1. Mục đích, yêu cầu.
1. 1. Kiến thức:
- Trẻ biết “So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5”, biết đếm số lượng 5, biết chơi trò chơi.
1.2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm, thêm bớt trong phạm vi 5, rèn sự quan sát, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ về dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh và yêu quý và bảo vệ các con vật.
2. Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô:
- Lôtô 5 cái áo, 5 cái quần (loại to); thẻ số từ 1 - 5
*Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 bộ đồ dùng: rổ đựng đồ, que chỉ, lôtô 5 áo và 5 quần, thẻ số từ 1 – 5.
- Sách, bút màu cho cô và trẻ.
- Mô hình “Shop quần áo Bé yêu”.
-Một số nhóm quần áo có số lượng là 5, ít hơn 5 xung quanh lớp.
23 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề 2: Bản thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm đẹp.
Các nguyên vật liệu để trẻ làm: Giấy A4, giấy màu, xáp màu, bút chì
Hướng dẫn thực hành
4. Góc khám phá khoa học.
Xếp hình bạn trai, bạn gái từ hột hạt.
- Rèn luyên tư duy trưc quan hành động cho trẻ. Trẻ có thể sử dụng những kỹ năng vốn có của mình để có thể xếp được hình bạn trai, bạn gái từ hột hạt.
- sưu tầm một số loại hột hạt (đậu, hướng dương, sỏi nhỏ...)
- Đàm thoại với trẻ giúp trẻ phát huy khả năng tư duy của mình để có thể tạo ra được một tác phẩm đẹp.
5 Góc học tập - sách.
Làm sách, tranh truyện về bản thân.
- Trẻ có thể làm hoàn chỉnh một cuốn sách, tranh chuyện sáng tạo theo khả năng của mình.
Các loại tranh ảnh có nội dung về bản thân.
- Tạo hứng thú cho trẻ để trẻ có thể thích thú vói việc sáng tạo cho mình một cuốn sách do mình làm ra.
Hướng dẫn trẻ cách xắp xếp những mẫu tranh chuyện một cách đúng, hợp lý.
6. Góc âm nhạc.
Biểu diễn văn nghệ.
Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát
Băng, đĩa, đàn, trống, phách.
Cho trẻ nghe nhạc và cùng biểu diễn
7. Góc thiên nhiên.
Nhặt lá vàng rơi, tưới cây
- Trẻ có ý thức bảo vệ moi trường.
- Trẻ biết chăm sóc cây cắt tỉa cây, biết chơi cát nước, nhặt là vàng rơi
Nước, bình tưới ,kéo, cát, thùng rác, hốt rác, chổi...
Cô hướng dẫn trẻ cắt tỉa lá vàng và tưới cây
************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Âm nhạc:
Hát, vận động: Đêm trung thu
Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
Trò chơi: Đoán tên bạn hát
1. Mục đích – yêu cầu :
1.1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng và vận động nhịp nhàng theo bài hát
-Trẻ biết hat, hiểu nội dung, cảm nhận giai điệu bài hát nghe.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
1.2. Kỹ năng :
-Trẻ biết cách hát và vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát
1.3. Thái độ :
- Trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc
- Yêu ngày hội trung thu
2. Chuẩn bị:
-Băng catset, đàn, mũ múa, dụng cụ âm nhạc, mũ chóp, đèn lồng.
3. Cách tiến hành:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Trẻ chơi trò “cuốc đất trồng cây”
- Cho trẻ xem hình ảnh mùa thu, tết trung thu trò chuyện về mùa thu, không khí, quang cảnh, bầu trời. Đặc điểm nổi bật, của ngày dành cho các bé thiếu nhi
- Bé làm gì vào ngày tết trung thu?
Tham gia trò chơi
Xem tranh
Trả lời câu hỏi của cô
HĐ2: Hát + VĐ bài hát: "Đêm trung thu"
- Tạo tình huống chị Hằng đến thăm lớp.
- Cô đóng vai chị Hằng hát kết hợp vận động bài hát “Đêm trung thu”
- Giới thiệu vận động vỗ theo nhịp.
- Cô cho trẻ thực hiện vận động theo theo bài hát bằng nhiều cách khác nhau (theo nhịp, giai điệu, tiết tấu...)
- Mời lớp, nhóm, tổ, đôi bạn, cá nhân thực hiện. Chú ý sủa sai cho trẻ
Quan sát
Trẻ hát và thực hiện vận động theo yêu cầu của cô.
- Chị Hằng tặng lớp bài hát “chiếc đèn ông sao” kết hợp diễn cảm.
+ Cô hát bài hát gì?
+ Bài hát có giai điệu như thế nào?
+ Bài hát nói về điều gì?
Hát lần 2: cô hát và múa minh họa.
Hát lần 3: Trẻ lắng nghe băng đĩa hát và múa minh họa.
- Lắng nghe cô hát
- Bài hát “Chiếc đèn ông sao”
- Vui tươi, nhí nhảnh...
- Bài hát nới về chiếc đèn ông sao và niềm vui của em bé khi được rước đèn ông sao...
Trẻ lắng nghe và quan sát.
Trẻ hát cùng cô và múa theo cô.
HĐ4: Trẻ chơi : " Đoán tên bạn hát"
Chia làm 2 đội mời 1 bé ra đứng giũa vòng tròn bịt mắt và đoán xem bạn nào hát dùng dụng cụ gõ nào, bé nào đoán đúng sẽ thưởng cho đội 1 lồng đèn
Tổng kết số lồng đèn mỗi đội
Chia làm 2 đội tham gia trò chơi.
Trẻ tham gia trò chơi một các vui vẻ, nhiệt tình và hứng thú.
Trẻ kiểm tra số đèn đội mình và đội bạn.
HĐ 5:Kết thúc
Nhận xét tuyên dương
Trẻ lắng nghe
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Gia đình, siêu thị, nấu ăn.
2. Góc xây dựng – lắp ghép : XD khu vui chơi dành cho thiếu nhi.
3. Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái; cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái
4. Góc khám phá khoa học: Xếp hình bạn trai, bạn gái từ hột hạt.
5. Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát thời tiết
1.1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ quan sát và nhận xét về thời tiết.
1.2. Chuẩn bị:
- Sân truờng thoáng mát, sạch sẽ.
1.3. Tiến hành:
-Các con thấy thời tiết ngày hôm nay như thế nào?
- Bầu trời có những gì?
- Đây là mùa gì?
2.Trò chơi vận động: Tạo dáng
3.Chơi tự do:Chơi với đồ chơi trong sân trường.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ: Hát, vận động bài hát “Đêm trung thu”
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, trả trẻ.
* Đánh giá trẻ sau một ngày hoạt động:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Tạo hình:
Vẽ tô màu chân dung bé
1. Mục đích – yêu cầu :
1.1. Kiến Thức:
- Trẻ biết vẽ chân dung bạn trai, bạn gái qua đầu tóc, quần áo, để tạo thành bức chân dung theo ý tưởng của trẻ.
1.2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng vẽ nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay khi trẻ vẽ.
1.3. Thái độ:
- Trẻ đoàn kết yêu thương nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
- Biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh gợi ý, giấy vẽ, bút màu...
- Đồ dùng của trẻ:
+ Giấy vẽ, bút màu.
+ Trang phục gọn gàng.
3.Tổ chức hoạt hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức - gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Tìm bạn”.
+ Mỗi bạn hãy tìm cho mình một người bạn thân mà các con thích nào!
+ Hôm nay lớp mình trông bạn nào cũng thật là ngoan và dễ thương. Cô có một sáng kiến là chúng mình cùng vẽ bạn trai, bạn gái trong lớp để về giới thiệu bạn mình cho bố mẹ, ông, bà, anh, chị biết về bạn của các con. Chúng mình có đồng ý không?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ tìm.
- Trẻ lắng nghe.
- Có ạ!
Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận:
* Quan sát tranh bạn trai:
+ Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát lên đây xem cô có bức tranh gì đây?
+ Các con nhìn xem bạn trai có đặc điểm gì?(Cho trẻ quan sát về đặc điểm và trang phục của bạn).
+ Tóc bạn như thế nào?
+ Bạn mặc áo gì?
+ Áo bạn màu gì?
* Quan sát tranh bạn gái :
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trốn cô” và xuất hiện tranh:
+ Cô có bức tranh vẽ gì?
+ Vì sao con biết bức tranh vẽ bạn gái?
+ Tóc bạn như thế nào?
+ Bạn mặc gì?
+ Váy bạn màu gì?
+ Để vẽ được bạn trai, bạn gái các con cần có những gì?
+ Vậy muốn vẽ được bạn trai, bạn gái các con vẽ như thế nào?
* Cô vẽ mẫu:
+ Muốn vẽ được bạn trai trước tiên các con phải vẽ đầu bạn là hình tròn, sau đó cô vẽ cổ là 2 nét cong, tiếp theo cô vẽ đến mình là 2 nét cong, tay chân các con vẽ thêm các chi tiết cho bạn nhé (mắt, mũi, tóc, tai...)
+ Bạn gái các con cũng vẽ như vậy, nhưng tóc của bạn gái các con vẽ như thế nào?
- Cô hỏi về ý định vẽ của trẻ.
+ Sau khi vẽ xong, để bức tranh thêm đẹp các con phải làm gì?
-> Giáo dục trẻ vẽ tranh giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra và biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn.
* Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con muốn vẽ bạn trai, bạn gái của mình không?
+ Muốn vẽ được các con cần có những gì?
+ Khi vẽ các con ngồi như thế nào?
+ Các con cầm bút bằng tay nào? Cầm như thế nào?
- Cô cho trẻ ngồi thực hiện theo nhóm.
- Cô quan sát, hướng dẫn và động viên trẻ cách ngồi, cách cầm bút vẽ theo mẫu.
- Trẻ quan sát và trả lời
- Tóc bạn ngắn.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Vẽ bạn gái.
- Trẻ trả lời.
- Tóc bạn dài.
- Bạn mặc váy.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trẻ lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Có ạ!
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
Hoạt động 3: Kết thúc
* Nhận xét, trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ quan sát tranh của các bạn và nhận xét:
+ Các con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao?
+ Bạn đã vẽ bạn trai hay bạn gái?
+ Bạn vẽ như thế nào?
+ Bạn tô màu ra sao?
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét nêu lên ý kiến nhận xét của mình về bài của bạn.
- Cô củng cố lại bài trẻ nhận xét và nhận xét thêm bài đẹp và bài chưa đẹp động viên trẻ.
* Kết thúc:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động tiếp theo.
- Trẻ trưng bày.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Gia đình, siêu thị, nấu ăn.
2. Góc xây dựng – lắp ghép : XD khu vui chơi thiếu nhi.
3. Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái; cắt dán bạn trai, bạn gái.
4. Góc học tập – sách: Làm sách, tranh truyện về bản thân.
5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá vàng rơi, tưới cây...
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Lắng nghe các âm thanh trong sân trường.
1.1. Mục đích- yêu cầu:
-Trẻ quan sát và rèn luyện kỹ năng lăng nghe cho trẻ.
1.2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ rộng rãi thoáng mát
1.3. Tiến hành:
-Các con thấy thời tiết ngày hôm nay như thế nào?
- Các con có nghe thấy những âm thanh gì nào?
- Gió thổ nghe như thế nào nhỉ (mô tả lại tiếng gió thổi)?
- Ngoài tiếng gió ra con còn nghe thấy tiếng gì nữa?
2.Trò chơi vận động: Gió thổi
3.Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân trường
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen bài mới: Trò chuyện về bản thân bé.
- Chơi ở các góc.
- Vệ sinh, trả trẻ.
* Đánh giá trẻ sau một ngày hoạt động:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 4 ngày 26 tháng 09 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Toán:
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
Mục đích, yêu cầu.
1. 1. Kiến thức:
- Trẻ biết “So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5”, biết đếm số lượng 5, biết chơi trò chơi.
1.2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm, thêm bớt trong phạm vi 5, rèn sự quan sát, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ về dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh và yêu quý và bảo vệ các con vật.
Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô:
Lôtô 5 cái áo, 5 cái quần (loại to); thẻ số từ 1 - 5
*Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 bộ đồ dùng: rổ đựng đồ, que chỉ, lôtô 5 áo và 5 quần, thẻ số từ 1 – 5.
- Sách, bút màu cho cô và trẻ.
- Mô hình “Shop quần áo Bé yêu”.
-Một số nhóm quần áo có số lượng là 5, ít hơn 5 xung quanh lớp.
Tổ chức hoạt hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài “ Chúc mừng sinh nhật” trò chuyện với trẻ về bài hát, trò chuyện về ngày sinh của bé.
- Hôm nay cô sẽ tổ chức sinh nhật cho tất cả các bạn lớp “Gấu Bông” các con có thích không nào!
- Chúng ta sẽ cùng nhau đi shoping xắm những bộ quần áo thật sinh đẹp để đi dự sinh nhậtnhé!
-Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Có ạ!
- Vâng ạ!
Hoạt động 2: Ôn đếm đến 5.
-Các con ơi!Bây giờ cô cùng các con đi thăm quan shop quần áo “Bé yêu” nhé! Các con có thích không?
-Ai có nhận xét gì về shop quần áo “Bé yêu”?
-Có những loại quần áo gì?
-Bây giờ ai giỏi tìm cho cô nhóm quần áo có số lượng là 5.
(Mỗi lần trẻ tìm cho cả lớp đến kiểm tra lại - đặt số tương ứng)
-Rất giỏi!Cô khen các con nào.
-Bây giờ bạn nào tìm giúp cô nhóm quần áo có số lượng ít hơn 5 nào!
- Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết số lượng quàn áo ở 2 nhóm như thế nào?
- Vâng ạ!
- Trẻ quan sát, nhận xét.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Kiểm tra và lấy thẻ số tương ứng.
- Vỗ tay.
- Trẻ tìm và gắn thẻ số tương ứng.
- Không bằng nhau.
Họat động 3: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5.
- Bây giờ các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi xem cô giáo đã chuẩn bị cho các con những gì nhé!
-Cô đã chuẩn bị cho chúng mình những gì đấy.
-Đúng rồi!để có 1 cơ thể khỏe mạnh thì quần áo cũng không thể thiếu được.
-Cô Thúy đã may xong 5 cái áo các con cùng cô phơi 5 cái áo thật thẳng với 4 cái quần nào và tìm số tương ứng để gắn!
-Ai có nhận xét gì về 2 nhóm quần và áo náo?
-Nhóm nào nhiều hơn?
-Nhiều hơn là mấy?
-Vì sao con biết?
-Nhóm nào ít hơn?
-ít hơn là mấy?
-Vì sao?
-Thế bây giờ muốn cho 2 nhóm bằng nhau thì làm thế nào?
- Nào !chúng mình cùng thêm một cái quần!
- Để kiểm tra lại xem có đúng không chúng mình cùng đếm kiểm tra lại cả 2 nhóm nhé!
-Đếm nhóm quần nào !
-Đếm nhóm áo nào!
- Để tương ứng với các nhóm có số lượng là 5 chúng mình chọn số mấy nhỉ?
-Nào chúng mình cùng đặt số 5 tương ứng
-Ôi 1 chiếc áo khô rồi chúng mình hãy cất đi 1 cái áo nào!
- 5 cái áo cất đi 1 cái áo còn mấy cái áo?
-Bây giờ 2 nhóm lại như thế nào với nhau?
-Muốn cho 2 nhóm bằng nhau thì làm như thế nào?
-Nếu không thêm 1 cái áo thì còn cách nào không?
-Nào chúng mình cùng bớt 1 cái quần nào và xếp số tương ứng!
-Bây giờ 2 nhóm băng nhau chưa? - Thế cô lại muốn có 5 cái quần thì làm thế hào?
-Đủ 5 cái quần chưa?
-Chúng mình lại cất 1 cái áo nào!
- 5 cái áo bớt đi 1 cái áo còn máy cái áo?
- Dùng thủ thật cất dần số áo.
-Bây giờ chỉ còn lại gì thôi?
-Máy cái quần nhỉ?
-Lại có 1 chiếc quần khô rồi chúng mình cùng cất đi 1 cái nào!
- 5 bớt 1 còn mấy?
-Bây giờ phải tìm số mấy để tương ứng?
-Bớt 1 cái quần nữa nào!
- 4 bớt 1 còn mấy?
-Tìm số mấy tương ứng?
- Dùng thủ thật cất dần số quần và xếp số tương ứng.
-Rất giỏi! thưởng cho các con một tràng pháo tay nào!
-Các con ạ! Shop quần áo “Bé yêu” vừa quảng cáo có rất nhiều loại quần áo mới đấy.Bây giờ bạn nào giỏi tìm xung quanh lớp mình có loại quần áo nào có số lượng chưa đú 5 thì thêm vào cho đủ 5 nhé!
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ khám phá rổ đồ dùng.
- Trẻ thực hiện
- Không bằng nhau
- Áo nhiều hơn.
- Áo nhiều hơn 1.
- Có 1 cái quần chưa có áo.
- Quần ít hơn.
- Ít hơn 1.
- Có 1 cái quần chưa có áo.
- Xếp thêm 1 cái quần.
- Trẻ kiểm tra lại.
- trẻ đếm 5 cái quần.
- Trẻ đếm 5 cái áo.
- Láy thẻ số 5
- Cất đi chiếc áo.
- còn 4 cái
- Không bằng nhau.
- Thêm 1 chiếc áo.
- Cất đi 1 chiếc quần.
- Cất 1 chiếc quần và xếp thẻ số 4.
- Bằng nhau rồi.
- Thêm 1 cái quần.
- Rồi ạ.
- Cất 1 cái áo và lấy thẻ số tương ứng.
- Cất dần số áo có trên bàn.
- Quần.
- 5 cái quần.
- Cất đi 1 cá quần.
- Còn 4 cái quần.
- Số 4.
- Bớt 1 cái quần.
- Còn 3 cái quần.
- Số 3.
- Trẻ cất dần số quần có trên bàn.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
Hoạt động 4: Củng cố
- Bây giờ chúng mình sẽ thi “bé khéo tay” nhé
-Các con chú ý lên bảng xem cô có bức tranh gì đây?
- Các con nói xem tranh vẽ các bạn trai hay gái, có bao nhiêu bạn?
- Các con hãy vẽ các chấm tròn vào ô trống để tương ứng với số lượng bạn gái, áo, váy dép.
-Vẽ thêm hoặc gạch bớt đi để mỗi bạn có đủ đồ dùng
- Vâng ạ!
- Tranh vẽ bạn trai, bạn gái.
- Trẻ đếm và trả lời.
- Trẻ thực hiện.
Hoạt động 5: Kết thúc.
-Vừa rồi các con học rất giỏi cô giáo quyết định thưởng cho các con 1 số trò chơi ,các concó thích không?
-Trò chơi thứ nhất có tên gọi”đoán nhanh nói đúng’
-Cách chơi như sau:
Trên màn hình cô có một số bức tranh về các loại quả, cô sẽ mòi các bạn nên mở từng bức tranh,mở tranh nào các con phải nói nhanh tên và số lượng của từng bức tranh , các con rõ cach chơi chưa?
-Trò chơi thứ 2 có tên gọi”Về đúng siêu thị’
-Cô có 2 siêu thị quần áo có số lượng khác nhau . nhiệm vụ của các con là: khi nghe hiệu lệnh ‘ về siêu thị” các con phải nhanh chóng tìm về đúng siêu thị sao cho số lượng quàn hoặc áo trên tay các con
-thêm vào vơi số quần hoặc áo ở siêu thị có số lượng là 5 các con rõ cách chơi chưa/
( Chơi 2 lần)
-Củng cố bài- thưởng cờ
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Góc phân vai: Gia đình, siêu thị, nấu ăn.
2. Góc xây dựng – lắp ghép : XD khu vui chơi thiếu nhi.
3. Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái; cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái.
4. Góc khoa học – toán: Xếp hình bạn trai, bạn gái từ hột hạt.
5. Góc thiên nhiên: Nhawtyj lá vàng rơi, chăm sóc cây.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Dạo chơi sân trường.
1.1. Mục đích- yêu cầu:
-Trẻ quan sát, nhận xét về khung cảnh, cách bày trí trong sân trường nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát (rèn luyện tàm nhìn cho trẻ)
1.2. Chuẩn bị:
- Khung cảnh sân trường.
1.3. Tiến hành:
- Các con thấy sân trường mình như thế nào?
- Con quan sát thấy trong sân trường có những gì?
- Để rèn luyện đôi mắt khỏe mạnh thì con cần phải làm gi mỗi ngày?
(tập thói quen nìn xa, nhìn quan sát mọi vật xung quanh)
2.Trò chơi vận động: bịt mắt bắt dê.
3.Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân trường.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn bài cũ: chữ cái O, Ô, Ơ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Nhận xét, nêu gương cuối ngày
*) Đánh giá một ngày hoạt động của trẻ:
.**********************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 5 ngày 27 tháng 09 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể dục:
Chạy 18m trong khoảng 10 s
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Kến thức.
- Dạy trẻ biết dùng sức của đôi chân để chạy nhanh 18m trong khoảng 10 giây.
1.2. Kỹ năng:
- Phát triển cơ bắp, tính tự tin.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính kĩ luật, biết tuân theo hiệu lệnh của cô
2. Chuẩn bị.
- Vạch chuẩn, lá cờ (đích đến). Còi.
- Vòng thể dục cột theo hàng ngang cách nhau 50 cm.
- Rổ đựng nhiều trái cây bằng nhựa ( 35 quả)
- 6 sợi dây dài khoảng 0,5m có buộc sẵn 1 đầu cho trẻ xỏ chân.
- Vẽ 3 cặp đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m
- 3 vật cản cao khoảng 20cm (3 cái hộp nhỏ).
- Băng nhạc, máy casset.
- Sân rộng thoáng mát.
3.Cách tiến hành
Nội dung hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 2: Trọng động
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 3: Đánh xoay tròn 2 cánh tay (cuộn len) (3x8)
- Động tác lưng bụng 1 : Đứng cúi gập người về trước (2x8)
- Động tác chân 4: Nâng cao, chân gập gối (2x8)
- Động tác bật nhảy 5: Bật về các phía (tay chống hông) (3x8)
- Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản:“Chạy nhanh 18m trong 10s”:
- Các con xem cô có gì nè?
- Đố các con cô dùng vạch chuẩn, lá cờ để làm gì?
- Muốn biết chúng dùng để làm gì các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé!
- Cô làm mẫu lần 1.
- Đố các con cô vừa làm gì?
- Cô giới thiệu bài “Chạy nhanh 18m trong 10s”
- Lần 2 phân tích:
TTCB: Đứng tự nhiên.
1/ Bước chân phải ra sau, tay trái đặt trước eo, tay phải đưa ra sau.
2/ Khuỵu gối về trước.
3/ Chạy nhanh đến lá cờ, khi chạy đánh tay nhịp nhàng.
- Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô cho trẻ chạy theo yêu cầu của cô và thẳng hướng, khi chạy không cúi đầu (cô có thể theo dõi thời gian qua đồng hồ hoặc đếm nhẩm với tốc độ bình thường. Khi trẻ chạy tới đích, cho trẻ tự chon một loại quả rồi đi hoặc chạy nhẹ nhàng về chỗ ngồi. Động viên những trẻ chậm cố gắn chạy nhanh hơn.
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
- Nảy giờ các con thực hiện vận động gì? Vì sao chùng ta phải luyện tập thể dục thể thao?
- À, các con ơi! Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần phải luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe nữa
*Trò chơi vận động:” Thi đi nhanh”:
Cách chơi:
- Chia trẻ 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc ở 1 đầu 3 đường thẳng, đầu kia đặt hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 3 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 3 trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
- Lưu ý: Chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
- Cháu chơi 1 vài lần.
Luật chơi:
- Đi không được chạm vạch.
- Trẻ tập theo cô.
- Vạch chuẩn, cờ (đích đến)
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Chạy
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- 2 – 3 bạn.
- Chạy nhanh 18m trong 10s
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô nêu cách chơi.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng trên nền nhạc “con công”
- Trẻ trẻ vận động nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Gia đình, siêu thị, nấu ăn.
2. Góc xây dựng – lắp ghép : XD khu vui chơi dành cho thiếu nhi.
3. Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái; cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái
4. Góc học tập – sách: Làm tranh truyện về bản thân.
5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá vàng rơi, chăm sóc cây.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Quan sát bạn trai, bạn gái
1.1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ quan sát, so sánh điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.
1.2. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về bạn trai, bạn gái, trang phục của bạn trai và bạn gái.
1.3. Tiến hành:
-Cô có bức tranh gì?
-Giữa bạn trai và bạn gái có điểm gì giống và khác nhau?
2.Trò chơi vận động: Kết bạn
3.Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân trường.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Thực hiện bài tập rửa tay theo các bước.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Nhận xét, nêu gương cuối ngày
* Đánh giá trẻ sau một ngày hoạt động:
.
**********************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Làm quen chữ cái:
Trò chơi chữ cái O, Ô, Ơ
Mục đích – yêu cầu
1.1)Kiến thức:
- Ghi nhớ, nhận biết, phân biệt và phát âm đúng các chữ cái “o, ô, ơ” thông qua các trò chơi chữ cái. Biết chơi trò chơi.
1.2)Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát âm cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo khi chơi trò chơi.
1.3) Thái độ:
- Trẻ chăm chú nghe giảng, tham gia tích cực vào tiết học.
2. Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái “o, ô, ơ” to và nhỏ, vòng quay, rổ đựng .
* Tích hợp: Âm nhạc, văn học, toán, MTXQ.
3. Cách tiến hành:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hđ1:ổn định tổ chức gây hứng thú
Chào mừng các bé đến với chương trình “Sân chơi chữ cái” ngày hôm nay. Tới tham dự chương trình hôm nay cô xin giới thiệu có các cô giáo và các bạn đến từ lớp Mẫu giáo Bông 3, chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để chào mừng.
Chương trình của chúng ta sẽ có 4 phần tương ứng với 4 trò chơi:
+ Trò chơi 1: Tay ai nhanh
+ Trò chơi 2: Chân ai tài
+ Trò chơi 3: Mắt ai tinh
+ Trò chơi 4: Đội ai giỏi
Sau đây chương trình xin phép được bắt đầu.
- Trẻ hào hứng
- Trẻ nghe
HĐ2: Phát triển bài
a. Ôn nhận biết chữ cái “o, ô, ơ”- (Trò chơi 1: Tay ai nhanh)
- Cô cho trẻ khám phá món quà chương trình dành tặng lớp “Rổ chữ cái o, ô, ơ” .
- Cô giới thiệu và cho trẻ phát âm chữ cái o, ô, ơ theo nhiều hình thức khác nhau và mời 2, 3 trẻ so sánh cấu tạo chữ cái o, ô, ơ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tay ai nhanh”
+ Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:
. Cách chơi: Cô sẽ gọi tên chữ cái ra, trẻ sẽ phải chọn thật nhanh chữ cái giống với chữ cái cô gọi tên và phát âm chữ cái đó.
. Luật chơi: Trẻ chọn và phát âm đúng sẽ được khen ngợi. Trẻ sai sẽ được sửa sai và khuyến khích.
+ Cô cho trẻ chơi, bao quát, động viên, khen ngợi trẻ.
b. Trò chơi củng cố.
Để nối tiếp chương trình cô mời các bạn bước vào trò chơi thứ 2 mang tên “Chân ai tài” do chương trình mang lại.
* Trò chơi 2: “Chân ai tài”
- Cô nói cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái ‘‘o, ô, ơ’’ và cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh sắc xô thì trẻ tìm về thật nhanh hình ảnh bàn tay có chứa chữ cái giống với chữ cái trên tay trẻ.
+ Luật chơi: Trẻ tìm đúng được khen ngợi, trẻ tìm sai sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng về đúng với hình ảnh cần tìm. (Trẻ ở hình ảnh đúng sẽ nói: “Hãy về với tớ” để gọi bạn về)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát và động viên trẻ.
* Trò chơi 3: “Mắt ai tinh”
Trò chơi thứ 3 của chương trình dành cho chúng mình có tên “Mắt ai tinh” và để chơi được trò chơi này cô mời các bạn chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Mỗi trẻ sẽ lên quay vòng quay, khi vòng quay dừng lại, mũi kim chỉ vào chữ cái nào thì trẻ đọc to chữ cái đó.
+ Luật chơi: Trẻ nào lên quay mà không đọc được chữ cái đó sẽ phải hát 1 bài.
- Cô cho trẻ chơi, chú ý bao quát trẻ chơi, sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ.
* Trò chơi 4: “Đội ai giỏi”
- Chúng ta vừa xuất sắc trải qua 3 trò chơi cực kỳ bổ ích rồi phải không nào, và cô Anh xin mời các bạn bước vào trò chơi cuối cùng của chương trình có tên “Đội ai giỏi”
+ Cách chơi: 3 đội thi đua chạy nhanh lên chọn chữ cái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2018 2019 Tuan 1 Toi la ai_12499247.doc