân vật. Qua
11
cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của các nhân
vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻ nghe và cho
trẻ xem băng truyện, tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện với nội dung
và các tình tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi,
nhắc lại logic của câu chuyện, mối quan hệ và tác động của các nhân vật.
Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tận dụng
chức năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ khi trẻ kể
chuyện. Sau đó bật lại cho trẻ nghe. Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện
thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà các cháu
đã đóng. Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ
tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóng kịch
hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. Sau khi trẻ xem các
vở kịch mà trẻ đóng tôi cho trẻ nhận xét đánh giá giọng kể của các bạn trong lớp.
Ngoài ra, tôi thường xuyên tiến hành đàm thoại, trò chuyện với trẻ theo một
chủ đề nào đó (hoặc chủ đề trẻ hứng thú). Trong khi trò chuyện, tôi đặt ra những tình
huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà tôi định luyện cho trẻ. Ví dụ: Trò
chuyện về gia đình, trẻ sẽ nói về những người trong gia đình, đồ dùng trong gia đình,
nhu cầu của gia đình Những nội dung trò chuyện, đàm thoại đó sẽ làm xuất hiện
các kiểu câu khác nhau. Khuyến khích trẻ kể chuyện, kể lại những gì trẻ đã biết, đã
thu nhận được Thông qua thực hành giao tiếp, kể chuyện tôi đã tạo điều kiện để trẻ
nói các loại câu khác nhau, rèn luyện khả năng phát âm, dùng từ, diễn đạt Tôi
hướng trẻ vào cuộc nói chuyện, tiếp xúc một cách tự nhiên, khuyến khích trẻ tự nói.
Tôi chỉ nghe trẻ nói, làm cho cuộc nói chuyện có nội dung nhẹ nhàng, thoải mái...,
không ngắt lời khi trẻ đang nói. Ví dụ: Khi trò chuyện về ngày Tết đã qua, tôi và trẻ
cùng nhớ lại những ấn tượng về ngày Tết. Tôi có thể đưa ra những ý kiến của mình
và khơi gợi để trẻ nhớ lại, nói ra những gì trẻ thích (hoặc không thích).
2.3.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc, hát các bài, câu ca dao
Ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự phong phú, đa dạng
của cuộc sống, từ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình cảm của con người, nó
có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành,
phát triển nhân cách trẻ.
Thông qua các bài, câu ca dao, đồng dao, tôi đọc cho trẻ nghe sau đó hướng
12
dẫn trẻ đọc để rèn luyện kĩ năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp điệu, ...
Ví dụ: Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
Khi đọc đoạn thơ này, tôi luyện trẻ phát âm các âm s, x, r, l, ...
Tập cho trẻ nói nhanh, nói đúng từng câu, từng từ một cách rõ ràng và yêu cầu
trẻ nói theo.
Ví dụ: Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
Đặc biệt, lớp tôi trẻ rất yếu về khả năng phát âm, diễn đạt nên khi luyện các
em, tôi làm thường xuyên mỗi ngày, tỉ mỉ. Không nhắc lại lỗi sai của trẻ mà tôi cung
cấp âm đúng và yêu cầu trẻ phát âm lại. Không yêu cầu trẻ phát âm lại riêng lẻ các âm
sai mà hướng dẫn các em phát âm lại cả câu có âm sai.
Ngôn ngữ trong bài, câu ca dao là ngôn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình
ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu
nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lời nói trôi trảy, uyển chuyển.
Để phát huy tính tích cực của ngôn ngữ qua các bài, câu ca dao đối với sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc bài, câu ca dao
là rất quan trọng. Hiện nay, hoạt động dạy trẻ đọc bài, câu ca dao chưa có ở các hoạt
động chung, chính vì vậy mà tôi lồng ghép hoạt động đọc bài, câu ca dao cho trẻ vào
các hoạt động chơi trò chơi dân gian được tổ chức ở hoạt động ngoài trời, hoạt động
đón và trả trẻ, hoạt động sau khi ngủ dậy. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài,
câu ca dao thì tôi luôn tìm tòi những bài, câu ca dao có nội dung các chủ điểm mà trẻ
đang học. Để thay đổi hoạt động, tôi dạy cho trẻ hát các bài ca dao đã học, đây cũng
13
là hình thức giúp trẻ tăng cường khả năng diễn đạt ngôn ngữ sau này.
Ví dụ: Bài “Công cha như núi Thái Sơn”
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ví dụ: Bài “Dung dăng dung dẻ”
Dung dăng / dung dẻ
Dắt trẻ / đi chơi
Đến ngõ / nhà trời
Lạy cậu / lạy mợ
Cho cháu / về quê
Cho dê / đi học
Cho cóc / ở nhà
Cho gà / bới bếp
Xì xà / xì xụp
Ngồi thụp / xuống đây
..........
Qua đó, tôi thấy hoạt động tổ chức cho trẻ đọc, hát các bài, câu ca dao hiệu
quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia và nhớ bài lâu hơn.
2.3.4. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở
các lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ
diễn cảm cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn
luyện phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Khi đọc thuộc lòng thơ làm cho ngôn ngữ của
trẻ thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của tác
giả.
14
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc
dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất để trẻ
phát âm và diễn đạt được mạch lạc.
Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ
nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh ... nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ
tiếng Việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm.
Để trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ của câu thơ, điều quan trọng nhất là phải đọc diễn
cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái của bài thơ. Tôi tập đọc diễn cảm và
thuộc bài thơ trước khi đọc cho trẻ nghe.
Để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, tôi trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, giải thích
nghĩa của một số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với
tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, đọc
thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cách đọc diễn cảm.
Để thu hút trẻ hơn tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan trong dạy học để gây hứng
thú cho trẻ, tôi sử dụng các bức tranh, thơ, sa bàn, con rối, vật thật, ...
Vì thế, cho dù là rèn phát âm, nội dung này cũng gắn chặt các nội dung khác
của giáo dục lời nói. Bất cứ một tiết học phát triển lời nói nào trong đó cũng có thể
đưa vào nội dung rèn ngữ âm.
Ví dụ: Giờ kể chuyện yêu cầu trẻ kể diễn cảm, mạch lạc, phát âm rõ ràng
Giờ học phát triển vốn từ yêu cầu trẻ phát âm đúng từng từ
2.3.5. Tổ chức một số trò chơi đơn giản nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Tôi kết hợp tổ chức các trò chơi ghép nối - các trò chơi này dạy cho trẻ cách
miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm.
Thông qua trò chơi khác nhau, tôi luyện phát âm cho trẻ. Để đạt được hiệu quả
của biện pháp:
- Tôi phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức chơi và chơi mẫu
cho trẻ xem.
- Trong quá trình trẻ chơi, tôi luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ. Một số trò chơi luyện
phát âm như:
+ Trò chơi luyện thở giúp trẻ biết hít thở đều, biết cách lấy hơi khi nói: thổi nơ, thổi
15
bóng...
+ Trò chơi luyện thính giác: Đoán tiếng kêu của các con vật...
+ Trò chơi truyền tin (góp phần luyện thính giác và luyện phát âm).
+ Trò chơi luyện cơ quan phát âm: Trò chơi gọi gà (bập bập), “kim đồng hồ quay”..
+ Trò chơi luyện giọng: Bắt chước tiếng kêu của các con vật (ò ó o, meo meo, ù ù)
Tôi thường sử dụng các trò chơi học tập cho trẻ chơi. Trong khi chơi, trẻ sẽ
được phát triển khả năng khái quát hoá, giúp trẻ hiểu nghĩa khái quát của từ, biết sử
dụng đúng những từ ngữ đó... đồng thời phát triển tư duy cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi Cái gì biến mất.
Tôi đặt một số loại quả trên bàn, cho trẻ quan sát kỹ các loại quả đó. Sau đó cô
giáo yêu cầu trẻ nhắm mắt và tôi sẽ cất 1(hoặc 2) quả đi. Khi trẻ mở mắt ra, trẻ phải
phát hiện được quả gì đã biến mất. Trẻ phải dùng từ ngữ để mô tả lại loại quả đó.
Các bài hát – Cho trẻ hát đi hát lại các bài hát, đó là lúc chúng tập nói.
Đọc - việc đọc giúp trẻ nhận biết từ và ngữ pháp.
Nấu ăn - tạo ra một công thức nấu ăn đơn giản và yêu cầu trẻ làm theo từng bước
trong khi nấu ăn. Trẻ sẽ phải đọc to các bước và nhận biết mối liên hệ giữa hình ảnh
với thực tế. Điều này giúp cho trẻ thấy ngôn ngữ cũng có những trật tự nhất định.
Miêu tả - Cùng trẻ chơi trò bịt mắt và miêu tả các đồ vật. Ngay cả những trẻ yếu nhất
cũng sẽ có khả năng dùng những từ như dính, nóng, lạnh hay mượt. Trò chơi này giúp
trẻ nghĩ về những việc mình đang làm và miêu tả chúng bằng lời.
2.3.6. Kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy
việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu.
Trong cuộc họp đầu năm, tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động dạy các bài, câu ca dao, đọc thơ, kể
truyện. Hàng tháng trao đổi với phụ huynh về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ.
Kết hợp với phụ huynh phát triển vốn từ ngữ nói về thế giới tự nhiên như:
+ Cho trẻ nhận biết và gọi tên đúng mùi vị một số loại rau, hoa, quả.
+ Cho trẻ gọi tên các con vật tương đối giống nhau, cho trẻ so sánh để thấy được
16
những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
+ Cung cấp cho trẻ tên gọi về ích lợi và tác hại của một số loài vật.
+ Mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, đặc điểm các mùa
Qua đó phụ huynh thấy ngôn ngữ của trẻ được phát triển như thế nào và có
biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
Mời phụ huynh đến dự tiết học kể chuyện, xin ý kiến phụ huynh làm đĩa ghi
lại giọng kể hay của các bạn trong lớp và phát cho phụ huynh để phụ huynh thấy được
kết quả học tập củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phat trien ngon ngu cho tre lop Choi thong qua cac tac pham van hoc (hoan chinh).pdf